Chứng đau nhức sau khi bị chấn thương sọ não

PostMon Sep 26, 2011 12:32 am

VOA - Health

<!--IMAGE-LEFT-->
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Ông Phạm Lượm ở Daknong có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp thắc mắc.
Trả lời ông Phạm Lượm 60 tuổi ở Daknong

Ông bị chấn thương đầu năm 2001và đã từng khám ở BV Chợ Rẫy cách đây 2-3 năm, làm CT scan 2 lần ở tỉnh không thấy gì. Ông có những triệu chứng không rõ rệt lắm như ngồi dậy choáng, đau nhức mình mẩy tay chân, đau ngực, đau chân. Tôi đoán là có lẽ bác sĩ các nơi không tìm ra dấu hiệu cụ thể sau nhiều lần khám, nên 10 năm sau ông vẫn có những triệu chứng phiền toái nhưng không trầm trọng hoặc làm tàn phế.

Do đó tôi xin có những nhận xét sau:

- Có thể những triệu chứng này liện hệ đến chấn thương đầu ngày xưa, mà cũng có thể không. Ngồi dậy choáng có thể do áp huyết thấp, do cơ thể ít vận động nên tính cường cơ kém, do thiếu máu, hoặc do rối loạn bộ phận tiền đình (vestibule, phụ trách về thăng bằng) trong tai trong (inner ear), do thiếu máu (anemia), vv

- Các triệu chứng đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là ở người 60 tuổi hoặc gìa hơn.

- Có thể do những rể thần kinh lúc thoát ra từ cột sống bị dè, chèn ép do xương cột sống bị thoái hoá, hoặc do tổn thương cột sống xảy ra liên hệ với tai nạn mười năm trước (ví dụ tổn thương xương sống cỗ có thể làm đau hai vai và hai cánh tay, tổn thương vùng eo lưng có thể làm dau hai chân).

- Ngoài ra, nếu uống rượu, ăn uống không đầy đủ cũng có thể làm thiếu vitamin gây viêm dây thần kinh (neuropathy) và đau tay chân (vitamin B1[thiamin], B12, Vitamin A, vitamin E).

- Bịnh tiểu đường (diabetes) cũng là một nguyên nhân quan trọng gây viêm thần kinh.

- Chúng ta không có chi tiết gì về chấn thương đầu của ông, hoàn cảnh có kinh hoàng hay không, bịnh tình nặng hay nhẹ, có thương tích não bộ hay không. Dù sao, cũng đã 10 năm qua, các vết thương thể chất nếu có nay chắc cũng đã lành hẳn cho nên CT của ông không phát hiện gì đáng kể. Nếu có những yếu tố kinh hoàng trong tai nạn, có thể nghĩ tới một rối loạn liên hệ đến triệu chứng của ông là hội chứng stress hậu chấn thương (post traumatic stress syndrome).Những người mắc chứng này từng trải qua một biến cố làm chấn động tâm trí mình, dấu hiệu là thái độ tránh né những tình huống làm gợi lại biến cố đó, có những cơn ác mộng thường xuyên hoạc lúc tỉnh có những flash back, sống lại những giây phút kinh hoàng đó như là xảy ra thật.Những người này cũng có những triệu chứng như khó ngủ, mất ngủ, ghiền rượu, ghiền thuốc, đau nhức mình mẩy không rõ rệt. Nếu ông bị những chứng tâm lý đi theo như vậy, chúng ta có thể phải để ý đến rối loạn stress hậu chấn thương.

Tóm lại, tốt hơn hết ông nên trước tiên đến bác sĩ gia đình trình bày đầu đủ các triệu chứng và ưu tư của mình. Nếu trong quá khứ, bs của ông cho rằng ông không có bịnh gì hết, cho là ông chỉ tưởng tượng trong đầu mình thôi, thì nên đến một bác sĩ khác kiên nhẫn và sốt sắng hơn. Bác sĩ cần khám kỹ lưỡng để loại bỏ khả năng những nguyên nhân nêu trên như tiểu đường, thiếu máu, thiếu vitamin, dinh dưỡng không đầu đủ, viêm dây thần kinh, và nhất là cần khám hệ tuần hoàn (các mạch máu, áp huyết) và hệ thần kinh của ông xem có triệu chứng gì đáng kể không và theo đó điều trị thích đáng.

Nếu triệu chứng không nặng lắm và nói chung chỉ là cảm giác mõi mệt, không khỏe trong người, có thể ông thử những biện pháp về vệ sinh tổng quát như:

1. ngủ cho có giờ giấc, đúng giờ, nơi yên tĩnh
2. ăn uống điều độ, đầy đủ, đồ ăn tươi, ăn rau cải,trái cây nếu cần uống thuốc multivitamin (môt ngày 1 viên)
3. tránh uống cafê, cai rượu nếu nghiện rượu
4. vận động cơ thể, đi bộ, làm vườn, tập thể thao,tập thư giản (relaxation), thiền, tai chi,yoga.
5. sinh hoạt với những người cùng sở thích, hiểu mình, đồng bịnh với mình.
6. gia đình cần lưu tâm đến nổi khổ của người bịnh, nên có thái độ khuyến khích người bịnh gia nhập vào sinh hoạt chung. Nên để người già làm những công việc thường ngày theo sở thích như là một cơ hội để vận động cơ thể, cảm thấy mình có ích cho gia đình hay tập thể, chứ không phải người tàn phế. Người bịnh có thể tình nguyện làm việc xã hội như giữ gìn sạch sẽ các nơi công cọng, phụ giúp cho nhà thờ, thà thương, cô nhi viện để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
7. các thuốc giảm đau thường dùng gồm có acetaminophen (paracetamol, tên thương mãi Tylenol ở Mỹ), các thuốc giảm viêm mà không phải corticoid như ibuprofen (Advil, Motrin), Naprosyl (uống lúc bụng no, cẩn thận nếu loét bao tử, có thể gây chảy máu bao tử và ruột). Nên để ý, nếu lạm dụng thuốc giảm đau nhiều quá, nếu dùng hàng ngày, nhất là dùng thuốc để “chặn cơn đau”lúc chưa đau gì lắm, lúc ngừng thuốc cơn đau lại trổi đậy nhiều hơn (analgesic rebound pain), lại càng phải uống thuốc nhiều hơn.
8. nếu có những triệu chứng tâm ly như loại rối loạn stress hậu chứng thương, mất ngủ, ác mộng, sống cô lập, lo âu sợ hãi thái quá, cần nhờ bác sĩ chuyên về tâm lý hoặc bs tâm thần giúp đỡ.

Chúc bịnh nhân may mắn.

Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.

Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.
NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Y Tế

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 477 guests

cron