Trung Quốc loan báo các cải cách quan trọng về kinh tế và xã

PostFri Nov 15, 2013 4:27 pm

VOA - Economy









Tân Hoa Xã loan tin Trung Quốc sẽ nới lỏng chính sách một con, đã được bắt đầu áp dụng vào cuối thập niên 1970. Theo thông báo, các cặp vợ chồng nay sẽ được phép có hai con, nếu một trong hai người là con một.

Một số nhà hoạt động hoan nghênh những thay đổi, nhưng nêu ra rằng các cải cách đã không giải quyết được những vấn đề cơ bản mà xã hội Trung Quốc đang phải đương đầu. Ðảng Cộng sản cầm quyền nói họ cần tăng trưởng dân số chậm để bảo tồn tài nguyên. Nhưng họ đang đứng trước vấn đề nan giải vì nhiều người Trung Quốc về hưu hơn và ít người tham gia lực lượng lao động.

Nhà hoạt động Dương Chi Trụ nói các thay đổi được đề nghị sẽ tiếp tục phủ nhận một quyền cơ bản của con người và không giải quyết được khối dân đang già nua của Trung Quốc.

Ông Dương nói: “Một mặt, chính phủ thừa nhận rằng dân chúng đang ngày một già hơn, nhưng các luật lệ về kiểm soát sinh đẻ lại không giải quyết vấn đề đó. Quyền có con là một quyền đã hiện hữu từ hàng ngàn năm trong lịch sử nhân loại.”

Bà Maya Wang là một nhà khảo cứu làm việc cho tổ chức Human Rights Watch ở Hong Kong. Bà nói: “Sự kiện các cặp vợ chồng, nếu một trong hai người là con một, có thể có thêm một đứa con, các gia đình như thế này nay có thể có hai đứa con, không tước bỏ sự thật là toàn bộ hệ thống tiếp tục vi phạm nữ quyền, nhất là quyền sinh sản. Do đó phải dùng đến từ nới lỏng một cách thận trọng.”

Tuy nhiên, các thay đổi được đề xuất nói rất ít về những vấn đề đã có hơn một đứa con mà không chính thức đăng kỳ với chính phủ. Tất cả công dân Trung Quốc đều mang căn cước trong nước gọi là hộ khẩu và là giấy chứng minh cần thiết để được đi học, hưởng các dịch vụ y tế, và xin công ăn việc làm.

Các giới chức ở Trung Quốc ước tính hiện có khoảng 13 triệu người Trung Quốc không có những loại giấy chứng minh đó.

Ngoài việc loan báo các hạn chế đối với chính sách một con, đảng Cộng Sản nói họ sẽ từng bước giảm bớt số tội ác phải chịu án tử hình. Ðảng cũng cho biết sẽ huỷ bỏ hệ thống cải tạo lao động, để “bảo vệ nhân quyền”, theo lời họ.


Một trại lao cải ở tỉnh Liêu Ninh, Trung QuốcMột trại lao cải ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc


x

Một trại lao cải ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

Một trại lao cải ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc


Theo hệ thống hiện hành, cảnh sát có thể kết án những nguời bị buộc là phạm tội nhiều năm trong các trại lao cải mà không đưa ra xét xử. Chưa rõ cái gì sẽ thay thế các trại này mà ước tính đang giam giữ tới 190 ngàn người.

Hệ thống lâu nay vẫn là một nguồn gây tranh cãi. Các nhà tranh đấu cho nhân quyền nói đây là một phương tiện quan trọng để chính quyền đàn áp những người hoạt động và những người muốn lên tiếng.

Bà Maya Wang của tổ chức Human Rights Watch nhận định:

“Những người muốn khiếu tố về chính phủ, các nhà hoạt động chính trị, những người viết các bài báo chỉ trích chính phủ Trung Quốc tất cả đều bị gửi tới các cơ sở này để trừng phạt họ vì hoạt động của họ. Vì thế đây là lý do mà việc bãi bỏ cải tạo lao động mang nhiều ý nghĩa.”

Tuy nhiên, bà Wang nói thêm rằng đây chỉ là một cách để chính phủ Trung Quốc trừng phạt giới bất đồng và không nhất thiết là dấu hiệu họ sẽ ngưng sử dụng các phương pháp khác để làm như vậy.

NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Kinh Tế

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 824 guests

cron