Phi châu gặp đói kém trong năm 2015

PostTue Dec 29, 2015 3:27 pm

VOA - Economy

Một người mẹ đội con nhỏ đi kiểm tra suy dinh dưỡng tại một chương trình nhân đạo của Liên Hiệp Quốc ngày 3/3/2015.

Năm 2015 là năm đói kém của phần lớn các nước ở châu Phi. Tại vùng Đông Phi và Nam Phi, El Nino và sự dao động khí hậu đã tạo ra những vụ khủng hoảng lương thực nghiêm trọng. Những cuộc xung đột ở Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi, cùng với tình trạng nghèo túng và dân số tăng mạnh tại các nước vùng Sahel, cũng có những ảnh hưởng tương tự.Thông tín viên Anital Powell của đài VOA tại Johannesburg tường thuật.


Nạn đói đã hòanh hành một cách dữ dội ở Phi châu trong năm nay, trong lúc biến đổi khí hậu, xung đột và tình trạng nghèo túng gây khốn đốn cho nhiều nước và làm cho hàng chục triệu người lâm cảnh cùng cực.


Các nước có những bối cảnh chính trị, xã hội khác nhau khá nhiều như Nam Sudan, Malawi và Cộng hòa Trung Phi đã lên tiếng báo động trong vài tháng qua.


Chương trình Thực phẩm Thế giới cho biết các nước phía nam sa mạc Sahara là nơi bị nạn đói đe dọa dữ dội nhất thế giới, cứ 4 người thì có một người bị suy dinh dưỡng. Tính chung cả Phi châu, có 23 triệu học sinh bị đói.


Ông David Orr, một viên chức của Chương trình Thực phẩm Thế giới, cho biết năm 2015 là một năm đặc biệt khó khăn cho các nước trong vùng Nam Phi châu và thủ phạm chính là thời tiết.


"Tôi nghĩ rằng những gì làm cho tình hình năm nay khác đi là sự gộp chung của hạn hán và hiện tượng thời tiết El Nino xảy ra ngay sau đó, cho nên dân chúng trên thực tế đã bị tác động bởi tình trạng ít mưa trong hai năm liên tiếp, và điều này đặc biệt khó khăn tại một khu vực mà 70% dân số là những người làm nghề nông chỉ để kiếm sống qua ngày".


Tuy nhiên, các chính phủ ở Phi châu nói rằng họ cũng có một vai trò quan trọng để nắm giữ và vụ khủng hoảng đói kém cũng là sự thất bại của họ. Bộ trưởng tài chánh Malawi, ông Goodall Gondwe, mới đây nói rằng tình trạng đói kém ở nước ông là “một vụ bê bối”.


"Chúng ta phải tăng gấp đôi những nỗ lực của mình để bảo đảm là nơi nào chúng ta có thể làm thật tốt thì chúng ta phải làm thật tốt".


Tại Ethiopia, chính phủ đã quyết định dành riêng một ngân khoản kỷ lục là 192 triệu đôla để ứng phó với tình trạng thiếu hụt lương thực, trong lúc có tin cho biết 10 triệu người đang đối mặt với nạn đói vì hạn hán.


Ông Getachew Reda, người phát ngôn của chính phủ Ethiopia, cho biết như sau.


"Chính phủ rất chú tâm tới vấn đề này và chúng tôi có một ủy ban quản lý thảm họa quốc gia nhóm họp vào mỗi ngày thứ Hai để đánh giá tình hình hàng tuần".


Tại các nơi khác ở Phi châu, như Nam Sudan, vấn đề còn phức tạp hơn nữa. Tại quốc gia trẻ nhất thế giới này, cuộc nội chiến đẫm máu kéo dài hai năm là một trong các nguyên do chính làm cho hàng trăm ngàn người gặp nguy cơ chết đói.


Các nhân viên cứu trợ cho biết những cơ quan và tổ chức cứu trợ đang cố gắng hết sức để giúp đỡ các nước Phi châu.


Ông David Orr của Chương trình Thực phẩm Thế giới cho biết như sau.


"Tổ chức chúng tôi và những cơ quan nhân đạo khác có mặt ở đó để hỗ trợ cho các chính phủ. Và công việc mà chúng tôi làm mỗi lúc một nhiều. Chúng tôi không chỉ cung cấp sự trợ giúp trong lúc mất mùa và những chương trình trợ giúp khác, mà chúng tôi còn thật sự cung cấp sự hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng năng lực cho các cơ quan chính phủ để thật sự nâng cao khả năng của chính phủ để họ có thể tự mình giáo dục vấn đề".


Các nhân viên cứu trợ nói rốt cuộc thì các giải pháp không thể đến từ nước ngoài, và các chính phủ Phi châu phải nắm giữ vai trò lãnh đạo để ứng phó với những vụ khủng hoảng lương thực trong năm 2016.


NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Kinh Tế

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 837 guests

cron