Nên viết I ngắn hay viết Y dài?

PostFri Jun 22, 2012 9:18 am

Khóc Cười Theo Mệnh Nước Nổi Trôi, Nước Ơi: I Ngắn Hay Y Dài?
Chân Phương


Trong chính tả Việt Ngữ, nhà cầm quyền Hanoi đã từng bất chấp các quy tắc chính tả và áp đặt cả nước Việt Nam phải dùng chữ “I” ngắn thay cho “Y” dài… Thí dụ, “nước Mĩ” thay cho “nước Mỹ”, “Qui i” thay cho “Quy y”…

Sự áp đặt của bạo quyền đã xảy ra tại miền Bắc VN sau năm 1954 và miền Nam sau biến cố tháng Tư 1975 bởi những mệnh lệnh bằng… miệng do các đồng chí lãnh đạo bên trên! (“Long March”, chữ của Tố Hữu khi nói sau lưng Trường Chinh.)

Sự kệch cỡm đó đã trở thành chính thức, khi các “đỉnh cao của trí t(u)ệ loài ngợm” ban hành thành văn bản, đó là quy định ngày 30-11-1980 của bộ Giáo Dục để tiết kiệm một tí ti… mực viết và in chữ Quốc Ngữ.

Đó chỉ là một trong hàng trăm việc tàn phá vào sự trong sáng của tiếng Quốc Ngữ mà “đỉnh cao của trí tệ loài ngợm” thực hiện nơi quê nhà điêu linh.

Hơn nửa thế kỷ thực hiện những việc quái gở, giờ đây một số “trí thức xhcn” đã phần nào thức tỉnh và rụt rè lên tiếng đòi sửa lại những cái sai của lũ mán rừng.

Bài viết sau này của GSTS về ngôn ngữ học, một “trí thức ưu tú xhcn”, ông Nguyễn Đức Dân đã chỉ ra những cái sự thiếu sót và ngớ ngẩn trong quy định quái gở ngày 30-11-1980 của bộ Giáo Dục nơi thiên đường của bác và đảng:

Nên viết i hay viết y?

Có một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ Việt: hình chữ phải đẹp. Điều này dẫn tới hiện tượng “phá rào” với quy định viết i/y hiện nay.

Đó là quy định ngày 30.11.1980 của bộ Giáo dục về chính tả liên quan đến hai chữ y và i, như sau: “… trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i, trừ uy, như duy, tuy, quy…; thí dụ: kì dị, lí trí, mĩ vị. Chú ý: i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa, y tế, ỉ eo, ầm ĩ, im, yêu”.

Hiện nay có những ý kiến trái chiều với quy định này.

Những điều còn bỏ qua

Chữ viết là quy ước, chuẩn mực chính tả cũng là quy ước. Chữ Việt là loại chữ viết ghi âm. Khi ta nói, mỗi tiếng là một âm tiết. Mỗi âm tiết gồm có ba bộ phận: âm đầu – vần – thanh điệu. Mỗi vần lại chứa các thành phần nhỏ hơn: vần = âm đệm – âm chính – âm cuối. Như vậy, âm đầu, vần (âm đệm, âm chính, âm cuối), thanh điệu là những yếu tố có liên quan đến chuẩn mực chính tả.

Quy định trên không chú ý tới thói quen khi viết âm tiết có bán nguyên âm đứng cuối được ghi bằng y hoặc i. So sánh tay/tai, hay/hai. Cùng một nguyên âm, có i đứng cuối thì sẽ đọc dài ra, có y đứng cuối thì đọc ngắn đi. Lúc này nguyên âm a thể hiện âm vị /ă/ nên không ít học sinh mắc lỗi viết tăy, hăy.

Quy định không nói tới công dụng của y hay i đứng cuối âm tiết để phân biệt hai vần uy/ui: thuý khác với thúi, quý khác với cúi…

Quy định cũng không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:

Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm /w/: Nguyễn Khuyến, đêm khuya.
Viết y sau chữ qu~ (bán nguyên âm u đứng sau /k/): quy luật, quy ước, quyền lực, quyết định…
Viết yê khi âm tiết vắng phụ âm đầu và là nguyên âm đôi /ie/: yến, yểm trợ, yêng hùng, niêm yết, uyển chuyển, yên tâm… Như vậy, viết yêu không phải là “viết theo thói quen cũ” như nhận định trong quy định đã nêu.
Dù đứng một mình hay đứng cuối trong các từ phiên âm thì gốc sao phải viết vậy: dao i nốc (inox → inoxydable → không gỉ), muối i ốt… Nguyên âm /i/ đứng cuối nhưng vẫn phải viết là khí ôxy, khí hy đrô.

Những điều chưa chuẩn

Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao giữa các con chữ trong từ ngữ. Khái niệm này được hiểu như sau:

Ghép những phụ âm cùng độ cao với /i/ thì có khuynh hướng dùng i: si mê, mị dân, chim ri, rằn ri, rên rỉ, xanh rì, kẻ sĩ, vĩ mô, vi phạm, vì sao, vì vậy, vị trí… Gia Định Báo viết bán sỉ (số 6.5.1882), không thấy số nào viết bán sỷ. “Thói quen viết ỉ eo, ầm ĩ, im…” (quy định) phản ánh quy tắc này.
Khái niệm cân đối còn được hiểu là trong một từ nếu con chữ một phụ âm nhô cao lên thì ta viết y nhằm tạo ra sự hài hoà trên dưới. Viết lý thì phần trên và phần dưới chữ này cân đối với nhau, còn viết lí thì phần dưới chữ này hơi bị hụt. Vì vậy trong báo Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp: Lý văn Ngọc; chánh lý; chưởng lý; mạng lý (11.1); không lý vì bộ tướng vậm vỡ; có lý lắm (27.3). Cũng lý do tương tự, trong Gia Định Báo năm 1881, 1882 chúng ta gặp ký tên (26.12); thơ ký (12.2); trong kỳ 15 ngày (15.3)…; trong Nông Cổ Mín Đàm năm 1902, chúng ta gặp xem kỹ (6.3); ích kỹ (9.1, sai thanh hỏi); Nam-Kỳ; dầu thắng kỳ nhứt; anh lấy làm kỳ (24.7); chẳng kỳ lòng súng lớn nhỏ; cho kỷ càng (21.8, sai thanh ngã)… Chúng ta còn gặp thanh ny hồi tục, mỹ danh, làng Bình-hy… Cách viết Hoa Kỳ cũng nằm trong hệ thống trên. Trong những âm tiết vừa dẫn không gặp cách viết “trường hợp các âm tiết có nguyên âm i ở cuối thì viết thống nhất bằng i” như trong quy định.
Còn “viết theo thói quen cũ, thí dụ: ý nghĩa; y tế…” vẫn phản ánh luật cân đối trong chữ quốc ngữ: dùng y trong ý nghĩa, y tế để có sự cân đối giữa hai tiếng trong một từ ghép.
Trường hợp ngoại lệ “trừ uy (thì viết y) như duy, tuy, quy…” thì báo thời đó lại viết ngược lại: trong Nông Cổ Mín Đàm, chúng ta gặp nhơn gian qui Sở Khanh, vinh qui, Lão – kị – qui – y (3.4.1902).
Kích thước con chữ cũng là một lý do thẩm mỹ: chữ i ngắn hơn chữ y tạo ra ấn tượng là một đối tượng nhỏ. Vậy nên có khuynh hướng dùng i ngắn cho những đối tượng tạo ra ý niệm nhỏ: li ti, tỉ mỉ, vi tính; chi li, chi tiết; chơi bi, sân si, lí nhí… chứ không ai viết chơi by, tỷ mỷ, chy ly, chy tiết, vy tính…

Có những thói quen ngôn ngữ không tìm được lý lẽ

Trong tiếng Pháp hiện nay có từ poids (trọng lượng). Thuở xưa, từ này được viết là pois. Tới thời Phục hưng có người cho rằng nó do từ Latinh pondus mà thành, vậy phải thêm d vào sau i mới đúng, thế là người ta đổi pois thành poids. Về sau có người chứng minh được pois chính do từ Latinh pensum (vật được cân xem nặng nhẹ thế nào) mà ra, nhưng người Pháp đã quen dùng poids mất rồi. Vậy là poids vẫn giữ nguyên cho đến ngày nay.

Trong tiếng Việt có những biến thể trong cách viết i/y. Một từ mĩ là đẹp, mọi người quen viết nước Mỹ, châu Mỹ nhưng lại viết mĩ mãn. Những biến thể như vậy gặp rất nhiều. Điều đó là bình thường, không có gì đáng tranh cãi.

Tóm lại: Cách viết i/y trong quy định của bộ Giáo dục không phù hợp với tâm lý người Việt và thực tế tiếng Việt nên chúng ta thường “vượt rào” hoặc mắc lỗi trước quy định này. Nên chấp nhận những biến thể trong cách viết i/y.

GS.TS Nguyễn Đức Dân
Nguồn: Sài Gòn tiếp thị

Đó là một bài viết ngắn, cô đọng và tương đối có sự tìm tòi của tác giả là một GSTS của viện Ngôn Ngữ tại VN.

Tiếc thay, tuy người Việt tại trong nước và tại hải ngoại đều biết rằng quy định kia đã làm xáo trộn trật tự chính tả Việt Ngữ vốn có đã trong sáng từ trước đó (những năm 1950′s); nhưng ít ai thấu hiểu được mức độ tàn phá của nó đến ra sao:

Ngay cả một GSTS về ngôn ngữ học của chế độ là Nguyễn Đức Dân, khi dè dặt chỉ ra những cái sai đã có (của nghị định ban hành ngày 30-11-1980), thì bản thân ông cũng vì thiếu hiểu biết căn bản về chuyên môn nên đã mắc phải những sai lầm mới tai hại không kém.

Chỉ ra những sai lầm của ông GSTS trong bài viết trên, chúng tôi không hề phủ định những phần chính xác khác còn lại trong bài viết đó. Mục đích của chúng tôi trong bài phản biện này là ngăn chặn việc lan truyền thêm những cái sai sót mới đang đem đến kiến thức tai hại cho độc giả không chỉ trong nước. Ngay cả đối với người Việt tại hải ngoại khi đọc bài viết đó của ông GS TS mà thiếu sót kiến thức căn bản Việt ngữ cũng như thói quen suy nghĩ độc lâp, cũng dễ dàng bị “lạc đạn” vì tin vào những điều nhảm nhí này trong việc rà soát lỗi chính tả liên quan đến các mẫu tự “I ngắn” và “Y dài” của mình.

Vì, với cái mác “GS TS ngôn ngữ học” được dùng làm “nhãn hiệu cầu chứng tại tòa”, sẽ có rất ít người dám nghi ngờ đến tính cách khả tín từ những bài viết tương tự như bài này của ông Dân cũng như của các “GS TS ngôn ngữ học” được đào tạo tại VN ngày nay.

1. Ông GSTS viết, “Quy định cũng không đề cập tới quy tắc viết bằng chữ y trong những trường hợp:

Viết yê, ya khi nguyên âm đôi này đứng sau âm đệm /w/: Nguyễn Khuyến, đêm khuya.

Phần tô đậm màu xanh tươi rói đó, nếu cẩn thận hơn một chút thôi, ông GS TS đã nhìn ra được rằng nó chỉ là một trường hợp riêng biệt trong một nhóm trường hợp tổng quát hơn rất nhiều (a set, a group đối với âm yê). Đó là, khi các nguyên âm kép này đi sau những phụ âm đơn (hoặc kép) khác nhau đồng thời có được nguyên âm “u” đi kèm ngay sau chúng.

Rõ ràng hơn, chúng là các sự kết hợp như chu-yên, chu-yện, chu-yền, hu-yên, hu-yền, hu-yện, lu-yến, lu-yện, qu-yên, qu-yến, qu-yện, thu-yên, tru-yện, tru-yền, tu-yên, tu-yến,… Âm đệm /W/ (ký phiên âm của phụ âm kép “kh”) như ông đã ghi, cần được xếp trong nhóm kết hợp từ vựng vừa kể. Nó không phải là trường hợp riêng biệt như cách liệt kê của ông GS TS.

Ngoài ra, chính trong thí dụ của mình, ông đã không nhìn ra được rằng chữ “Nguyễn” trong “Nguyễn Khuyến” cũng đã can dự vào trường hợp tổng quát nói trên mà chúng tôi đang đề cập.

Thiếu sót vì sự bất cẩn trong bài viết của mình, lỗi này cuả ông GSTS khi quan sát các cấu trúc về chính tả, là một điều đáng tiếc. Tuy nhiên, nó có thể được xem là không quá nặng nề như điều chúng tôi sẽ nêu ra sau đây.

Sai sót lớn và trầm trọng trong bài viết, xoay quanh việc ông GS TS đã to gan, bạo phổi, và nhắm mắt đưa ra một “quy luật bất hành văn (luật không có văn bản) về thẩm mỹ”

2. Thật vậy, ông GS TS về ngôn ngữ học cho rằng, “Quy định trên không chú ý tới một quy tắc bất thành văn về tính thẩm mỹ trong chữ quốc ngữ: hình chữ phải đẹp, nghĩa là có sự cân đối về độ cao giữa các con chữ trong từ ngữ.”

Để có được cái [quy tắc bất hành văn “trong một từ nếu con chữ một phụ âm nhô cao lên thì ta viết y nhằm tạo ra sự hài hoà trên dưới.”, ông GS TS Nguyễn Đức Dân phải dày công nghiên cứu, kể cả việc đem thước li ra, đo dọc đếm ngang tỉ mỉ từng nét dài ngắn của mỗi con chữ cái. Thương hại cho ông GS TS đã hao tâm tổn sức hít bụi thời gian để săm soi kính lúp vào từng số “Gia Định Báo” và “Nông Cổ Mín Đàm” đã ngả màu theo tháng năm. Ấn bản của chúng, đã từ hơn trăm năm trước.

Cuối cùng, cái điều mà ông GS TS khám phá được như một thứ “mặt trời chân lý chói qua tim” đó, khốn khổ thay đã trở thành trò cười nhảm nhí đầy lố bịch của học trò quỷ quái khi bọn chúng tôi còn đang lê la ở các lớp Hai và lớp Ba trong những trường tiểu học tại Saigon:

Chúng tôi không biết bản thân ông GSTS đã được học Quốc ngữ như thế nào? Rồi sau đó ông đã nghiên cứu ra sao về ngôn ngữ trong thiên đường xhcn của các ông(?)

Lẽ nào, trong những năm đầu tiên của bậc tiểu học, ông GS TS đã không được dạy dỗ vài nguyên tắc vô cùng căn bản, khi viết chính tả liên quan đến các nguyên âm “I” và “Y”?

Các nguyên tắc căn bản đó bao gồm ít nhất những điểm sau đây:

a) Trực tiếp sau các phụ âm kép, chúng ta chỉ được phép viết “I ngắn” mà không được viết “Y dài”. Thí dụ: viết là “chi, chí, chỉ, chị, chì, ghi, ghị, ghì, nghi, nghỉ, nghĩ, nghì, khi, khí, khỉ, khị, khì… tri, trí, trĩ, trị, trì” mà không viết là “chy, chý, chỷ, chỵ, chỳ,…”

b) Trực tiếp sau các phụ âm “b, d, đ, g”; tuyệt đối không được viết “Y”, mà chỉ được dùng “I”. Thí dụ, “bi, bí, bỉ, bĩ, bị, bì…”

Ngoài ra, còn có vài nguyên tắc khác và những ngoại lệ cho các phụ âm đi kèm, cũng như một số các trường hợp khác nào đó cho phép viết bằng cả hai nguyên âm “I” và “Y” mà đều được công nhận là đúng trong một số tù điển Việt ngữ được biên soạn đứng đắn.

Nếu thời thơ ấu của ông GS TS được dạy dỗ cẩn thận hơn và ông cũng chịu khó học thuộc bài, thì hai nguyên tắc a) và b) nói trên đã tiết kiệm cho ông thật nhiều công sức “nghiên cứu” vất vả mà rốt cuộc chẳng đem lại chút giá trị nào cả(!) Nguy hiểm hơn, “chân lý” ngây dại, hâm hấp… mà ông GS TS phát kiến ra đó, hiện đang được phổ biến tràn lan trên thế giới mạng lưới toàn cầu bởi những suy nghĩ thiểu năng. Nó góp phần vào việc khiến cho con thuyền Quốc ngữ của nước ta mãi mang phận lênh đênh bọt bèo!

3. Bản thân việc “quản lý hành chánh về ngôn ngữ” đã sai trong chế độc tài cộng sản. Bởi vì hiểu theo nghĩa đen hay bóng cho quyền tự do ngôn luận, thì đó cũng là sự chà đạp nhân quyền. Trên thực tế, Quy Định hành chánh ngày 30/11/1980 của bộ Giáo Dục là một trong hằng trăm việc làm tàn phá vào sự minh bạch và trong sáng của tiếng Việt.

Thương thay cho ông GS TS “ngôn ngữ học” đã hiểu ra được cái sai cần phải được sửa đổi. Thế là, ông đã phải thập thò lên tiếng một cách không chính thức với dư luận, dựa trên “công trình nghiên cứu vĩ đại” của mình. Nhưng “lực bất tùng tâm”. Hoài bão tìm cách sửa lại cái sai do hậu quả của Quy Định cuồng điên kia của ông thì to, tâm ông dạt dào. Khốn nỗi ảnh hưởng của sự phá hoại đã quá nặng nề. Nặng nề đến đỗi, là một nhà “ngôn ngữ học” với học hàm học vị GSTS đeo nặng trên vai đã không giúp ông tìm ra được manh mối của cái sai, cái dở. Hơn ai hết, ông GS TS chính là nạn nhân của Quy Định hành chánh ngày 30/11/1980 do bộ Giáo Dục ban hành. Và, bản thân ông cũng có phần trách nhiệm với kiến thức của chính mình khi khả năng nhận xét vẫn còn vô cùng kém cỏi so với cái “mác” GS TS gắn trước tên tuổi của ông dưới mỗi “công trình nghiên cứu”.

Giá như ông GS TS Nguyễn Đức Dân đã được học hành một cách có quy củ ngay từ tấm bé như chúng tôi đã từng được thừa hưởng tại Saigon trong thời loạn ly, thì kiến thức căn bản về Quốc Ngữ ngày nay của ông đã rất vững vàng mà chẳng cần phải giành giựt cho được mảnh bằng TS. Ông cũng không cần phải chen lấn, xô đẩy cùng những đồng nghiệp của mình để đọ xem ai là kẻ có được lý lịch ba đời trong sạch hơn để được phong hàm GS. Tước-vị GS TS đã không giúp được cho những người “trí thức xhcn” như ông Nguyễn Đức Dân tránh được trở thành trò cười của chúng tôi khi còn là học sinh những năm đầu tiểu học…

Trí thức của xã hội đã như vậy. Thế còn đồng bào của chúng tôi hiện nay đang ở mức độ hiểu biết ra sao về tiếng Mẹ đẻ của chúng ta? Đoạn văn bên trên, tôi đã viết rằng đem những ông GS TS ra làm trò cười khi mình còn bé. Mỉa mai thay, vì thực tế khi những dòng chữ đang tuôn ra giữa đêm khuya, cũng là lúc chúng tôi phải cúi xuống lau vội bàn phím. Vì chợt nhận ra vị mặn của những giọt nước mắt đang thấm trên môi cười ngạo nghễ…

Nhìn thấy những sai lầm trầm trọng của “GSTS về ngôn ngữ học” Nguyễn Đức Dân trong lĩnh vực chuyên môn của ông, chúng tôi trách bản thân ông ta thì ít. Mà thương hại cho những người như ông Dân cũng như nghĩ đến đồng bào của mình hiện đang sống trong nước, càng nhiều hơn…

Nguyên nhân đáng trách vẫn là do chế độ cs bao năm qua đã dùng mán rừng để quản lý hệ thống văn hóa và giáo dục. Thời gian trôi ở trong nước, hàng vốc những GSTS được đào tạo với khả năng chuyên môn như ông Dân. Với mớ kiến thức giả tạo, sai lạc, dật dờ, khật khùng, và ngớ ngẩn… như thế; tránh sao bài viết không có lỗi lầm vừa xảy ra trong khả năng nhận xét, vừa đến từ lỗ hổng của kiến thức góp nhặt bởi những thiếu sót hạn hẹp? Rồi từ đó, thế hệ của các “thiên tai của ngôn ngữ” như ông Dân lại tiếp tục đào tạo ra thành những thế hệ “tai ương trong Quốc ngữ” theo sau…

Đời còn có gì buồn hơn?

Nếu lề lối thi cử để vào được trường công lập tại Saigon trước năm 1975 có khắc nghiệt. Thì nó đã đào tạo ra được những đứa học sinh lớp Sáu (Đệ Thất) trung học có khả năng viết chính tả còn đúng hơn cả ông GSTS trong “thiên đường xhcn”.

Điều này không chỉ là tai họa cho đồng bào Việt Nam hiện ở trong nước. Nó còn là những nọc độc tiêm nhiễm vào cả giới trẻ sinh ra và lớn lên tại hải ngoại. Nó cũng len lỏi vào một số (ít-nhiều, xin tùy độc giả đánh giá!) những người đang tự nhận là trí thức và giới cầm bút người Việt mang kiếp tha hương. Họ đã từng gạt lệ ly hương để đi tìm tự do. Nhưng một số nào đó, vẫn cam chịu nô lệ về mặt tư tưởng vì chưa biết được thế nào là việc sử dụng suy nghĩ của mình một cách độc lập!

Ôi, bước thăng trầm trong chữ nghĩa của tiếng Việt ngày nay. Chẳng phải là “Đoạn trường thương tâm” hay chăng???…

Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi
(Tình Ca – Phạm Duy)

Chân Phương
Falls Church, VA.
12/12/12

(Bài này đã được biên tập và CP mới đăng lại tại http://www.vietthuc.org). Link:
http://www.vietthuc.org/2012/12/20/khoc ... hay-y-dai/
Last edited by Chân Phương on Thu Jan 17, 2013 11:45 am, edited 1 time in total.
Chân Phương
 
Posts: 62
Joined: 06/09/2012

PostFri Jun 22, 2012 8:20 pm

Khóc Cười theo Mệnh Nước Nổi trôi, Nước ơi: I ngắn hay Y dài? (hồi thứ hai)
Chân Phương
December 24, 2012

Trong bài trước, chúng tôi đã từng nhắc lướt qua sự tàn phá chữ Quốc ngữ do việc sử dụng một cách hợp nhất hai mẫu tự “I” và “Y” trong chính tả Việt ngữ. Song song với bài viết trình bày đó, Việt Thức cũng đã cho đăng bài “vẫn chuyện I ngắn và Y dài”, kết hợp bởi ý kiến của cố Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa – cựu Khoa trưởng Đại Học Văn Khoa, Saigon; và cũng là sáng lập viên Viện Việt Học tại miền Nam tiểu bang California – cùng bài “BÀN TIẾP VỀ CHUYỆN I NGẮN Y DÀI “ do tác giả Đào Tiến Thi viết vào mùa Thu 2010.

Chúng tôi xin cảm ơn nhã ý của Việt Thức đã đăng bài viết kết hợp nói trên đi kèm cùng bài trình bày “I ngắn hay Y dài?” (Chân Phương). Nó là dịp để độc giả có sự so sánh, đối chiếu, và chọn lựa về các ý kiến khác nhau trên cùng một vấn đề.

Điều đó cũng giúp cho chúng tôi không phải đem dán toàn bài kết hợp của TS Nguyễn Đình Hòa và Thạc Sĩ Đào Tiến Thi vào (hồi thứ hai) của “I ngắn hay Y dài?” của ngày hôm nay, nhằm tiếp tục làm sáng tỏ thêm quan điểm của riêng mình.

Qua bài viết kết hợp nói trên, chúng ta đọc được những ý kiến của giới chuyên môn về ngôn ngữ tiếng Việt chung quanh chính tả của hai con chữ I và Y. Trong số đó, nặng ký nhất phải kể là những ý kiến của các Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa và GS Cao Xuân Hạo là những tên tuổi hàng đầu của giới “hàn lâm” về Việt ngữ của cả hai miền Nam-Bắc VN trước 1975.

Tựu chung, với cựu Khoa trưởng Đại Học Văn Khoa Nguyễn Đình Hòa – tác giả của nhiều cuốn từ điển Anh-Việt Việt-Anh được xuất và tái bản nhiều lần trong các thập niên 5, 6, và 70… cho đến sau này; ông ghi nhận rằng Quốc ngữ đã từng có thời gian phân biệt được rạch ròi I và Y trong chính tả mà ông cho rằng có lẽ đó chỉ là do thói quen. Để từ đó ông đã bỏ cuộc và mong rằng, những thay đổi sau này (nếu có) sẽ làm cho Việt ngữ tốt hơn(!)

Giáo Sư Cao Xuân Hạo, người được xem là học giả về Việt ngữ tại miền Bắc VN là người “đơn thương độc mã chống lại chủ trương sáp nhập i ngắn và y dài”, cuối cùng cũng bị “bắt bí” mà không đưa được lời giải thích mạch lạc cho lập trường của mình. Cô đơn và bất lực trong việc đi tìm manh mối cho hai mẫu tự bé tẻo I và Y giữa những ý kiến đối nghịch với mình, Giáo Sư Hạo đành yếu ớt lên tiếng:

“Nhược điểm của chữ Quốc ngữ không phải ở chỗ nó chưa thật là một hệ thống phiên âm vị học, mà ở chỗ nó có tính chất thuần tuý ghi âm, và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong trường hợp các từ đồng âm vốn có rất nhiều trong tiếng Việt. Tuy vậy, cũng giống như chữ Anh và chữ Pháp, những chỗ bị người ta coi là bất hợp lý chính là những chỗ làm cho nó phân biệt nghĩa và cội nguồn của các từ đồng âm như da và gia, lý và lí (trong lí nhí). v.v.. Đáng tiếc là những chỗ như thế không lấy gì làm nhiều”

Tất nhiên, phát biểu của GS Hạo bên trên chứa đựng nhiều bất hợp lý hoặc không được chặt chẽ. Tuy nhiên, trong phạm vi bài này chúng tôi xin chỉ nói đến hai điểm chính là các sai sót khi GS cho rằng chính tả Quốc ngữ đã không làm tròn nhiệm vụ ghi âm (ký phiên âm) và các trường hợp mà ông đã cho rằng đồng âm (da và gia, lí và lý) chỉ là các trường hợp hãn hữu dùng để phân biệt nghĩa của từ vựng mà thôi!

Điều này dẫn đến việc nhiều người đi sau đã, đang, và sẽ kế tục những sai sót này của GS Hạo để xây dựng và hình thành những sai sót mới sau này!

Người viết xin được nhắc lại một ý kiến đã nêu trong bài viết trước đây của mình:

Tác hại của Quy Định hành chánh về chính tả I và Y của bộ Giáo Dục vc ban hành ngày 30/11/1984 đã đem đến hậu quả khôn lường. Đó là, ngay cả các học giả tên tuổi của cả hai miền Nam-Bắc VN, của người NV tại trong nước và hải ngoại đến nay cũng hoàn toàn mù mịt mà không tìm được ra manh mối để trở lại với trật tự, với quy củ của nó (lỗi chính tả I và Y) như thuở ban đầu (1945 tại miền Bắc và 1975 tại miền Nam).

Tại sao chúng tôi lại lấy mốc đầu tiên là 1945 tại miền Bắc, khi Quy Định không số của bộ Giáo Dục đến ngày 30 tháng 11 năm 1984 mới được ban hành?

Sau năm 1945, cs VN tại miền Bắc đã bắt đầu phổ biến các tài liệu nhằm mục đích đánh bóng lãnh tụ hcm dưới tên nguyễn ái quốc và nhiều bí danh khác nữa. Trong khi sao chụp lại hình ảnh có thủ bút của hcm và phổ biến, chúng ta cũng nhìn thấy được các lỗi chính tả ký âm một cách cẩu thả và nham nhở mà hcm mắc phải. Thí dụ, “cách mạng” được ghi là “kách mệnh”, “Bắc Cạn” được ghi là “Bắc Kạn”, “quý báu” được ghi là “quí báu”… Điển hình nhất là các bản thảo của chúc thư cũng như bản thảo lời kêu gọi “Giải Phóng miền Nam”. Trong đó, hcm đã viết “không có gì QUÍ hơn độc lập tự do!” thay vì phải viết “không có gì QUÝ hơn độc lập tự do” .

Mùa Hè 1976 khi ra Sơn Tây – miền Bắc – để thuốc thang cho Bà Nội trong những ngày hấp hối của Bà, chúng tôi ngày đó còn là đứa trẻ mười lăm tuổi đã nhìn thấy câu văn “Không có gì QUÍ hơn độc lập tự do” được đúc bằng vàng treo nơi vách tường bên trong lăng kẻ tội đồ của dân tộc. Ngày nay, có lẽ để che dấu cái dốt tiếng Việt của tên gian ác, các tài liệu trong nước và trên internet đã sửa lại cái sai quá lộ liễu kia trở lại thành “không có gì QUÝ hơn độc lập tự do”.

Bồi bút thời nào cũng có, dưới thời cs lại càng nhung nhúc kém chi sâu bọ? Do đó, ngày ấy với chủ trương “nấu phân chủ tịch nước cho thành nước hoa để rải đều khắp nhân gian”, không ít kẻ “trí thức văn hóa” đã uốn lưng và bẻ cong ngòi bút của mình để đổi lấy miếng đỉnh chung. “Cải cách chính tả Quốc ngữ” trong từng giai đoạn với những điều ngu xuẩn của cán bộ văn hóa của csVN chỉ là các thủ đoạn vừa để nịnh bợ lấy điểm vừa nhằm che lấp cái “dốt đặc cán thuổng” về tiếng Việt của lãnh đạo tối cao csVN mà bọn bồi bút đã bày vẽ ra… Ngay cả khi cái thây ma không hồn giữa quảng trường Ba Đình có thối rữa theo thời gian, đám bồi bút kia cũng vẫn còn lợi dụng “tư tưởng hcm” để bòn vét tài nguyên đất nước, bán rẻ tổ quốc cho ngoại bang và tiếp tục kềm kẹp đồng bào để vinh thân phù gia.

Xin điểm lại lịch sử của Quốc Ngữ mà chúng ta đang dùng. Tiếng Việt đã được các linh mục Bồ Đào Nha Gaspar do Amaral và Antoine Barbore phiên âm thành mẫu tự Latin từ khoảng 1650 với hai công trình “Từ Vị Annam – Bồ Đào Nha” và “Từ Vị Bồ Đào Nha – Annam”. Sau đó vì các yếu tố lịch sử mà người Bồ Đào Nha đã bỏ dở dang công việc truyền giáo của họ. Người Pháp đã kế tục công cuộc “khai hóa niềm tin và tín ngưỡng” tại đất nước Đàng Ngoài và Alexander De Rhode hoàn thiện công trình của các linh mục người Bồ Đào Nha. Trong quá trình hình thành chữ cho đến đầu thế kỷ 20 và với mục đích truyền đạo, chữ Quốc Ngữ vẫn còn phôi thai và ít được chú ý đến. Vì thế, văn phong của các tác phẩm được viết bằng Quốc ngữ của thời kỳ 1920’s trở về trước nay đọc lại cũng thấy nhiều điều ngây ngô, trúc trắc…

Tuy nhiên, kể từ khi Hán văn đã không còn là ngôn ngữ được dùng trong các trường thi và chữ Quốc Ngữ đã bắt đầu hiện diện trong học đường, thì phong trào vận động và phát triển chữ Quốc Ngữ đã được rầm rộ hưởng ứng sang các lãnh vực văn học, báo chí, cũng như ngoài xã hội. Sau Phong Hóa – Ngày Nay là Tự Lực Văn Đoàn, Tân Văn, Phụ Nữ, Phụ Nữ Tân Văn, phong trào Thơ Mới, phong trào văn chương lãng mạn, tiền chiến… rồi ngay cả Nhân Văn và Giai Phẩm ngoài Bắc sau năm 54 cũng như xã hội, học đường, văn chương của miền Nam cho đến ngày mất nước tháng Tư 1975. Có thể nói, thời kỳ rực rỡ nhất của chữ Quốc Ngữ chính là giai đoạn của Tự Lực Văn Đoàn (1930’s) cho đến 1975 tại Saigon.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi chưa đến năm mươi năm đó, Ông Cha chúng ta đã bỏ ra rất nhiều công sức tạo nên sức sống phong phú và linh động của một ngôn ngữ mới làm thành di sản để lại. Trong các công sức mà Ông Cha chúng ta vun đắp đó, phải kể đến cách ghi âm một cách khoa học mà không phải ai cũng nắm vững cho được.

Rõ ràng, ngay cả các học giả nổi tiếng của cả nước và được nhiều thế hệ người Việt biết đến với những trước tác đầy giá trị như Lê Ngọc Trụ, Cao Xuân Hạo, và Nguyễn Đình Hòa… cũng có phần nhầm lẫn trong các phương pháp ký âm tiếng Việt mà chúng ta được thừa hưởng khi dùng chữ Quốc Ngữ. Các Giáo Sư Lê Ngọc Trụ (người miền Nam) và Cao Xuân Hạo (người miền Trung – Nghệ An – sinh trưởng tại Huế) bị các giới hạn khi phân tích ngữ âm chính tả đã đành. Riêng đối với Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa, là người Hanoi, xuất thân từ trường Bưởi; mà cũng “bị kẹt” và chịu thua trước hai mẫu tự I và Y trong chính tả Quốc ngữ sau một thời gian dài tiếp xúc với chữ nghĩa tiếng Việt đang được dùng trong nước, thì đó cũng là điều đáng buồn thay cho tiếng Việt của chúng ta…

Điều này cũng cho thấy di hại của Quy Định quái gở ngày 30/11/1984 đã ảnh hưởng sâu và rộng đến đâu!

Chúng tôi xin được trở lại với các phương pháp và nguyên tắc ký âm trong tiếng Việt:

1/ Đầu tiên, Giáo Sư Cao Xuân Hạo đã cho rằng đồng âm (da và gia, lí và lý) chỉ là các trường hợp hãn hữu dùng để phân biệt nghĩa của từ vựng mà thôi. Theo ông, các chữ da và gia, lý và lí là những chữ đồng âm!

Tuy nhiên, sự thật không phải thế. Chúng là các chữ được phát âm khác nhau trong tiếng Việt. Do đó, Ông Cha chúng ta đã ghi lại chúng bằng các mặt chữ khác nhau.

2/ Từ nhầm lẫn này của GS Hạo, ông Thạc Sĩ Đào Tiến Thi còn đi xa hơn khi cho rằng các phụ âm d/gi, c/k/q, g/gh, ng/ngh đều là tương đương như nhau. Trước ông Thi, tại Saigon những năm 50 và 60 của thế kỷ trước nhà văn Nguiễn Ngu Í cũng đã từng đưa ra ý kiến cải cách chính tả tiếng Việt và nhất định không viết bút hiệu của mình một cách bình thường là Nguyễn Ngu Ý.

Nói chung, sự nhầm lẫn của các ông GS Hạo, ông Thi, ông Í, và nhiều người khác nữa… có nguyên nhân do không quan tâm đến các điều kiện phát âm và ghi âm tiếng Việt khi hình thành chữ Quốc Ngữ.

Khi hình thành chữ Quốc ngữ, các linh mục Bồ Đào Nha và Pháp cũng như Ông Cha chúng ta đã dựa trên giọng nói, giọng phát âm của người Hanoi để ghi lại. Giọng của người Hanoi trước 1954 và sau này một số đã di cư vào miền Nam là giọng nói trời phú cho không bị một lỗi chính tả nào như vài địa phương khác tại miền Bắc nói riêng và tại cả ba miền Nam, Trung, Bắc của nước ta nói chung.

Trong bài viết nguyên thủy rất dài của ThS. Đào Tiến Thi có đoạn ông viết như sau:

“3.4.1. Chữ QN tuy là chữ ghi âm nhưng khác rất xa các chữ Ấn Âu. Trong các ngôn ngữ Ấn Âu, gần như phải phát âm đầy đủ từng âm vị, thì tiếng Việt phát âm thành từng âm tiết (tiếng), dù âm tiết đó gồm bao nhiêu âm vị thì cũng chỉ phát âm một lần, tiếng có nhiều âm vị cũng có độ dài như tiếng chỉ có một âm vị. Mỗi âm tiết là một khối “tròn vành rõ chữ”, không nối sang nhau (kiểu như Thank you cuả tiếng Anh). Cho nên trong khi các chữ viết Ấn Âu phải ghi từng âm vị thì chữ QN ghi lại âm tiết (tiếng).

Nhận xét được in đậm đó, tưởng như là rất đúng theo sự hiểu biết của ông Thi cũng như đối với những người Nam và người Trung khác của nước ta. Tuy nhiên, nó không đúng trong các phương pháp ký âm trong việc hình thành chữ Quốc ngữ. Những người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ từ hàng trăm năm trước đã nghe và quan sát rất kỹ cách phát âm của người Việt Nam nói chung và giọng Hanoi nói riêng. Từ đó, họ đã ghi lại chính xác hoàn toàn chính tả mà chúng ta từng được thừa hưởng.

Trong đó, các phụ âm đầu [d]/d/ và âm [gi]/gi/ đã được phát âm với độ dài ngắn khác nhau. Âm [gi] dài và được nhấn mạnh hơn âm [d]. Do đó nếu chú ý và đã nghe quen rồi, người miền Nam và miền Trung sẽ nhận ra âm vực và thời lượng khác nhau khi người Bắc nói những câu sau đây:

Trưa nay, con muốn ăn gì?
Cô ấy là chị em con dì với tôi!

Tương tự, các phụ âm đầu [c], [k], và [q] cũng được phát âm khác nhau. (Chính xác hơn, phải viết là [qu] vì trong tiếng Việt không hề có phụ âm [q] độc lập. Điều này tương tự xảy ra đối với phụ âm [p] không được xem là phụ âm độc lập).

“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc” (BHTQ) và “Quốc gia – Dân tộc”
Trong hai câu và nhóm chữ trên, thì “cuốc” được phát âm ngắn và nhẹ hơn “Quốc”. Chính vì sự nhấn mạnh của nguyên âm kép trong chữ “Quốc” đã khiến cho chúng ta có tựa của cuốn “Đại Nam Quấc Âm Tự Vị” nổi tiếng từ đầu thế kỷ hai mươi.

Phân biệt các âm [c] và [qu] như trên quả là khó đối với người miền Trung và miền Nam. Nó vẫn chưa khó khi ngày còn bé chúng tôi phải tập phát âm cho rõ các âm cuối [c] và [ch] giữa các chữ “tíc tắc” và “Tích giang” (tên một con sông chảy qua tỉnh Sơn Tây, Bắc Việt. Độ mạnh của hơi đẩy ra hoặc giữ lại nơi đầu lưỡi hoặc thời lượng giữa việc phát âm hai chữ “tíc” và “tích” này cũng đã có sự khác nhau để người nghe không bị nhầm lẫn.

Các âm [c] và [k] thì sao? Chúng ta hãy xem khi đứa trẻ con em người Bắc di cư 1954 hoặc hiện đang ở trong nước phát âm chữ “con”. Đó là một âm /con/ trọn vẹn trong ký âm Quốc ngữ. Trẻ em miền Nam phát âm thành /koong/ vì âm [k] ngắn hơn âm [c] và [oo] dùng để diễn tả nguyên âm dài hơn của [o]. Tuy nhiên, trẻ em người miền Nam và miền Trung đã không hề viết sai chữ [con] này!

Tóm lại, nếu tìm tòi và hiểu rõ được một cách mạch lạc về các phương ký âm hợp lý trong Quốc ngữ, thì lỗi chính tả sẽ được giảm bớt rất nhiều. Hơn nữa, kiến thức về ký âm được nâng cao cũng giúp phần ngăn chặn các đòi hỏi “cải cách tiếng Việt” một cách ngông cuồng và ngu xuẩn!

Hiểu được phương pháp ký âm, chúng ta sẽ trân trọng hơn đối với di sản kho tàng Quốc ngữ mà chúng ta đang được thừa hưởng mà không tự biến mình thành những kẻ vong ân đối với công sức của tiền nhân.

Trên đây, chúng tôi đã trình bày nguyên nhân chính đưa đến các nhầm lẫn về quan niệm chính tả của các học giả đáng kính như Lê Ngọc Trụ, Cao Xuân Hạo,… Nguyên nhân này xảy ra do tiếng nói địa phương của nơi sinh trưởng của các GS Trụ và Hạo (miền Trung và miền Nam) đã là một rào cản cho việc thẩm thấu cần thiết để có thể ghi âm chính xác theo Quốc ngữ.

Điều đáng tiếc hơn nữa là đối với Giáo Sư Nguyễn Đình Hòa, cựu Khoa Trưởng trường Đại Học Văn Khoa Saigon là người sinh ra và lớn lên tại Hanoi. Trong bài phân tích của GS Hòa, ông đã có thái độ buông xuôi với vấn nạn I ngắn và Y dài vì cũng cho rằng mục đích phân biệt chỉ dùng để cho chữ nghĩa thêm đẹp… Điều này có lẽ phần lớn vì GS Hòa đã cho rằng chữ Quốc ngữ chỉ là vay mượn từ người ngoại quốc (Bồ Đào Nha – Pháp) mà không phải do công sức của Ông Cha của chúng ta bỏ công vun bồi?

Giá như ngày còn sống, GS Hòa đã dùng vốn kiến thức cùng kinh nghiệm hiểu biết của mình về ngữ văn và ưu thế giọng nói Hanoi của mình để phân tích và giảng giải như cố gắng nông cạn của chúng tôi đang làm; thì với uy tín sẵn có của GS, chắc chắn tình hình cũng khả quan hơn thật nhiều. Riêng đối với GS Hạo là người đã sinh sống trong nước và có nhiều thời gian ngay tại Hanoi, việc ông không nhận ra những điểm căn bản trong phát âm và ký âm của người Bắc cũng là điều đáng buồn!

Phải chăng, các nhà ngôn ngữ học chỉ biết đến văn chương bác học để “sáng tác” ra những lý thuyết cao xa không tưởng, thiếu thực tế mà bỏ quên mất căn bản cội nguồn của ngôn ngữ, thông qua sự quan sát bằng thực tế được thể hiện hằng ngày trong tiếng nói của đồng bào sống chung quanh mình?

Nay chúng tôi xin trở lại cùng các nguyên tắc chính tả của I và Y trong Quốc ngữ của chúng ta:

1/ Nguyên tắc đầu tiên, như đã viết trong bài trước, đứng liền sau các phụ âm kép luôn luôn là “I” mà không phải là “Y”.

2/ Nguyên tắc thứ hai, sau tất cả các phụ âm b, d, đ, g, n, s, x; chúng ta chỉ được viết “I” mà không viết Y, ngoại trừ một vài biệt lệ cho mẫu tự “n” khi đó là danh từ riêng mà thôi. Các biệt lệ này không hề nói đến chữ phiên âm các từ các ngôn ngữ ngoại quốc khác, ny-lông là một ví dụ!

3/ Sau phụ âm [qu] luôn luôn phải là “Y” mà không bao giờ được là “I”.

Viết [quy, quý, quỳ, quỷ, quỹ, quỵ, quấn quýt, ăn quỵt… ] (1) là đúng.
Viết [qui, quí, quì, quỉ, quĩ, quị, quấn quít, ăn quịt … ] (2) là hoàn toàn sai.

Không ít người sẽ hỏi tại sao chúng ta có nguyên tắc này. Xin thưa:

Hãy so sánh với hai phụ âm gần gũi [c] và [h] của [qu] cũng như các phụ âm Thông thường khác khi chúng ta phát âm các chữ viết sau đây sẽ rõ:

[huy, hùy, hủy, huýt, tuy, tùy, tủy, tuýt… ] (3)
Các phần nguyên âm của các nhóm (1) và (3) phù hợp với nhau. Ngược lại, với cấu trúc của nhóm (2), chúng ta sẽ có:
[hui, húi, hủi, tủi, túi, tùi… ] (4) Nhóm (4) này là băng chứng cho thấy nhóm (2) [qui, quí, quì, quỉ, quĩ, quị, quấn quít, ăn quịt …] bao gồm những từ vựng hoàn toàn vô nghĩa trong cách ký âm Quốc ngữ.

4/ Qua ba nguyên tắc căn bản và giản dị vừa nêu, chúng ta đã giải quyết gần hết các kết hợp trong phương pháp ký âm giữa các phụ âm Việt ngữ cùng hai nguyên âm I và Y. Chỉ còn lại năm phụ âm h, k, l, m, và t là những phụ âm có nhiều lẫn lộn và khó nhớ nếu không tìm ra biện pháp thích hợp để hiểu và nhớ.

Tuy nhiên, chúng tôi xin được trở lại cùng bài viết của ông Đào Tiến Thi khi ông dùng Y trong kết hợp với phụ âm [s]. Việc kết hợp này trong ký âm Quốc ngữ (chính tả) là hoàn toàn sai trái. Chúng tôi nghi ngờ rằng trước khi làm điều này, không biết ông Thi đã bỏ chút thời gian quý báu của mình để tra tự điển Việt Ngữ mà ông đang có?

Chúng tôi tự hỏi khi viết ra những chữ [ngu sy, sy tình, sỷ nhụcsỹ tử, sỹ phu, sỹ diện], ông Thạc Sĩ của nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam đã có được một chút ý thức nào về việc mình đang làm: ông đang tiếp tay phá hoại cho sự rối rắm và tối tăm của hai nguyên âm I và Y trong Việt ngữ ngày nay.

“Chân lý mới” mà ông Thạc Sĩ vừa phát kiến cho rằng các chữ Hán Việt thì được viết bằng Y như [tu my, tự ty … ] hoàn toàn khiến chúng tôi chưng hửng trước lập luận của ông. Lập luận này là lời nhắc nhở đối với câu nói của người xưa “biết thì thưa thốt… ”

Giá như các nhà “ngôn ngữ học” Việt Nam như các ông Dân, ông Dõi, ông Thi bớt đi phần nào sự ngạo mạn của họ và biết đặt lương tâm của người cầm bút lên trên những điều viết ra… các con chữ nguyên âm I và Y đã sớm thoát khỏi phận bèo dạt, mây trôi, lênh đênh không bến đỗ như ngày nay…

Tiếng nước tôi ! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi
Tiếng nước tôi ! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi
(Tình Ca – Phạm Duy)

Chân Phương
Falls Church, VA.
12/21/12

Đây là bài thứ hai liên quan đến hai chữ cái I và Y mà CP đã biên tập và được đăng trong vietthuc.org, link: http://www.vietthuc.org/2012/12/24/khoc ... i-thu-hai/
Last edited by Chân Phương on Thu Jan 17, 2013 11:50 am, edited 1 time in total.
Chân Phương
 
Posts: 62
Joined: 06/09/2012

PostTue Jul 10, 2012 6:35 pm

cũng tại vậy mà chinh bị lên hội đồng nhà trường vì cái tội ngẵng.
chinhn
 
Posts: 299
Joined: 06/21/2012

PostThu Jan 17, 2013 11:58 am

chinhn wrote:cũng tại vậy mà chinh bị lên hội đồng nhà trường vì cái tội ngẵng.
Chinh,

Cảm ơn Chinh đã đọc và chia sẻ kỷ niệm học trò của mình. :VJ78
Liên quan đến chuyện chữ nghĩa tiếng Việt, CP có vài bài viết cộng tác với website Việt Thức mới được đăng không lâu trước đây. Nay đem về VJ, mời ACE tường lãm:

http://www.vietthuc.org/2013/01/15/56474/

Khóc Cười Theo Mệnh Nước Nổi Trôi, Nước Ơi: Vô Hình Chung hay Vô Hình Trung?
Chân Phương
January 15, 20130 Bình Luận

Vô Hình Chung hay Vô Hình Trung?
Đổi Viên Ngọc Quý Để Lấy Hạt Sỏi Thô!

Lang thang trên mạng toàn cầu hơn một năm trước đây, chúng tôi đọc được đoạn văn do bí danh anhcasg (Anh Cả Saigon?) viết như sau:

[Vô hình trung: Đây là một từ mới, không biết được đưa vào sử dụng từ bao giờ, nhưng những tự điển chữ Hán, chữ Việt xuất bản trước chiến tranh, không ghi.

Về chính tả, còn có người viết "vô hình chung". Về nghĩa, mỗi người hiểu một cách. Tựu trung, có hai cách hiểu chính: 1-Theo nghĩa "không cố ý"; 2-Theo nghĩa của từ cũ "chung qui".

Tôi thử tra tự điển, thì thấy:

-Tự điển Hán-Anh Mathews (1966) không ghi "vô hình trung", nhưng có ghi "vô ý trung", và định nghĩa là "thoughtlessly, inadvertently" (không dụng tâm);

-Tự điển Hán-Anh Viễn-Đông (1993) có ghi "vô hình trung", và định nghĩa cũng gần giống cuốn vừa dẫn;

-Từ điển Việt-Hán của Hà-Nội (1990) chú nghĩa "vô hình trung" là "vô ý trung";

-Tự điển Tiếng Việt Hoàng Phê (1988) định nghĩa "vô hình trung": Tuy không có chủ định, không cố ý, nhưng tự nhiên là. Và cho thí dụ: -Anh không nói gì, vô hình trung đã làm hại nó.

-Tự điển Lê Văn Đức (1970) có ghi "vô hình trung", nhưng giảng rất lúng túng: "Tóm lại, rút ra những phần cốt yếu mà khó thấy. Thí dụ: Làm chính trị phải có nhiều thủ đoạn để giải quyết trăm ngàn việc khó khăn phức tạp; nhưng vô hình trung, là làm cho nước mạnh dân giàu, an cư lạc nghiệp".

Bốn cuốn trước hiểu "vô hình trung" theo nghĩa "không cố ý". Riêng cuốn sau cùng hình như hiểu theo nghĩa "chung qui", "rốt cuộc".]

(http://vn.answers.yahoo.com/question/in ... 637AAkIGiH)

Theo Tiến Sĩ Sử Gia Nguyễn Duy Chính (Việt Thức) cho hay:

[Để biết thêm rằng mình sai lầm tôi có tìm một vài cuốn từ điển tiếng Việt trong nhà thấy Đại Từ Điển Tiếng Việt [Nguyễn Như Ý chủ biên] (Hà Nội:VH-TT, 1999) tr. 1826:

vô hình trung: Không cố ý, không chủ tâm, tự nhiên mà có với thí dụ: Như thế vô hình trung anh lại không ủng hộ nó.

Tôi cũng tra Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị [tác giả Lê Ngọc Trụ (bản in trong nước trước 1975, Đại Nam tái bản hải ngoại không đề năm), tr. 117 cũng thấy viết vô hình trung trong mục chữ TRUNG [中]. Cụ Lê Ngọc Trụ là một học giả nổi tiếng nên chúng ta có thể theo mà không sợ nhầm lẫn…

Hán Ngữ đại từ điển (Thượng Hải từ thư, 1986) viết như sau:

無形中:亦作“無形之中”。

||不知不覺之間;不具備名義而有其實質之情況下。

瞿秋白《論大眾文藝‧大眾文藝的問題》:“無形之中對於革命的階級意識的生長,發生極頑固的抵抗力。”

峻青《秋色賦‧女英雄孫玉敏》:“她一氣教會了四十多個妹妹,能夠很熟練地埋雷,她無形中成了整訓中的婦女核心。”]

Từ các sự kiện trên đã cho chúng tôi ngạc nhiên lớn và không khỏi xót xa cho kho tàng ngữ vựng mà Ông Cha chúng ta để lại. Chúng ta đang vô tình đánh mất một viên ngọc quý để đổi lấy hạt sỏi thô thay vào trong các từ ngữ Hán Việt đã từng được dùng rất trong sáng và rõ ràng trong công trình vun đắp của tiền nhân.

Người viết bài (Chân Phương) xin tạm phiên âm đoạn Hán văn của Hán Ngữ đại từ điển mà sử gia Nguyễn Duy Chính đã đem về bên trên như sau:

Phiên âm: [Vô hình trung: diệc tác “vô hình chi trung”.

|| Bất tri bất giác chi gian; bất cụ bị danh nghĩa nhi hữu kỳ thực chất chi tình huống hạ.

Cù Thu Bạch; Luận đại chúng văn nghệ, đại chúng văn nghệ đích vấn đề: “Vô hình chi trung đối ư cách mệnh đích giai cấp ý thức đích sinh trưởng, phát sinh cực ngoan cố đích để kháng lực.”

Tuấn Thanh; Thu Sắc Phú, Nữ anh hùng Tôn Ngọc Mẫn: “Tha nhất khí giáo hội liễu tứ thập đa cá muội muội, năng cú ngận thục luyện địa mai lôi, tha vô hình trung thành liễu chỉnh huấn trung đích phụ nữ hạch tâm.”]

Xin dịch sang tiếng Việt như sau:

[Vô hình trung (hầu như, dường như): cũng được hiểu là “vô hình”

|| Sự vô tình; không có tên gọi đầy đủ để nói lên thực chất của sự việc.

Theo Cù Thu Bạch, trong “Luận đề về văn nghệ quần chúng”; thì:

“DƯỜNG NHƯ, trong sự phát triển về ý thức cách mạng giai cấp đã gặp phải sức kháng cự mãnh liệt.”

Tuấn Thanh, trong “Thu Sắc Phú, Nữ anh hùng Tôn Ngọc Mẫn”:

“Cô ấy liên tục dạy hơn bốn mươi chị em, huấn luyện bản lãnh đủ thành thạo việc chôn dấu địa lôi, cô ta HẦU NHƯ trở thành hạt nhân trong vấn đề rèn luyện và củng cố (lực lượng) phụ nữ.] (Chân Phương dịch)

Trong một câu văn khác, người Trung hoa đã dùng như sau:

[她无形中成了我们的顾问 – Tha vô hình trung thành liễu ngã môn đích cố vấn.

Cô ta HẦU NHƯ trở thành cố vấn của chúng tôi.]

Như thế, rõ ràng chữ “vô hình trung” không có nghĩa gì khác hơn là “hầu như, dường như” và là một trạng từ bình thường theo nghĩa tiếng Anh là “virtually”. Nghĩa này hoàn toàn khác với “vô hình chung” mà trước nay chúng tôi biết rằng chỉ mới được dùng từ thời Phong Hóa – Ngày Nay và Tự Lực Văn Đoàn (1930’s).

Quả thật, chúng tôi đồng ý với nhận định của bí danh “anhcasg” rằng đây là một chữ “Hán Việt” mới được mượn và dùng trong giai đoạn chữ Quốc ngữ đang phát triển mạnh mẽ. Chính vì sự xuất hiện của nó trong dân gian và trong làng văn bút Việt Namchưa quá lâu, nên các từ điển Việt ngữ hầu như không kịp cập nhật ngoại trừ cuốn Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị do học giả Lê Ngọc Trụ viết (1959) như Sử Gia NDC đã dẫn. Cụ Lê Ngọc Trụ là một học giả khả kính về Việt ngữ và cũng là người hiệu đính bộ Việt Nam Tự Điển do Lê văn Đức chủ biên (Khai Trí, 1970). Vì thế, trong cuốn Việt Nam Từ Điển này cũng có chữ “Vô hình trung” và được giải nghĩa là: ”Tóm lại, rút ra những phần cốt yếu mà khó thấy. Thí dụ: Làm chính trị phải có nhiều thủ đoạn để giải quyết trăm ngàn việc khó khăn phức tạp; nhưng vô hình trung, là làm cho nước mạnh dân giàu, an cư lạc nghiệp”.

Từ đây, chúng tôi nghĩ rằng, cái sai vô tình và ngoài ý muốn của cụ Lê Ngọc Trụ đã bị hậu sinh nhắm mắt noi theo một cách mù quáng mà không hề có sự tìm hiểu một cách độc lập… Trong đó, lần lượt có các cuốn Từ Điển Tiếng Việt của Hoàng Phê (1988), Từ Điển Việt Hán của Hà-nội (1990), rồi Đại Từ Điển Tiếng Việt của Nguyễn Như Ý (1999)…

Học sinh chép bài của nhau để nộp cho Thầy Cô giáo đã là điều xấu và đáng chê trách. Người nghiên cứu soạn sách, nhất là khi soạn tự điển cho quần chúng noi theo cũng “cọp dê” mà thiếu suy nghĩ kiểm chứng, thì hậu quả đến thật khôn lường! Nếu chỉ “sao y bản chính” từ người khác, thì soạn từ điển để làm gì, ngoài việc ham danh ham lợi?

Quả thật, như chúng tôi đã dẫn, “vô hình trung” (無形中, 无形中 – Viết theo lối giản thể) chỉ là một trạng từ có nghĩa “hầu như”, “dường như” và không giống như giải thích của các cuốn từ điển kể trên.

Sau đây, chúng tôi xin ghi nhận các trường hợp mà chữ “vô hình chung” (无形终) được dùng bởi các văn thi sĩ người miền Trung và miền Bắc là những người có được ảnh hưởng ít nhiều từ Phong hóa – Ngày nay, Tự Lực Văn Đoàn:

“Tôi viết ra được những bài viết, những bài thơ này chỉ là vì những Thầy Cô đã tận tâm dậy dỗ cho đám học trò chúng tôi và nhất là giáo sư Doãn Quốc Sỹ đã VÔ HÌNH CHUNG cho tôi cái hứng ngồi nghe Thầy đọc thơ văn trong lớp. Tôi đã phải sống xa quê hương quá lâu nhưng thực ra trong tôi, tôi luôn luôn có quê hương, có tình đồng hương và có tình Thầy Trò của riêng tôi.”

Ðàm Trung Phán – TÌNH THẦY TRÒ VÀ KIẾP THA HƯƠNG

Mùa Tuyết Rơi tạiCanada

Tháng 12, 1991″

“Lam Nguyên trong bài “Biểu Cảm Cách Tân”, (TG&TP, II, trang 223,) đã cho thấy VÔ HÌNH CHUNG Du Tử Lê đã là biểu tượng của “Tân kỳ biệt chí / mới mẻ độc đáo,” lời của tác gia Trung Hoa Tiết Bảo Thoa, khi bàn về tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần.”

(Lê Vương Ngọc – anh ruột nhà thơ Du Tử Lê, trong Tuyển Tập Du Tử Lê 50 năm).

Đặc biệt người em út trong gia đình Nhất Linh của Tự Lực Văn Đoàn là Bác Sĩ Nguyễn Tường Bách:

“Gia đình Khái Hưng ở ngay bên tòa soạn cho tiện công việc. VÔ HÌNH CHUNG, anh cũng như một vị “Tổng Thư Ký tòa soạn” tuy không có chức vụ đó. Mỗi ngày, bài vở thư từ chồng chất trên các bàn giấy. Hai anh Khái Hưng và Thạch Lam có nhiệm vụ giải quyết, một công việc phiền phúc và khô khan. Sau này, khi rỗi, tôi cũng có khi đến giúp vào nhiệm vụ này. “ (Viễn Sơn Nguyễn Tường Bách – trong Tưởng Nhớ Khái Hưng)

Cả ba thí dụ trên cho chúng ta thấy rằng, “vô hình chung” đã xuất hiện ít nhất trong khoảng thời gian phát triển mạnh nhất của tiếng Quốc Ngữ và đã được dùng với ý nghĩa của chữ “chung – 终” là “cuối cùng”, phù hợp với giải thích của Lê văn Đức trong mục chữ “vô hình trung” (do sự nhầm lẫn đáng tiếc của cụ Lê Ngọc Trụ gây ra).

Trên tất cả các lý lẽ vừa kể ra, chúng ta hãy tìm hiểu thẳng vào Hán văn để xem người Trung Hoa dùng chữ “vô hình chung – 无形终“ này ra sao:

1/ Thời Chiến Quốc, khi được Tề Hoàn Công hỏi về phép trị nước sao cho ngôi vua được vững bền; Quản Trọng nói:

柔为无形终不断! Nhu vi VÔ HÌNH CHUNG bất đoạn!

An dân (trị dân một cách mềm mỏng) TẤT không mất nước!

2/ 大道无形终有义
Đại đạo VÔ HÌNH CHUNG hữu nghĩa (phiên âm Hán-Việt)
Đạo lớn ĐƯA ĐẾN phép tắc. (Phùng Khánh dịch)

3/ 烟尘无形终被风所散
Yên trần VÔ HÌNH CHUNG bị phong sở tán
Khói bụi CUỐI CÙNG CŨNG theo gió tản tự tan.

4/ 魂去无形终虚 幻. 谁云作者太疯癫 只是少人?

Hồn khứ VÔ HÌNH CHUNG hư ảo. Thùy vân tác giả thái phong điên chỉ thị thiếu nhân?

Lạc hồn ĐẾN MỨC hoảng loạn. Ai hay chăng, ta đã cuồng điên vì nhớ người?

Trong bốn thí dụ vừa kể, ngoài câu số 2 do Ni Sư Trí Hải dịch, tất cả ba câu còn lại đều do người viết (Chân Phương) dịch lại theo hiểu biết mông muội của mình.

Với các thí dụ kể trên, chúng ta thấy rõ nghĩa của chữ “vô hình chung” trong bất kỳ trường hợp nào, Hán văn hay Hán Việt, đều có điểm chung với nhau là luôn luôn nhấn mạnh đến ý nghĩa của chữ “chung – 终” là “cuối cùng”.

Từ một nhầm lẫn vô tình của học giả Lê Ngọc Trụ và việc “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia” tiếp theo sau đó của Lê văn Đức trong Việt Nam Tự Điển, các nhà soạn tự điển sau này của Hanoi đã “cọp dê” nguyên xi cái sai của người khác vào làm của mình. Nếu còn cắp sách đến trường, tác giả của những cuốn tự điển tiếng Việt sau này đã được hưởng hai trái trứng vịt to tướng chứ chẳng chơi!

Nói thế là còn nhẹ vì khi sinh tiền, Ông Cụ thường nhắc nhở chúng tôi rằng: “Làm bác sĩ chữa bệnh mà sai, giết một mạng người!

Làm tướng cầm quân mà sai, giết cả một đạo quân dưới trướng!

Viết sách sai, giết bao thế hệ theo sau mình!”

Lại còn có tác giả làm ra vẻ hiểu biết, tách từng chữ để dịch ra mỗi chữ một của hai chữ “vô hình chung” và “vô hình trung” và kết luận “vô hình trung” đúng hơn vì có chữ “trung” nghĩa là bên trong(?). Họ có biết làm thế khác nào dịch từng chữ “horse-fly” là “chuyến bay do ngựa kéo” không hả trời(!)

Chúng tôi gọi chữ “vô hình chung” là viên ngọc quý khi so với “vô hình trung” chỉ là hạt sỏi thô, không phải là điều quá đáng. Đơn giản, khi hiểu được ý nghĩa của nó, người ta sẽ dùng nó một cách hạn chế và đúng nơi đúng chỗ mà không bừa bãi như thói quen khoe chữ thời nào cũng gặp được:

1/ Ông Cha chúng ta đã có nhiều chữ khác trong Việt ngữ đủ để thay thế cho chữ “vô hình chung” này. Thế nhưng, sao các Cụ lại mượn thêm chữ mới từ Hán văn để làm tốn giấy bút của con cháu ngày sau? Xin thưa: Trong mọi trường hợp khi dùng chữ “vô hình chung” trong câu văn Việt ngữ, chúng ta đều có thể tìm ra được ngữ vựng tương đương để diễn tả điều cần viết hoặc nói ra. Điều đó có thể chứng thực khi chúng ta dịch từ Hán văn sang Việt ngữ trong bốn câu 1/, 2/, 3/, và 4/. Tuy nhiên mượn một tiếng Hán văn để Việt hóa và dùng trong trường hợp này (chữ “vô hình chung”), ý của Ông Cha chúng ta muốn nhấn mạnh một yếu tố quan trọng trong câu văn đó. Ý muốn nhấn mạnh, xin được giải thích rõ hơn trong phần kế tiếp sau đây.

2/ Như đã có lần đề cập trong bài viết của Sử Gia Nguyễn Duy Chính, chúng tôi được dạy rằng, “vô hình chung” là một trạng từ khá đặc biệt dùng để tạo thành mệnh đề hậu quả trong câu “điều kiện cách”. Thật vậy, trong mọi hình thức của câu văn nói hay viết, nó luôn luôn được dùng làm liên từ (từ nối) giữa hai mệnh đề giả thiết và mệnh đề hậu quả theo sau. Bốn câu Hán văn đã là bằng chứng nguyên thủy cho luận đề này. Chúng tôi xin được kể lại các trường hợp khác trong Việt ngữ khi dùng chữ “vô hình chung”. Bắt đầu với câu của GS Đàm Trung Phán:

“Tôi viết ra được những bài viết, những bài thơ này chỉ là vì những Thầy Cô đã tận tâm dậy dỗ cho đám học trò chúng tôi và nhất là giáo sư Doãn Quốc Sỹ đã VÔ HÌNH CHUNG cho tôi cái hứng ngồi nghe Thầy đọc thơ văn trong lớp.”

Kế tiếp là lời của bào huynh của thi sĩ Du Tử Lê khi viết về em mình:

“Lam Nguyên trong bài “Biểu Cảm Cách Tân”, (TG&TP, II, trang 223,) đã cho thấy VÔ HÌNH CHUNG Du Tử Lê đã là biểu tượng của “Tân kỳ biệt chí / mới mẻ độc đáo,” lời của tác gia Trung Hoa Tiết Bảo Thoa, khi bàn về tác phẩm “Hồng Lâu Mộng” của Tào Tuyết Cần.“

Với hai ví dụ kể trên, vai trò liên từ và trạng từ dùng để thiết lập mệnh đề hậu quả đã rõ ràng. Và, ý của tiền nhân khi mượn chữ “vô hình chung” vào trong câu văn là nhấn mạnh đến tương quan nhân-quả của hai mệnh đề (các sự việc) trong câu đang nói hay viết ra. Tuy nhiên đôi khi chúng ta cũng nhìn thấy chữ “vô hình chung” được nằm ở đầu câu thì sao? Xin được chuyển sang đề mục tiếp theo.

3/ Có những trường hợp trong câu văn viết hoặc văn nói, chúng ta bắt gặp chữ “vô hình chung” nằm ở đầu câu thay vì ở giữa hai mệnh đề như một cấu trúc bình thường. Bào đệ của các nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, và Thạch Lam là BS Nguyễn Tường Bách viết:

“Gia đình Khái Hưng ở ngay bên tòa soạn cho tiện công việc. VÔ HÌNH CHUNG, anh cũng như một vị “Tổng Thư Ký tòa soạn” tuy không có chức vụ đó.”

Trong đoạn hai câu văn phía trên, BS Nguyễn Tường Bách đã lúng túng trong diễn đạt của mình. Để đúng văn phạm, ông không thể ngắt chúng thành hai câu độc lập vì câu thứ hai hoàn toàn không có nghĩa nếu không có câu đầu tiên. Vì thế, BS đã có thể viết câu đó như sau:

“Gia đình Khái Hưng ở ngay bên tòa soạn cho tiện công việc; VÔ HÌNH CHUNG, anh cũng như một vị “Tổng Thư Ký tòa soạn” tuy không có chức vụ đó.”

Trong câu văn đã được nối lại sau này bằng dấu chấm phẩy (;) thay cho dấu chấm của BS Bách, hai mệnh đề độc lập đã được nối với nhau để được đủ nghĩa và đúng với mục đích nhấn mạnh vào tính cách nhân-quả trong câu điều kiện cách này!

4/ Sự lúng túng và nhầm lẫn của BS Nguyễn Tường Bách xảy ra, chứng tỏ ông đã từng biết cách dùng chữ “vô hình chung” khi đặt ở đầu câu. Chúng tôi ngờ rằng do lâu ngày không dùng khiến ông quên mất. Nhưng chúng tôi tin chắc căn bản vẫn bám cứng trong những con người đong đầy chữ nghĩa như gia đình các ông.

5/ Vậy, khi nào người Việt, nhất là người Bắc đặt chữ “vô hình chung” này lên đầu trong một câu văn điều kiện cách mang tính nhân-quả? Hãy nghe mẹ chồng an ủi con dâu bằng câu nói sau đây:

“Vô hình chung, anh ấy là người bạc nghĩa, con à!” (2)

Vâng, đó là một câu nói đầy đủ ý và nghĩa trong văn phạm Việt ngữ cho dù chúng ta chỉ nhìn hoặc nghe thấy có một mệnh đề mà thôi!

Tuy chỉ nhìn hoặc nghe thấy một mệnh đề sau chữ “vô hình chung”, nhưng thật ra, trong câu đó người nói đã che giấu mệnh đề đầu tiên. Với một câu rõ ràng hơn, người mẹ chồng đã nói rằng:

“Mẹ tưởng anh ấy tử tế nhưng cuối cùng, anh ấy là người bạc nghĩa, con à!” (1)

Câu số (1) đã được thay thế bằng câu (2) vừa có ý che giấu sự thất vọng của người mẹ chồng đối với con trai mình, vừa muốn nhấn mạnh ý nghĩa chia sẻ và an ủi đối với nàng dâu bất hạnh!

Có lẽ, chỉ có các bà mẹ chồng người Bắc mới tìm được lối diễn đạt ý nghĩ một cách kín đáo và phức tạp đến như thế mà thôi!

Nói chung, người ta dùng “vô hình chung” đứng ở đầu câu khi cố tình giấu đi mệnh đề giả thiết và mong đợi rằng người nghe hoặc người đọc đủ khả năng hiểu ngầm mệnh đề đã không được nói hoặc viết rõ ra đó!

6/ Cuối cùng, vì các lẽ kể trên mà chúng ta thấy trước kia “vô hình chung” đã ít được dùng bừa bãi trong Việt ngữ. Và đó cũng là lý do khiến các nhà soạn từ điển Việt ngữ không kịp cập nhật cho đến năm 1959 khi cụ Lê Ngọc Trụ ghi lại một cách nhầm lẫn trong Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị. Rồi sau đó, sự nhầm lẫn này bị “cọp dê” mà không được nghiên cứu, kiểm chứng một cách kỹ lưỡng. Ngày nay, khi những người thiếu hiểu biết nhưng lại “sính chữ” vớ được một chữ Hán Việt “vô hình trung” được ghi, không chỉ trong tự điển mà còn là “Đại Tự Điển”, thì còn gì bằng mà không vung vít xài cho có vẻ “trí thức” với đời?

Người ta đang ném đi viên ngọc quý “vô hình chung” trong kho tàng ngữ vựng Việt ngữ (Hán-Việt) một cách không thương tiếc để nhặt hạt sỏi to tướng “vô hình trung” với nghĩa què quặt và đem lên sùng bái như món trang sức thời thượng… Có còn gì mỉa mai hơn cho tiền nhân ra sức vun bồi Quốc ngữ cho chúng ta đang dùng và… phá hủy?

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi!
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi, tiếng ru muôn đời!

Tiếng nước tôi bốn ngàn năm ròng rã buồn vui!
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi!
Tiếng nước tôi, tiếng Mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!…
(Tình Ca – Phạm Duy)

Falls Church, VẠ
1/12/13

Chân Phương

http://www.vietthuc.org
Chân Phương
 
Posts: 62
Joined: 06/09/2012

PostThu Jan 17, 2013 12:01 pm

Một bài khác cũng vừa đăng sau hôm Christmas 2012 vừa qua:

Khóc Cười Theo Mệnh Nước Nổi Trôi, Nước Ơi: “Sử Dụng” hay “Xử Dụng”?
Chân Phương
December 29, 201214 B�nh Luận
Người em rể đưa chúng tôi một cuốn sách dày, NHÂN VĂN GIAI PHẨM và vấn đề Nguyễn Ái Quốc của nữ sĩ Việt kiều đang sinh sống tại Pháp, Thụy Khuê, do Tủ Sách Tiếng Quê Hương ấn hành, trước khi mở cửa garage chở Bà Cụ và chúng tôi ra sân bay Washington Dulles, Virginia. Quả là ý tốt của người em rể (vừa là em họ cháu dì-già) thân nhau từ thủa bắn bi đánh đáo: cuốn sách biên khảo công phu và tỉ mỉ gần ngàn trang giấy in không chỉ là phương tiện để giết thời gian năm tiếng rưỡi trên chuyến bay sang miền Bắc California. Nó cũng là kỳ công biên khảo về những đề tài chúng tôi từng mong muốn tìm hiểu đến tận nguồn cội, khi mà cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào qua mặt được “Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc” do học giả Hoàng văn Chí (Mạc Định) viết từ hơn năm mươi năm về trước (1959). Vì thế ngồi trên chuyến bay hơn năm tiếng đồng hồ, chúng tôi đã đọc được gần phân nửa cuốn sách và tự nhủ sẽ đọc lại dăm lượt nữa sau khi kết thúc lượt đọc đầu tiên.

Vẫn là thói quen cố hữu khi xem một cuốn sách với ấn tượng là hay và hấp dẫn, chúng tôi lật từ trang giấy đầu tiên để biết tên tuổi và sơ lược tiểu sử của tác giả, nhà xuất bản, ban biên tập, người hiệu đính, họa sĩ trình bày… Sau đó mới đọc đến cả các lời tựa, lời bạt, cũng như lời giới thiệu thường nằm trong những trang đầu tiên. Dường như thói quen này giúp chúng tôi đọc được mau, hiểu và theo sát… với nội dung được trình bày trong sách.

Tủ Sách Tiếng Quê Hương (TQH) là một trong số ít nhà xuất bản – cũng như Xuân Thu, Văn Nghệ,… – mà chúng tôi yêu thích vì có sự tuyển chọn kỹ lưỡng khi giới thiệu với công chúng những sáng tác văn chương, tài liệu biên khảo quý giá. Vì thế, nếu không đọc lời giới thiệu của nhà xuất bản và lời tựa, lời bạt của tác giả; chúng tôi sẽ tự trách mình vì thiếu sót.
Chúng tôi thưởng thức NHÂN VĂN GIAI PHẨM và vấn đề Nguyễn Ái Quốc với cùng một cung cách, bắt đầu từ trang bìa, cho đến lời giới thiệu, lời bạt trước khi vào phần mục lục và nội dung của tác phẩm. Lần này TQH đã cho độc giả một ngạc nhiên lớn. Thay cho lời giới thiệu tác phẩm là một thư ngỏ dành cho độc giả đề cập đến hai vấn đề đang là những vết thương nhức nhối đối với Việt ngữ. Hai vấn đề này là việc sử dụng các từ ngữ Hán Việt sao cho chính xác và vấn đề liên quan đến các lỗi chính tả. Lời lẽ mềm mỏng trong thư ngỏ đã thể hiện lập trường dứt khoát của nhà xuất bản đối với việc bảo tồn tiếng Mẹ đẻ là điều rất đáng được ca ngợi và phổ biến rộng rãi. Trong khi đồng ý với mục đích “giảm thiểu mức hỗn loạn về cách viết chữ Việt” và “gợi nhắc một vấn đề cần lưu ý” của Tủ Sách TQH trong các phần nói về chính tả cũng như phân tích nghĩa của chữ “toàn trị”, chúng tôi lại khó có thể đồng ý với việc dùng chữ “xử dụng” để thay thế cho “sử dụng” của nhà xuất bản. Để được rộng đường dư luận, chúng tôi xin đánh máy toàn văn “Thư Gửi Bạn Trước Khi Vào Sách” của Tủ Sách TQH, thay thế lời giới thiệu tác phẩm NHÂN VĂN GIAI PHẨM và vấn đề Nguyễn Ái Quốc của tác giả Thụy Khuê (Vũ Thị Tuệ):

Thư Gửi Bạn Trước Khi Vào Sách
Khi theo đuổi chủ hướng thu gom các tiếng nói chứng nhân trung thực về một thời kỳ bi đát cùng cực của đất nước Việt Nam, Tủ sách TQH đã đương nhiên nhận lãnh việc góp phần bảo tồn ngôn ngữ Việt Nam trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Công việc có vẻ khá đơn giản nhưng khi phải đối mặt với thực tế đã trở nên hết sức phức tạp.

Bởi chữ quốc ngữ dù qua một quá trình phát triển dài trọn 100 năm khởi từ đầu thế kỷ 20 vẫn chưa đạt thành hệ thống hoàn chỉnh với tiêu chuẩn rõ ràng về nhiều mặt từ nghĩa chữ cho đến cách viết. Tuy nửa đầu thế kỷ 20, một số học giả như Nguyễn văn Tố, Phan Khôi, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim… đã lưu tâm tới vấn đề, nhưng công trình của các vị này chưa thể hoàn hảo và đáng buồn hơn là đã bị rơi vào quên lãng. Tới nay gần như mỗi người đều thoải mái tự ban nghĩa cho các ngôn từ và thoải mái viết theo sở ý, thậm chí ngay tài liệu giáo khoa cũng chưa hề thống nhất.

Vì thế, Tủ Sách TQH phải tự định một chuẩn hướng theo các chỉ tiêu do cân nhắc chủ quan với mong mỏi không gây hỗn loạn thêm cho cách viết và cách dùng từ. Quyết định này đã khiến cho Tủ Sách khó tránh bất đồng với một số tác giả trong các phạm vi trên do thói quen dùng từ và chuẩn hướng của Tủ Sách.

Cụ thể là với tác phẩm NHÂN VĂN GIAI PHẨM mà quí bạn đang cầm trên tay đã có sự bất đồng về hai từ “sử dụng” và “toàn trị”. Tác giả Thụy Khuê đã yêu cầu TQH giữ nguyên cách viết “sử dụng” cũng như từ “toàn trị”, nhưng TQH lại không thể đi ngược với chuẩn hướng đã đề ra là phải viết “xử dụng” và thay từ “toàn trị” bằng “độc trị”, “đảng trị” hoặc “độc quyền đảng trị.”

Do đó, chúng tôi xin thông báo cùng bạn đọc về quan điểm của tác giả Thụy Khuê và cũng xin nữ sĩ coi những dòng này như lời tạ lỗi của TQH với riêng nữ sĩ do việc đã đổi khác hai từ “sử dụng” và “toàn trị” trong bản thảo.

Chúng tôi cũng xin được nói về lý do chọn cách viết “xử dụng” và không dùng chữ “toàn trị.”

Như chúng ta đều biết, đa số từ Việt ngữ là Hán Việt tức có gốc Hán tự. Chẳng hạn chữ “sử” hoặc “xử” của ta là 5 chữ Hán viết theo các bộ Khẩu, Nhân, Mã, Hô, Mộc. Trước đây, các học giả Thiều Chửu, Đào Duy Anh đã phiên âm 2 chữ viết theo các bộ Khẩu, Nhân, Mã là “sử” và 2 chữ viết theo các bộ Hô, Mộc là “xử.” Các chữ thuộc 3 bộ Khẩu, Mã, Mộc đều có nghĩa rõ ràng riêng biệt nên chỉ còn vấn đề với 2 chữ viết theo bộ Nhân và bộ Hô.

Từ viết theo bộ Nhân được phiên âm là “sử” có nghĩa là “sai khiến” hoặc “phỏng định” dẫn đến các thành ngữ như “giả sử”, “sử nhân dĩ dục”, “sử dân dĩ thời”…, hay chỉ một chức vụ như “thứ sử”, “ngự sử” … và biến âm thành “sứ” để có các từ “sứ thần”, “sứ giả”, “đại sứ”, “sứ quán” …

Riêng từ viết theo bộ Hô phiên âm là “xứ” bao gồm nhiều nghĩa như “thu xếp”, “sắp đặt”, “xét đoán”, “lo liệu”, “phân định”, “vận dụng”, “thể hiện”, “đối đãi…” ghép thành nhiều từ như “xử thế”, “xử trí”, “xử lý”, “xử trị”, “xử sự”, “khu xử”, “hành sử”, “xuất xử”…

Theo cách phân tích này, chúng tôi thấy không thể viết sử dụng vì ở đây không hàm nghĩa “sai khiến” như trong câu “sử nhân dĩ dục” – lấy lòng ham muốn để sai khiến con người – hoặc “sử dân dĩ thời” – dựa theo thời vụ mà sai khiến dân chúng. Chữ “xử” ở đây chỉ đơn thuần mang nghĩa “thu xếp”, “sắp đặt”, “vận dụng”… những thứ gì đang có trong tay mà thôi nên phải viết là “xử dụng.” Do đó, dù hiện nay rất nhiều người viết “sử dụng”, chúng tôi vẫn thấy nên cần viết “xử dụng.”

“Toàn trị” cũng không phải từ mới mà chỉ là một từ cũ được ban cho nghĩa mới trong vòng vài chục năm nay.

Nghĩa vốn có của từ “toàn trị” là “sắp đặt trọn vẹn”, “hoàn toàn an lành” như trong các diễn tả về một thời kỳ “toàn thịnh toàn trị” được rút gọn là “thịnh trị” để nói về mức phát triển tốt đẹp trong tình trạng “ổn định” tuyệt đối. Chữ “toàn” trong Hán tự hàm nghĩa “trọn vẹn” và diễn tả “cái đẹp, cái tốt” nên ta chỉ gặp những từ như “toàn thiện”, “toàn tài”, “toàn hảo”, “toàn mỹ…” chứ không có chữ “toàn” nào ghép với “ác”, “xú”, “độc”…

Ngoài ra, dịch từ totalitarisme thành “toàn trị” chưa hẳn có một từ mới chính xác hơn các từ cũ như “độc quyền đảng trị”, “độc trị”, “độc tài độc đoán…” Đó là chưa kể còn dễ gây hiểu lầm do hàm nghĩa quen thuộc diễn tả ý hướng tốt đẹp của từ “toàn.” Cho nên, dù từ “toàn trị” có thể lôi cuốn một số người, chúng tôi vẫn chọn giữ các từ cũ “độc trị”, “đảng trị”, hoặc “độc quyền đảng trị…”

Một lần nữa xin tác giả Thụy Khuê thông cảm về thế bất khả kháng của chúng tôi và xin thông báo để bạn đọc hiểu lý do khiến các tác phẩm do TQH ấn hành không xuất hiện các từ “sử dụng”, “toàn trị” trong khi xuất hiện nhiều từ với phân biệt dứt khoát có thể khác hẳn cách viết của nhiều người, chẳng hạn như “giòng giõi”, và “dòng chữ” hay “theo dõi”, “giễu cợt” và “diễu binh”, “dây nhợ” và “giây phút”, “dấu hiệu” và”che giấu”, hoặc “réo rắt” và “giắt lưng”, “dắt dẫn”…

Xin được coi đây như một nỗ lực trong mong ước góp phần giảm thiểu mức hỗn loạn về cách viết chữ Việt và nếu chưa thực sự chính xác thì cũng gợi nhắc mỗi người về một vấn đề cần đặc biệt lưu ý trong hướng bảo tồn và truyền bá tiếng mẹ của chúng ta.

Tủ sách TQH.

Trung thành với nguyên văn của Tủ Sách TQH, chúng tôi đã cố gắng hết sức để ghi lại chính xác toàn văn thư ngỏ, kể cả lỗi chính tả “quí bạn” thay vì “quý bạn” cũng như các lỗi chấm câu, chấm lửng bên trong các dấu ngoặc kép một cách tùy tiện… Chúng tôi xem như đó là những lỗi do đánh máy và không nằm trong nội dung bài viết này!

Nội dung chúng tôi muốn đề cập, nằm trong lý lẽ mà TQH đưa ra để phủ nhận giá trị của chữ “sử dụng” và thay đổi bằng “xử dụng” vì tin rằng trường hợp sau đúng hơn.

TQH đã đưa hai chữ Hán là “sử – 使” thuộc bộ Nhân (đứng) và chữ “xử – 處” thuộc bộ Hô và phân tích nghĩa của chúng để đi đến kết luận là phải dùng chữ nào, “sử dụng” hay “xử dụng” để được hợp lẽ. Kết luận của TQH là chọn dùng chữ “xử dụng” cũng được giải thích bởi lẽ các công trình của những học giả uyên thâm về Hán học như Ngô Tất Tố, Phan Khôi, Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim… đã không được hoàn thiện(?)

Để phủ nhận giá trị của chữ “sử dụng”, TQH cho rằng:

1. “Sử dụng” không mang nghĩa “sai khiến” như TQH nghĩ là phải có. Có lẽ, khi lập luận, TQH đã quên mất một trong các nghĩa khác nhau của ”sử – 使” là “điều khiển”. Liên quan đến nghĩa “điều khiển” này, chúng tôi chợt nhớ đến những chữ khác thường thấy khi đọc tin tức chiến sự trong những năm tháng lửa khói tại VN. Đó là “khả dụng”, “khiển dụng”, “bất khiển dụng”… dùng để chỉ tình trạng có thể sử dụng được hay không của khí tài quân sự hoặc các đơn vị thuộc binh chủng chiến đấu!

Sử dụng một dụng cụ, phương tiện nào đó; rõ ràng đơn giản chỉ là việc điều khiển dụng cụ, phương tiện đó để đạt được mục đích của mình mà thôi!

2. TQH cho rằng, “xử dụng” hợp lý hơn vì mang các nghĩa “thu xếp, sắp đặt, vận dụng…”.

Chúng ta thử so sánh hai đôi câu văn đơn giản dưới đây:

a1) Họa sĩ sử dụng cọ và màu dầu để vẽ tranh.
a2) Họa sĩ điều khiển cọ và màu dầu để vẽ tranh.

b1) Họa sĩ xử dụng cọ và màu dầu để vẽ tranh.
b2) Họa sĩ thu xếp/sắp đặt/vận dụng cọ và màu dầu để vẽ tranh.

Rõ ràng, đôi câu văn a1) và a2) thể hiện chính xác được ý nghĩa Việt ngữ hoàn toàn của câu văn sau đây:

c) Họa sĩ dùng cọ và màu dầu để vẽ tranh.

Đem các câu b1) và b2) dùng để thay thế cho câu c), chắc chắn chúng ta sẽ bị cười chê là người ngoại quốc nói tiếng Việt, không hơn không kém!

3. Trên tất cả những lý lẽ vừa kể, TQH đã mắc phải sơ sót trầm trọng trong quan điểm của mình khi giải thích một từ kép Hán Việt. Sơ sót quan trọng này là TQH đã bất chấp nguyên nghĩa của chữ “sử dụng – 使用” đã được sử dụng ra sao trong Hán văn:

使用-是指按照物的性能和用途加以利用
Sử dụng – Thị chỉ án chiếu vật đích tính năng hòa dụng đồ gia dĩ lợi dụng.

Nếu TQH đã cẩn thận hơn một chút xíu và đọc lời chỉ dẫn của bất kỳ vật dụng bằng Hán văn như trên, có lẽ họ đã không mắc phải sai lầm đáng tiếc.

Nghĩa của ”sử dụng – 使用” đơn giản chỉ là “dùng (động từ) và cách dùng (danh từ)”. Trong khi đó, “xử dụng – 處用” được dùng với ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Trong đó, “xử” được hiểu là nơi cư trú:

不知何處用將軍?
Bất tri hà xử dụng tướng quân?
Chẳng biết tướng quân đang ở nơi nào?

Mục đích ban đầu của ”Thư Gửi Bạn Trước Khi Vào Sách” là trong sáng với mong mỏi “giảm thiểu mức hỗn loạn về cách viết chữ Việt”. Nhưng TQH lại quá tự tin và chủ quan nên chính mình đã góp phần tham dự vào việc hỗn loạn đáng trách nói trên!

Công việc biên tập và hiệu đính cho các ấn phẩm văn hóa vô cùng quan trọng và đòi hỏi không chỉ kiến thức chuyên môn cũng như ngôn ngữ được sử dụng trong ấn phẩm. Nó còn đòi hỏi sự cẩn trọng cần thiết để nếu không làm tăng giá trị của các tác phẩm được ấn loát, thì cũng không nên phá hoại giá trị văn hóa và văn nghệ một cách đáng tiếc như trường hợp lá thư ngỏ của TQH!

Dù lời lẽ trong thư ngỏ quả thật có mềm mỏng, nhưng với thái độ cứng rắn và áp chế đối với tác giả Thụy Khuê nói riêng và các tác giả sáng tác và nghiên cứu khác khi TQH không hiểu được rằng lý lẽ của mình hoàn toàn sai trong việc sử dụng chữ “xử dụng”, chúng tôi e rằng đó là sự xúc phạm không nhỏ. Hơn thế nữa, phủ nhận sự đứng đắn của chữ “sử dụng” trong kho tàng ngữ vựng Hán Việt mà Ông Cha chúng ta để lại; do hiểu biết nông cạn, hời hợt và mang chút ngông cuồng ngạo mạn, cũng là hành vi vong ân đáng tiếc lắm thay!…

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi!
Mẹ hiền ru những câu xa vời
À à ơi, tiếng ru muôn đời!

Tiếng nước tôi bốn ngàn năm ròng rã buồn vui!
Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi!
Tiếng nước tôi, tiếng Mẹ sinh từ lúc nằm nôi
Thoắt nghìn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!…
(Tình Ca – Phạm Duy)

San Jose, CA
12/26/12
Chân Phương
www.vietthuc.org
Chân Phương
 
Posts: 62
Joined: 06/09/2012


Return to Những Điều Lý Thú - Interesting Info

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 35 guests

cron