VOA - Economy
Trong tuần này, các giới chức Trung Quốc đã nối đuôi nhau lên tiếng trấn an Châu Âu rằng Trung Quốc ủng hộ đồng euro bất kể cuộc khủng hoảng nợ nần ngày càng lún sâu tại các nước thành viên như Italia và Hy Lạp.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói với các phóng viên rằng Bắc Kinh hy vọng Châu Âu có khả năng và sự khôn ngoan để khắc phục cuộc khủng hoảng nợ nần và bảo đảm sự an toàn đối với các khoản đầu tư của Trung Quốc.
Có ước chừng 25% trong trữ lượng ngoại hối khổng lồ là 2.8 ngàn tỷ đôla của Trung Quốc được đầu tư vào các tài sản nằm dưới sự khống chế của đồng euro, khiến cho Bắc Kinh rất dễ bị tác động nếu chỉ tệ này sụt giá.
Nhưng trong lúc các nước Châu Âu kẹt về tiền mặt đang mưu tìm sự hỗ trợ kinh tế, thì một số có thời đã lo ngại về Trung Quốc nay lại đang tìm cách xin giúp đỡ.
Một báo cáo mới được Hội đồng Đối ngoại Châu Âu công bố trong tuần này gợi ý rằng Trung Quốc đang thủ lợi nhờ cuộc khủng hoảng qua những thỏa thuận giảm giá đầu thầu và mua lại các món nợ công của những nước Châu Âu bị thâm hụt.
Báo cáo nói rằng Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến các nguồn lực kỹ thuật cao của Châu Âu, nhất là kỹ thuật xanh.
Một trong các tác giả của bản báo cáo là ông Jonas Parello-Plesner.
Ông Parello-Plesner nói: “Cuộc khủng hoảng của Châu Âu đang trở thành một cơ hội cho Trung Quốc. Chúng ta vẫn thường nhìn các cơ họi kinh tế ở Trung Quốc dành cho Châu Âu các mặt hàng xuất khẩu rẻ tiền. Nhưng nay thì Trung Quốc lại phơi bầy tại Châu Âu một cách hoàn toàn khác. Chúng ta nhìn thấy Trung Quốc ngập tràn các trái phiếu của chính phủ Aâu châu; chúng ta nhìn thấy Trung Quốc trong các công nghiệp èo uột; và chúng ta nhìn thấy Trung Quốc cùng với các cơ sở hạ tầng công cộng, nơi mà Trung Quốc đang xây dựng các đường xá mới, và nối kết Châu Âu qua các phương sách mới.”
Ông Parello-Plesner nói mức đầu tư của Trung Quốc đang lên nhanh và đến năm 2015 thì các khoản đầu tư của Trung Quốc ở Châu Âu sẽ vượt xa các khoản đầu tư của Châu Âu tại Trung Quốc.
Sự kiện này gây lo ngại cho một số quốc gia Châu Âu.
Ông Parello-Plesner nói rằng các nhà lãnh đạo Aâu châu phải đoàn kết đằng sau một nhu cầu đối với điều mà ông mô tả là một sân chơi công bằng trên cơ sở các quy định cho các cơ sở kinh doanh Châu Âu.
Ông Parello-Plesner nói tiếp: “Chúng ta cần phải tiếp cận được với các khu vực ở Trung Quốc nữa. Chúng ta cần phải tiếp cận được với cơ sở hạ tầng công cộng để chúng ta có thể xây dựng các xa lộ ở Trung Quốc nếu họ mua xa lộ ở Châu Âu. Vì thế tôi nghĩ điểm chính là nói rằng bởi lẽ cán cân đang thay đổi, thì mối quan hệ cũng phải thay đổi, Châu Âu phải cứu xét các ưu tiên nào được dành cho giai đoạn kế tiếp.”
Những lời kêu gọi tương tự đòi Trung Quốc cho phép tiếp cận nhiều hơn với các dự án hạ tầng cơ sở và kỹ thuật cao đã được Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc Gary Locke đưa ra trong tuần này.
Bắc Kinh cũng đang bành trướng ảnh hưởng chính trị cùng với thế lực kinh tế của họ.
Chuyên gia phân tích về Trung Quốc Alice Richards thuộc Hội đống Đối ngoại của Liên hiệp Châu Âu nói rằng sách lược sức mạnh mềm của Trung Quốc trong khu vực đang thắng thế so với một số nhà lãnh đạo chính trị của Châu Âu. Bà nói trong khi phái bộ của Bắc Kinh ở EU tại Brussels trước kia thường hiếm khi tham gia vào cộng đồng ngoại giao và đưa ra các tuyên bố về các quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc.
Bà Richards nhận xét: “Nhưng họ đa khai triển một đường lối tế nhị hơn nhiều trong vài năm vừa qua. Họ sẽ có mặt trong mọi cuộc họp của các chuyên gia. Họ có mặt tại mỗi một cuộc điều trần của nghị viện Châu Âu, và họ tham gia với một cơ sở hoàn toàn khác. Họ sẵn sàng hơn trong việc thảo luận các vấn đề, và họ đến tham dự với sự chuẩn bị tốt hơn. Họ biết rõ Châu Âu từ trong ra ngoài.”
Bà Richards nói phía Trung Quốc đã nghiên cứu các chi tiết phức tạp trong các vụ bạo động mới đây tại London và ủng hộ các nhận định của Thủ tướng Anh về việc kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội để khống chế tranh luận công cộng.
Bà Richards nói: “Vậy trong ý nghĩa đó họ hiểu thấu chúng ta hơn và do đó, họ sẽ hiểu thấu hơn cách thức gây ảnh hưởng dư luận ở Châu Âu.”
Bất kể sự chấp nhận của một số nơi ở Châu Âu, bà Richards cho rằng công chúng Aâu châu vẫn e ngại Bắc Kinh, mặc dù chi ra hàng triệu đôla để mở rộng các cơ quan truyền thông và các viện văn hóa ở đấy.
Trong khi tại Châu Âu có nhiều người vẫn nghi ngại về đợng cơ và hậu quả của các vụ cứu nguy tài chính của Trung Quốc, Bắc Kinh vẫn đang đi tìm các nước tuyệt vọng mong mỏi được sự trợ giúp.
Trong tuần này, Bắc Kinh loan báo cho Belarus, một quốc gia không thuộc EU đang bị khánh tận, vay 1 tỷ đôla và sẽ hợp tác trong nhiều dự án chung ở nước này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cho biết hai bên đang tham gia hợp tác về nhiều lãnh vực và trên cơ sở ngang bằng và có lợi chung.
Điều ông không đề cập đến là Belarus ủng hộ Bắc Kinh trong các chính sách đối với Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương và về nhân quyền. Sự ủng hộ chính trị đó có phần chắc là không có được từ phía các thành viên EU như Hy Lạp và Italia, bất chấp các vấn đề kinh tế ngày càng gay go của họ.