Kinh tế Việt Nam có khởi sắc trong năm 2013?

PostTue Jan 01, 2013 8:27 am

VOA - Arts and Entertainment

Thưa quý vị, tỷ lệ phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2012 rơi xuống mức thấp nhất trong 13 năm qua trong bối cảnh các căn bệnh kinh niên của nền kinh tế phát tác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống xã hội. Nhân ngày đầu năm 2013, VOA Việt ngữ đã có cuộc phỏng vấn với kinh tế gia Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương. Trước hết, ông Doanh đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam trong năm vừa qua.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Tăng trưởng kinh tế chỉ đạt có 5,03%, tức là mức thấp nhất từ năm 1999. Trong năm 2012, đã bùng nổ một cách rầm rộ hàng loạt các căn bệnh của nền kinh tế đã được tích tụ từ lâu trước đó, thí dụ như nợ xấu, như sức khỏe của ngân hàng thương mại, rồi thị trường bất động sản đóng băng và khối lượng tín dụng ở trong thị trường bất động sản khoảng 1,1 triệu tỷ. Các tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ty nhà nước cũng có một khoản tín dụng là 1,3 triệu tỷ và bây giờ cũng không phải dễ mà trả lại được.

Còn khu vực doanh nghiệp tư nhân thì đã bị xói mòn và suy yếu nhiều sau khi chịu đựng lạm phát từ năm 2008 và đi kèm với lạm phát là lãi suất ngân hàng rất cao, lãi suất tín dụng rất cao, lên tới 20%, 21%. Trong năm 2012, đã có đến 100 nghìn doanh nghiệp bị phá sản. Các cam kết đầu tư mới của các nhà đầu tư nước ngoài cũng giảm sút rõ rệt.

Có thể nói tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2012 đã bộc lộ những các căn bệnh cần phải cấp bách giải quyết nếu không thì nên kinh tế sẽ lâm vào khó khăn hơn rất nhiều. Và bên cạnh việc các doanh nghiệp đã phá sản hoặc đình chỉ hoạt động thì đương nhiên công ăn việc làm, đã giảm nhiều và thu nhập của người lao động cũng gặp rất nhiều khó khăn.

VOA: Trong bức tranh kinh tế đầy màu xám của năm 2012. Có những điểm tích cực nào không, thưa ông?  

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: Trong năm 2012, chính phủ Việt Nam đã thay đổi ưu tiên của chính sách là không còn ưu tiên tăng trưởng cao mà ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Vì vậy nên chỉ số lạm phát đã giảm xuống 6,81%, so với năm 2011 là gần 19%. Tỷ giá cũng ổn định. Dự trữ ngoại tệ tăng lên.


Tôi nghĩ cần phải có những giải pháp đi vào những nguyên nhân căn bản hơn, giải quyết tận gốc rễ và điều đó bao gồm cả cải cách thể chế, cải cách luật pháp và các quy định của nhà nước cũng như tăng cường công khai minh bạch, tăng cường giám sát...



Xuất khẩu tăng 18,3% và đạt 114,3 tỷ đôla, là ngưỡng cao nhất từ trước tới nay của Việt Nam. Tuy vậy, trong số 18,3% ấy, thì 17,7% là do các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đóng góp. Doanh nghiệp trong nước chỉ đóng góp tăng trưởng 0,6% thôi. Vì vậy cho nên giá trị gia tăng còn lại của Việt Nam cũng không cao. Tuy vậy, đó cũng có thể coi là một thành tựu đáng kể.

VOA: Vâng, thưa ông, trên các trang web xã hội năm qua, những từ như kinh tế khó khăn, hay thắt lưng buộc bụng được người sử dụng dùng rất nhiều. Thưa ông, liệu họ có nên hy vọng vào năm 2013 không?

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh: 2013 thì chính phủ đã thấy vấn đề và hiện nay đã đề ra hàng loạt các chính sách để tái cấu trúc nền kinh tế, để xử lý nợ xấu, để làm tan băng thị trường bất động sản và qua đó cũng có thể là sẽ giải quyết được một bước việc nới rộng tín dụng là làm giảm được tình trạng đóng băng tín dụng, là một căn bệnh làm cho nền kinh tế có thể bị rơi vào trì trệ rất nghiêm trọng.

Mặt khác tôi thấy rằng các biện pháp đề ra mới chỉ là các biện pháp có tính chất tình thế, không giải quyết được những vấn đề nguyên nhân cốt lõi đã dẫn đến những tình trạng đó. Tôi nghĩ rằng cần phải có những giải pháp đi vào những nguyên nhân căn bản hơn, giải quyết đến tận gốc rễ và điều đó bao gồm cả cải cách thể chế, cải cách luật pháp và các quy định của nhà nước cũng như tăng cường công khai minh bạch, tăng cường giám sát.

Nguồn: VOA’s Interview

NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Văn Nghệ Và Điện Ảnh - Arts and Entertainment

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 928 guests