Kế hoạch của Tổng thống Obama nhận được sự ủng hộ, ít nhất v

PostThu Sep 11, 2014 3:28 pm

VOA - Economy

Tổng thống Barack Obama đọc bài diễn văn được truyền hình trực tiếp tại Tòa Bạch Ốc, Washington, 10/9/2014.

Loan báo của Tổng thống Obama về sách lược đánh bại nhóm chủ chiến Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria đang được sự ủng hộ của các liên minh Tây phương và một số chính phủ ở Trung Đông. Nhưng, việc thành lập thường dễ dàng hơn là duy trì những liên minh ấy.


Tổng thống Obama khẳng định rõ rằng một phần chủ yếu trong sách lược của ông bao gồm điều ông gọi là một “liên minh các đối tác.”


Nỗ lực đó khởi đầu tại một hội nghị thượng đỉnh NATO tuần trước, khi 10 quốc gia cam kết hợp tác với nhau để đánh bại các phần tử chủ chiến ở Iraq và Syria. Và có nhiều phần chắc sẽ được thêm sự ủng hộ trong các chính phủ và nhân dân Âu châu dành cho chiến dịch Iraq hơn so với chiến dịch kỳ trước, theo nhận định của Thiếu tướng hồi hưu của Anh, ông Ben Barry, nay làm việc cho Viện Quốc tế Nghiên cứu Sách lược.


Tướng Barry nói: “Tôi chắc chắn cuộc họp đã không diễn ra nếu các vị đứng đầu chính phủ của các nước ấy không khá tin tưởng rằng họ sẽ có được hậu thuẫn của chính giới, công chúng và giới truyền thông dành cho ít nhất là một số biện pháp giới hạn trong khuôn khổ sách lược này.”


Các cuộc thăm dò công luận phản ánh sự kiện đó, và nước Pháp sẽ chủ trì một cuộc họp vào tuần tới nhắm mục đích phối hợp thêm các nỗ lực và thu phục sự ủng hộ của công chúng.


Song có một giới hạn cho mức độ phía châu Âu sẽ theo, như nhận định của ông Robim Simcox thuộc Hội Henry Jackson.


Ông Simcox nói: “Ở mức độ có thể hậu thuẫn sẽ bớt đi nếu có sự tham gia của bộ binh. Nhưng, điều chẳng may là có thể phải cần đến bộ binh để cuối cùng đánh bại ISIS.”


Ngoài các cuộc không kích và thả dù hiện thời, Tổng thống Obama sẽ phái 475 quân nhân đến Iraq để huấn luyện và cố vấn cho lực lượng địa phương, giúp chia sẻ tin tức tình báo, và nhiều đồng minh sẽ bán thiết bị quân sự cho Iraq.


Nhưng Tổng thống muốn có sự tham gia của nhiều quốc gia hơn.


Ông Obama nói: “Sức mạnh của Mỹ có thể tạo ra sự khác biệt quyết định, nhưng chúng ta không thể làm thay cho Iraq những gì họ phải tự làm lấy, chúng ta cũng không thể thay chỗ cho các đối tác Ả Rập để bảo vệ khu vực của họ.”


Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đang ở Trung Đông để tìm cách quy tụ hậu thuẫn đó, và Ả Rập Xê-út đã đồng ý cho một cơ sở huấn luyện đặt bản doanh.


Ông Robin Simcox nói sự ủng hộ của khu vực là điều dễ hiểu.


“Đây không phải chỉ là vấn đề của Mỹ. Đây là vấn đề đe doạ đặc biệt đến Trung Đông. Vì thế ta phải hy vọng là Ả Rập Xê-út, ta phải hy vọng là Liên hiệp các Tiểu vương quốc Ả Rập, và Jordani cùng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham gia hỗ trợ Hoa Kỳ về vấn đề này.”


Nhưng các nước Ả Rập chính lại có các quan điểm khác nhau về cách thức chống các phần tử chủ chiến và về những gì sắp tới sẽ xảy ra, theo bà Kathleen McInnis của tổ chức Chatham House ở London.


Bà nói: “Đây không phải chỉ là vấn đề đánh bại ISIS. Đây còn là vấn đề Trung Đông sẽ ra sao trong tương lai. Và đó là chỗ mọi sự sẽ phức tạp hơn so với triển vọng của liên minh.”


Tổng thống Obama nói đây sẽ là một nỗ lực lâu dài, có thể kéo dài nhiều năm và những chiến dịch như thế thường có những trở ngại, tất cả sẽ thử thách khả năng của ông duy trì được liên minh mà ông xây dựng, và duy trì hậu thuẫn của công chúng dành cho liên minh ấy.



NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Kinh Tế

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 829 guests

cron