Tiếp tục tranh luận về ‘Gạo Vàng’ của Philippines

PostFri Mar 06, 2015 8:06 pm

VOA - Health

Khoa học gia Sophan Datta thuộc Viện Nghiên cứu lúa gạo Quốc tế (IRRI) hướng dẫn các nhà báo tham quan công trình nghiên cứu 'gạo vàng' của viện, 27/11/03

Tại Philippines, các nhà khoa học đang làm việc về một giống gạo có thể giải quyết một trong những thách thức chủ yếu về sức khoẻ đó là việc thiếu sinh tố A. Gạo được gọi là ‘gạo vàng’ này đã được cải tạo gen để tạo ra chất beta carotene, dẫn tới sự chống đối của những người phản đối việc cải tạo gen di truyền, còn gọi tắt là GMO, trong đó có tổ chức Greenpeace.


Đối với những người ủng hộ loại gạo vàng, hoa màu này đem lại tiềm năng to lớn cho việc loại bỏ được tới hai triệu cái chết mỗi năm vì thiếu sinh tố A, thường tác động đến trẻ em và phụ nữ mang thai.


Chất beta carotene trong giống gạo mới này là tiền thân của sinh tố A, thiếu trong thực chế của hàng triệu người ở các nước đang phát triển. Thiếu sinh tố A là nguyên do hàng đầu gây ra bệnh mù nơi trẻ em, và là một vấn đề y tế công cộng ở một nửa số các nước, nhiều nước ở châu Phi và Đông nam châu Á.


Đối với nhà sinh thái học Patrick Moore người Canada, không nên tranh luận về việc liệu nông gia có nên trồng giống gạo vàng này hay không. Ông nói:


“Tại sao không có phản ứng ghê tởm như vậy trước sự kiện hai triệu trẻ em đang chết, để cho gạo vàng được sản xuất, giúp ít nhất một số người có thể có loại gạo đó và có thể có thêm nhiều nữa?”


Nhưng giới chỉ trích gạo vàng, trong đó có nhóm bảo vệ môi trường Greenpeace, lâu nay vẫn phản đối hoa màu này bởi vì việc cải tạo gen có liên quan trong việc sản xuất ra loại gạo này. Ông Moore là một thành viên buổi đầu của Greenpeace hồi thập niên 1970, và đầu những năm 1980, nhưng sau đó đã trở thành một người chỉ trích chủ trương của nhóm này về nhiều vấn đề, trong đó có gạo vàng.”


Đáp lại những thắc mắc về lời chỉ trích của ông Moore, nhóm Greenpeace đã gửi qua email một thông cáo nói rằng “các hoa màu được cải tạo gen bao gồm gần như toàn bộ những hoa màu chịu đựng được thuốc diệt cỏ và trừ sâu được bán trên thị trường các nước đang phát triển,” và rằng khuôn thức này có hại cho sức khoẻ của dân chúng, cho kế sinh nhai của nông gia và cho môi trường.


Khác với một số hoa màu được cải tạo gen do các đại công ty thiết kế và giữ bản quyền sản xuất cây trồng, gạo vàng đang được triển khai ở Philippines được tài trợ bởi công quỹ. Một loạt các tổ chức từ thiện và khu vực công đã hợp tác để cải tạo hoa màu này và cải thiện việc sản xuất. Họ hy vọng nông gia trong thế giới đang phát triển cuối cùng sẽ gieo trồng nó, giải quyết một vấn đề quan trọng về sức khoẻ công cộng mà nhiều nhà khoa học nói là ở tầm vóc bệnh sốt rét hay bệnh lao.


Song nhà vận động Nông nghiệp ở Đông Nam Á của tổ chức Greenpeace, ông Daniel Ocampo nói rằng sau 20 năm nghiên cứu, gạo vàng chưa sẵn sàng cho việc tiêu thụ, và có thể còn nguy hiểm hơn so với lời thú nhận của những người ủng hộ nó. Ông nói:


“Nó còn trong giai đoạn phòng thí nghiệm. Nó chưa sẵn sàng về mặt thương mại. Vì vậy thật là một sự đánh lạc hướng công chúng khi nói rằng nó sẽ là một trong những giải pháp cho tình trạng thiếu sinh tố A.”


Thay vào đó, tổ chức Greenpeace đang vận động điều họ gọi là “nông nghiệp sinh thái” mà tổ chức cho là có sức chịu đựng khí hậu và sẽ để mọi người tiếp cận được với thực phẩm đáp ứng cho nhu cầu dinh dưỡng của họ.


Cách đây một năm rưỡi, một nhóm các nhà hoạt động chống GMO đã tràn vào những mảnh ruộng trồng thử nghiệm giống lúa gạo vàng ở vùng Bicol của Philippines và phá huỷ nó để phản đối dự án. Vụ việc này làm nổi bật xung đột về giống gạo vàng, và đã khiến một số người lên án Greenpeace là đứng sau vụ biểu tình và phá hoại này. Nhưng tổ chức Greenpeace nói họ không dính líu đến vụ này.


Viện Khảo cứu Gạo Quốc tế ở ngay phía nam Manila đã tiến hành các cuộc thử nghiệm nuôi giống gạo vàng từ chín năm nay, nhưng nói họ vẫn còn phải thực hiện thêm công tác khảo cứu trước khi gạo sẵn sàng cho người tiêu thụ.


NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Y Tế

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 800 guests

cron