Chứng nhức đầu, chóng mặt dai dẳng

PostTue Jul 26, 2011 9:37 pm

VOA - Health

Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Cô Nguyễn thị Giang ở Saigon có trình bầy về trường hợp bệnh của mẹ cô và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:
Bịnh nhân nữ 48 tuổi bị nhức đầu, chóng mặt, yếu người từ nhiều năm, uống thuốc khỏi, sáu tháng sau bị lại.

Thính giả con bịnh nhân nêu trường hợp của người mẹ, chỉ với vài chi tiết, nên tôi không thể bàn riêng cho trường hợp này mà chỉ là một số thông tin có thể có ích cho người bị chứng nhức đầu mãn tính (chronic headache).

Đa số nhức đầu mãn tính là do migraine,do căng thẳng (tension headache) hoặc do trầm cảm (depression).Những nguyên do khác xảy ra ít hơn, nhưng nếu có thì nghiêm trọng hơn như chấn thương đầu, u bướu trong đầu, tổn thương ở xương cỗ, hoặc trường hợp bịnh liên hệ như vi êm xoang hàm, áp huyết cao. Nếu chẩn đoán hình ảnh như CT scan, MRI không thấy u bướu, chảy máu trong xương sọ, hoặc không thấy xương cỗ có gì bất bình thường, thì chúng ta bớt phải lo về những vấn đề trên. Thính giả nhắc đến kết quả chụp hình, hình như nói thấy “đ àn hồi thành mạch máu não giãn”, (tôi nghe không rõ).Về điểm này cần hỏi lại bác sĩ của bịnh nhân cho rõ bs định bịnh ch ính xác bịnh nhân mắc bịnh gì, vì đây là những dấu hiệu không rõ rệt, không phải là định bịnh chính xác c ủa bs quang tuyến nên không thể bàn ở đây.

Tuy nhiên trong đa số trường hợp làm CT thường hoặc MRI khó thấy rõ mạch máu như thế nào, trừ trường hợp chụp hình mạch máu (angiogram): bịnh nhân được chích một chất cản quang (contrast material) vào mạch máu,(contrast material thường có iod cho nên một số người có thể bị phản ứng, cần cho bs biết nếu mình dị ứng với iod) (như CT angiogram), hoặc dùng một chất như gadolinium (không có iod) cho MRI angiogram. Nếu chỉ chụp hình đầu mà không dùng cản quang, thì chắc không phải là chụp hình mạch máu (angiography). Mục đich làm chẩn đoán hình ảnh mạch máu bộ óc bằng CT scan hoặc MRI thường là tìm những dị dạng về mạch máu (arterio-venous malformations), mạch máu nhỏ bị nỡ phình ra (tangled dilated blood vessels) dễ vỡ, hoặc máu chạy tắt từ nơi động mạch qua thẳng tĩnh mạch mà không qua những mạch máu nhỏ li ti cần thiết cho sự dinh dưỡng tế bào óc vùng đó (arterio-venous shunt). Một số trường hợp nhức đầu do vách động mạch bị yếu và giãn, phình ra, (aneurysm) gây nhức đầu cấp tính. Những dị dạng mạch máu này có thể trị bằng phẩu thuật (microneurosurgery), hoặc bằng cách bơm keo (glue) vào trong m ạch máu dị dạng cho bít lại, hoặc dùng quang tuyến chiếu vào đó cho mạch m áu bất bình th ường teo lại (radiosurgery) trong một số trường hợp. Nếu chụp hình mạch máu óc (arteriogram) mà thấy những AV malformation này, cần được giới thiệu đến bs chuyên về giải phẩu thần kinh (neurosurgeon) hoặc bs quang tuyến chuyên về can thiệp (interventional radiology).

Nếu uống thuốc mà thấy bớt, và bịnh đã kéo dài nhiều năm, trường hợp này có lẽ ở trong mấy diện thông thường nhất:

1) Tension headache thường gặp nhất, đàn bà nhiều 3 lần hơn đàn ông: (“nhức đầu do căng thẳng”, một phần do co thắt các bắp thịt, một phần do cách não bộ đối phó với stress):

Bịnh nhân nhức đầu suốt ngày, như đầu bị bóp lại, kẹp lại (vise-like), bịnh nhân mệt mõi một cách mơ hồ, khó tập trung (poor concentration), những lúc bị stress, mệt, chói mắt hoặc ồn ào lại càng nhức đầu hơn. Điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen, ibuprofen; áp dụng các biện pháp thư giãn như thể dục, yoga, ngồi thiền, tắm nước nóng, châm cứu. Một số bịnh nhân giảm đau đầu nhờ chích Botox vào các chỗ đau.

2) Nhức đầu do trầm cảm (depression): nhức đầu nhiều nhất lúc sáng mới ngủ dậy, kèm theo những triệu chứng trầm cảm như chán đời, không thích làm việc, thấy mình không làm gì ra trò, không đáng gì. Có thể cần bs tâm lý (psychologist) hoặc thần kinh (psychiatrist) giúp đỡ.

3) Migraine: thường cơn đau một bên đầu,nhưng có thể cả hai bên, đau bưng bưng (throbbing pain), nhưng có thể âm ỉ, có thể kèm theo buồn nôn, không ăn ngon, mắt mờ, sợ ánh sáng hoặc tiếng động. Migraine nhẹ chữa bằng những thuốc thông thường như acetaminophen, NSAIDS như Motrin, Aleve. Bn nằm nghỉ ngơi ở trong phòng yên tĩnh, tối.
Nặng hơn, bs có thể dùng những thuốc làm co mạch máu như ergotamine (Cafergot, trong đó có thêm caffeine) hoặc thuốc tryptan ( như Sumatriptan, Imitrex) mới hơn, làm giảm viêm và co lại các động mạch dưới sọ (cranial arteries). Nếu bị đau migraine trên 3 lần mỗi tháng, bs có thể cho thuốc uống hàng ngày để chặn các cơn đau đầu (ví dụ aspirine, propanolol (thuốc hạ áp huyết), cyproheptadine –là một thuốc chống dị ứng, thường dùng cho trẻ em ăn ngon miệng hơn).

Chúc bịnh nhân may mắn.

Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.

Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.
NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Y Tế

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 833 guests

cron