TQ phản ứng trước các cuộc tranh luận về tự do phát biểu của

PostWed Jan 21, 2015 2:22 pm

VOA - Arts and Entertainment

Bút chì, đại diện cho quyền tự do phát biểu, được đặt bên cạnh những ngọn nên khi hàng ngàng người tập trung tới viếng các nạn nhân vụ xả súng tòa soạn tạp chí châm biếm Charlie Hebdo.

Các cuộc tấn công vào tạp chí châm biếm Charlie Hebdo của Pháp đã khích lệ những cuộc biểu tình ồ ạt ủng hộ quyền tự do phát biểu trên khắp thế giới, cũng như những cuộc tập hợp nhỏ hơn lên án những tranh biếm hoạ mà một số người Hồi giáo cho là có tính cách báng bổ tôn giáo. Tại Trung Quốc Cộng sản, nơi chính phủ chính thức vô thần áp đặt những hạn chế nặng nề đối với việc phát biểu ý kiến, các cuộc biểu tình đã dẫn tới một loại phản ứng khác.


Báo Charlie Hebdo nay phát hành hơn bảy triệu ấn bản của số báo đầu tiên kể từ khi những kẻ mang súng giết hại tám thành viên trong ban biên tập. Lượng in khổng lồ phản ánh hậu thuẫn ồ ạt từ phía nhiều người mua số báo để bác bỏ âm mưu gây chết chóc nhằm bịt miệng tạp chí này.


Nhưng một số người Hồi giáo, có sự bất mãn mới về trang bìa tạp chí một lần nữa lại đăng tranh biếm hoạ Tiên tri Muhammad, mà một số người coi là mang tính cách báng bổ tôn giáo.


Sự chia rẽ âm ỉ về quyền tự do phát biểu cũng đã tràn đến Trung Quốc, nơi chính phủ duy trì sự kiểm soát chặt chẽ tất cả các ấn phẩm và Internet.


Đối với nhà chức trách Trung Quốc, các vụ tấn công ở Paris chứng tỏ các nguy cơ của một nền báo chí không kiềm chế. Tân Hoa Xã đăng một bài xã luận kết luận rằng “cần phải có hạn chế đối với quyền tự do phát biểu.”


Tân Hoa Xã viết tiếp: “Nếu mọi người tự hạn chế mình khi sử dụng quyền tự do, và tôn trọng những người khác, thì sẽ có ít thảm kịch hơn trên thế giới.”


Trong khi người ta trông đợi các cơ quan truyền thông nhà nước kiểm soát sẽ không quảng bá cho giá trị cơ bản của quyền tự do phát biểu, ông William Nee, một nhà nghiên cứu của Trung Quốc làm việc cho tổ chức Ân xá Quốc tế, nói phản ứng đó cũng giống như quan điểm của Bắc Kinh về chủ quyền quốc gia.



Thanh niên Hồi giáo Pháp giơ các biểu ngữ có nội dung "Tôi là người Hồi giáo. Tôi yêu Đấng Tiên tri của tôi" (phải) và "Tôi là Muhammad. Tôi thuộc về cộng đồng Hồi giáo và tôi phản đối khủng bố" trong một cuộc diễu hành ở trung tâm Paris 18/1/2015.Thanh niên Hồi giáo Pháp giơ các biểu ngữ có nội dung "Tôi là người Hồi giáo. Tôi yêu Đấng Tiên tri của tôi" (phải) và "Tôi là Muhammad. Tôi thuộc về cộng đồng Hồi giáo và tôi phản đối khủng bố" trong một cuộc diễu hành ở trung tâm Paris 18/1/2015.


x

Thanh niên Hồi giáo Pháp giơ các biểu ngữ có nội dung "Tôi là người Hồi giáo. Tôi yêu Đấng Tiên tri của tôi" (phải) và "Tôi là Muhammad. Tôi thuộc về cộng đồng Hồi giáo và tôi phản đối khủng bố" trong một cuộc diễu hành ở trung tâm Paris 18/1/2015.

Thanh niên Hồi giáo Pháp giơ các biểu ngữ có nội dung "Tôi là người Hồi giáo. Tôi yêu Đấng Tiên tri của tôi" (phải) và "Tôi là Muhammad. Tôi thuộc về cộng đồng Hồi giáo và tôi phản đối khủng bố" trong một cuộc diễu hành ở trung tâm Paris 18/1/2015.


“Theo lập luận của họ, thế giới rất đa dạng và mọi tôn giáo và văn hoá đều có những giá trị cốt lõi riêng của mình. Do đó tôi nghĩ rằng điều họ muốn làm là củng cố khái niệm cho rằng các quốc gia và các nền văn minh khác nhau có những giá trị cốt lõi riêng của mình mà các nước khác phải tôn trọng.”


Trung Quốc lâu nay vẫn bác bỏ sự chỉ trích của nước ngoài về các hạn chế gắt gao các quyền tự do chính trị, và nói rằng các nước khác không có quyền chỉ huy cách thức họ quản trị người dân của họ.


Ông Nee nói vụ Charlie Hebdo đã nêu bật cách thức Trung Quốc cũng tin rằng các quốc gia khác có quyền hạn chế phát biểu khi họ thấy là cần thiết.


Ông nói Bắc Kinh nêu ra sự tương đồng giữa việc họ bác bỏ sự chỉ trích của nước ngoài với phản ứng giận dữ của người Hồi giáo coi các tranh biếm hoạ của Charlie Hebdo là có tính cách hết sức xúc phạm.


“Vì thế trong trường hợp này, có thể báo chí tây phương cần phải tôn trọng điều mà những người khác nhận thấy là có tính xúc phạm để mô tả tiên tri Muhammad, nhưng đồng thời họ cần phải tôn trọng các giá trị cốt lõi của bản thân Đảng Cộng sản Trung Quốc và tất cả những gì có thể kèm theo.”


Một bài xã luận có tựa là “Bệnh Tự do Phát biểu có thể gia tăng xung đột” đăng trên tờ Global Times của nhà nước cũng chỉ trích phương Tây về cam kết đối với quyền tự do phát biểu.


Bài xã luận nói, “Điều được khuyến cáo bây giờ là xã hội Pháp cần phải tự chế đừng mô tả Tiên tri Hồi giáo và ngăn chặn việc theo đuổi quyền tự do phát biểu trở thành một tôn giáo.” Bài xã luận cảnh báo sẽ xảy ra thêm bạo động và xung đột ở châu Âu, được dung dưỡng bởi các quyền tự do phát biểu và báo chí buông thả.


Ông Thành Tiêu Hà, một giáo sư về quan hệ quốc tế tại trường Đại học Nhân dân, nói các quan điểm của Trung Quốc về quyền tự do phát biểu chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các hệ thống chính trị và giáo dục Trung Quốc, không nhấn mạnh vào lịch sử xã hội dân sự ở các nước khác. Ông Thành nói đó là lý do vì sao phản ứng trước các vụ tấn công ở Paris ở Trung Quốc lại khác xa so với phần còn lại của thế giới.


“Người Trung Quốc cần phải hiểu các nền văn hoá chính trị ở Paris, nơi mọi người được hưởng một mức độ cao về quyền tự do, trong đó có tự do phát biểu. Tôi nghĩ một số người Trung Quốc không có khái niệm về các nền văn hoá chính trị cụ thể ở Pháp. Pháp là nơi diễn ra cuộc cách mạng trong đó dân chúng vận động cho nhân quyền, và tôi nghĩ người dân Trung Quốc cần phải thực sự hiểu điều đó.”


Đo lường phản ứng trong dân chúng Trung Quốc rất khó trong bối cảnh kiểm duyệt của chính phủ, nhưng một số nhà bình luận trên mạng bày tỏ sự ủng hộ quyền tự do phát biểu sau các vụ tấn công. Những người khác nêu thắc mắc vì sao họ không thể đi diễu hành tỏ tình đoàn kết như một triệu người ở Paris tuần trước, bởi vì Bắc Kinh cấm những cuộc tụ tập như thế.



Người dân thắp nến và cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tấn công tại nhà ga xe lửa Côn Minh, tỉnh Vân Nam, 2/3/2014.Người dân thắp nến và cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tấn công tại nhà ga xe lửa Côn Minh, tỉnh Vân Nam, 2/3/2014.


x

Người dân thắp nến và cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tấn công tại nhà ga xe lửa Côn Minh, tỉnh Vân Nam, 2/3/2014.

Người dân thắp nến và cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tấn công tại nhà ga xe lửa Côn Minh, tỉnh Vân Nam, 2/3/2014.


Trung Quốc cũng đã trải qua những vụ tấn công khủng bố trong những năm gần đây của các nhóm mà chính quyền nói là các phần tử Hồi giáo cực đoan chống lại nhà nước. Năm ngoái, một băng nhóm đàn ông và đàn bà đeo mặt nạ mà chính phủ gọi là “phần tử khủng bố Hồi giáo” đã đâm chết 30 người tại một nhà ga xe lửa ở tỉnh Vân Nam, trong một vụ tấn công mà nhiều người gọi là 11 tháng 9 của Trung Quốc.


Bà Rachel Lu, một nhà văn nghiên cứu về truyền thông xã hội Trung Quốc, nói một số nhà bình luận trên mạng đã dần dà quay ra chống lại làn sóng cảm thông tiếp theo các vụ tấn công ở Paris, nêu câu hỏi vì sao các sự cố khủng bố ở Trung Quốc lại không khơi ra một phản ứng tương tự.


“Đồng thời, bản thân Trung Quốc đã chịu đựng những vụ tấn công khủng bố và tại sao Hoa Kỳ và châu Âu lại không dành thiện cảm ồ ạt cho các nạn nhân Trung Quốc? Phải chăng có một tiêu chuẩn song hành? Khi câu chuyện dần dà diễn biến, ngày càng có thêm phản ứng trên tin tức tây phương, đây là diễn biến phản ứng của Trung Quốc, theo các đường hướng đó.”


Những người chỉ trích các chính sách của Trung Quóc tại vùng Tân Cương với khối dân đa số Hồi giáo nói rằng các vụ tấn công khủng bố ở đó có nhiều phần chắc hơn là phản ứng chống lại các chính sách cứng rắn của chính phủ chứ không phải là loại hình phong trào khủng bố toàn cầu mà tiêu biểu là các nhóm như al-Qaida và Nhà nước Hồi giáo.


Chính phủ Trung Quốc nói hàng trăm người thuộc sắc tộc thiểu số Uighur ở Tân Cương đã tìm cách gia nhập nhóm các chiến binh Nhà nước Hồi giáo ở Syria. Chiến dịch của Bắc Kinh nhằm ngăn chặn các vụ tấn công trong tương lai bên trong Trung Quốc vẫn là một trọng điểm chính – vượt xa những mối quan ngại về việc bảo vệ quyền tự do phát biểu hay tổ chức các cuộc tập họp bày tỏ tình đoàn kết chống khủng bố.


Ông Diêm Học Thông là khoa trưởng khoa Quan hệ Quốc tế tại trường Đại học Thanh Hoa và là người nêu nghi vấn về lợi ích của các cuộc tuần hành chống khủng bố như cuộc tuần hành ở Paris hồi đầu tháng này.


Ông Diêm nói tranh thủ được hậu thuẫn của quần chúng không có nghĩa là một cuộc biểu tình hay tập họp. Điều có ích hơn, theo ông, là thiện chí của công chúng muốn cung cấp thông tin cho các chính phủ. Tác động của một cuộc tuần hành như cuộc tuần hành ở Paris, là ngắn hạn, trong khi việc công chúng cung cấp thông tin cho nhà chức trách về những vụ tấn công khủng bố có thể xảy ra liên tục sẽ có các tác động tích cực dài hạn đối với xã hội.


Trong khi Trung Quốc cho rằng các quyền tự do tây phương dọn đường cho các cuộc tấn công ở Paris, thì các nhà hoạt động người Uighur nói rằng những hạn chế quyền tự do phát biểu và tôn giáo là điều đã khiến họ phản đối hay tìm cách bỏ trốn ra khỏi nước. Những nhận định như thế nêu bật các khó khăn riêng của Bắc Kinh trong việc thông tin liên lạc với các công dân Hồi giáo trong nước.



NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Văn Nghệ Và Điện Ảnh - Arts and Entertainment

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 1149 guests

cron