Cuối ngày thứ tư, các nhà lãnh đạo G-7 đã kêu gọi Moscow tôn trọng kết quả cuộc bầu cử tổng thống Ukraine, ngưng luồng chiến binh và vũ khí đổ vào miền đông nước này, và rút toàn bộ quân đội ra khỏi biên giới giáp với Ukraine.
Thông cáo chung đe dọa tăng cường các biện pháp chế tài có mục tiêu và thực thi thêm các biện pháp hạn chế đáng kể để Nga phải chịu thiệt hại nhiều hơn nếu cần.
Tổng thống Nga Vladimir Putin không được mời dự cuộc họp thượng đỉnh, một quyết định được đưa ra để đáp lại việc Moscow xâm nhập và sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3.
Hôm thứ tư, ông Putin đã hạ giảm tầm quan trọng của vụ tẩy chay, nhưng khẳng định rằng ông sẵn sàng mở cuộc đối thoại với tổng thống tân cử của Ukraine, ông Petro Poroshenko.
Theo dự kiến, vào ngày thứ sáu,Tổng thống Nga sẽ gặp Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Ðức Angela Merkel.
Các cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra tại một buổi lễ ở Normandy bên Pháp, để đánh dấu kỷ niệm 70 năm ngày quân đội đồng minh đổ bộ chống lại lực lượng Ðức quốc xã trong Thế chiến thứ hai. Ngày này còn được gọi là D-Day.
Ðiểm làm nổi bật quan hệ băng giá giữa Nga và Hoa Kỳ là ông Putin không dự kiến gặp Tổng thống Barack Obama tại buổi lễ này.
Phát biểu ở Ba Lan, Tổng thống Obama hôm thứ tư lên án điều ông gọi là 'chiến thuật đen tối' của Nga ở Ukraine.
Tổng tốngbama cũng gặp tổng thống tân cử Ukraine Poroshenko tại Warsaw và thông báo dành 5 triệu đôla viện trợ phi sát thương để giúp lực lượng quân sự Ukraine trong nỗ lực chống lại các phần tử đòi ly khai thân Nga ở miền đông nước này.
Khoản tiền này sẽ dùng để mua áo giáp, kính nhìn ban đêm và thiết bị thông tin liên lạc.
Ông Obama tuyên bố cộng đồng quốc tế phải hỗ trợ các nỗ lực thương thuyết với Nga và bảo đảm rằng Nga không tài trợ, vũ trang hay ủng hộ cho các phần tử đòi ly khai ở Ukraine. Ông nói thế giới phải sẵn sàng tiến hành các biện pháp để Nga phải gánh chịu hậu quả.