Các nguồn nước ngầm ở Trung Đông thất thoát lớn

PostThu Feb 21, 2013 8:58 pm

VOA - Arts and Entertainment

Người dân Palestine ném đá về phía binh sĩ Israel. Họ nói họ ngăn không cho những người định cư Israel tắm ở bể chứa nước người Palestine dùng để trồng trọt, canh tác
Các nhà nghiên cứu dùng dữ liệu do các vệ tinh thu thập được đã khám phá ra sự thất thoát to lớn nguồn nước ngầm của Trung Đông, một vùng rất hiếm nước. Các nhà khoa học nói sự thất thoát này đe dọa làm trầm trọng thêm những cuộc tranh chấp về nước tại Trung đông, và có thể tệ hại hơn do hiện tượng biến đổi khí hậu, khiến cho việc cung cấp nước càng căng thẳng hơn.

Hai con sông Tigris và Euphrates chảy qua Syria và Iraq trước khi đổ vào Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên thượng nguồn của chúng nằm ở miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, quê hương của người Kurd đang nổi dậy. Để cải tiến những cơ hội kinh tế trong vùng, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã xây hơn 20 con đập trên hai con sông này.

Bà Katalyn Voss thuộc trường đại học Colorado cho biết:

“Người Thổ Nhĩ Kỳ có những lý do chính trị và xã hội riêng để sử dụng càng nhiều nước càng tốt.”

Nước được sử dụng tại Thổ Nhĩ Kỳ không xuống được hạ nguồn để các nước láng giềng cùng sử dụng. Khi hạn hán tàn phá vùng này vào năm 2007, sản lượng nông nghiệp tại Iraq và Syria giảm mạnh, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ ít bị ảnh hưởng.

Bà Voss và những người cộng tác tin là những con đập của Thổ Nhĩ Kỳ trên sông Tigris và Euprates giúp các nông trại  tiếp tục sản xuất, nhưng có một cái giá phải trả:

“Vì Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục sử dụng ở mức bình thường, kể cả trong thời kỳ hạn hán, nên gây ra hậu quả là giảm sút dòng chảy tại Syria và Iraq. Hai quốc gia này phải tìm những nguồn nước thay thế. Và họ quay về nguồn nước ngầm.”

Bà Voss nói hai nước Syria và Iraq sử dụng nước ngầm với qui mô lớn. Vì những dữ liệu về việc sử dụng nước rất khó kiếm và thường được giữ kín, nên bà và các đồng nghiệp phải dùng các dữ liệu thu thập từ không gian.

Bà sử dụng dữ liệu của các vệ tinh đo đạc những sự khác biệt khó phát hiện trong sức hút của trọng lực.

Dữ liệu cho thấy từ năm 2003 cho đến năm 2009, khu vực chung quanh thượng lưu sông Tigris và vùng lưu vực sông Euphrates mất tổng cộng khoảng 144 kilômét khối nước, trên mặt đất cũng như dưới lòng đất, có nghĩa là gần bằng với khối lượng nước của cả Biển Chết.

Bà Voss cùng các đồng nghiệp ước lượng hai phần ba của khối lượng nước này được bơm từ nước ngầm. Bà cho biết:

“Biết được đa số nước được bơm từ nước ngầm là một điều gây sốc.”

Bà Voss nói việc này không báo trước điềm lành trong tương lai khi nhắc đến  những ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu như người ta tiên đoán. Bà nói:

“Việc này chỉ cho thấy là vùng này sẽ trở nên khô cằn hơn và chu kỳ hạn hán và hạn hán nghiêm trọng sẽ chỉ có tăng mà thôi. Tình hình này sẽ lập đi lập lại nếu không muốn nói là tồi tệ hơn.”

Bà Voss nói thêm điều này bắt buộc 3 quốc gia chia sẻ vùng lưu vực các con sông phải đồng ý về những nguồn nước phải được sử dụng như thế nào trong tương lai.

Ông Todd Jarvis, chuyên viên về Nước và Thủy lộ thuộc trường đại học bang Oregon nói các dữ liệu vệ tinh nhóm của bà Voss sử dụng cần phải được xác nhận bằng việc đo đạc trên mặt đất. Tuy nhiên khó có thể làm được việc này, một phần vì các quốc gia xem những dữ liệu về nước là một vấn đề an ninh quốc gia.

Ông nói thêm về mặt này cuộc nghiên cứu của bà Voss quan trọng vì đưa ra được nhiều điều hơn là chỉ nhấn mạnh đến vấn đề. Ông nhận định:

“Cuộc nghiên cứu cũng vượt qua bước đánh giá bao nhiêu lượng nước có khả năng bị mất để bước sang giai đoạn kế tiếp là chúng ta liệu có thể sử dụng thông tin này để đi đến một cách hợp tác để quản trị nguồn nước hay không?”

Ông Javis nói  loại dữ liệu độc lập thu thập được từ trên không gian có thể cung cấp một khí cụ cho những nhà hoạch định chính sách tìm kiếm những phương cách tốt hơn để chia sẻ nước trên thế giới, một nguồn tài nguyên thiên nhiên quý báu và ngày càng hiếm hoi.

NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Văn Nghệ Và Điện Ảnh - Arts and Entertainment

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 929 guests

cron