Sự kiện Softbank mua lại công ty Sprint sẽ đưa đến việc hình thàng một trong các công ty hoạt động viễn thông lớn nhất thế giới.
Cả hai công ty đều đang xếp hạng thứ 3 trong các thị trường liên hệ và sự kết hợp sẽ lập ra một công ty xuyên Thái Bình Dương với hơn 90 triệu khách hàng.
Thương vụ được các ban quản trị của cả hai công ty chấp thuận đã được chính thức công bố tại một cuộc họp báo sắp xếp vội vàng ở thủ đô Nhật Bản.
Softbank sẽ mua lại 70 phần trăm của Tổng công ty Sprint Nextel trong một thương vụ được sự tài trợ của 3 tập đoàn tài chính Nhật Bản và ngân hàng Deutsche Bank.
Sáng lập viện Softbank, ông Masayoshi Son thừa nhận rằng đây là một thương vụ đầy rủi ro, và nói rằng thương vụ sẽ chỉ an toàn nếu ông không có hành động gì cả.
Ông Son nói thách thức tại Hoa Kỳ sẽ không dễ dàng. Nhưng công ty của ông phải gia nhập một thị trường mới, một thị trường có một nền văn hóa khác và khởi đầu từ số không sau tất cả những gì công ty đã xây dựng được.
Ông Son cho biết ông sẽ giữ chức chủ tịch của Sprint, công ty sẽ trở thành một chi nhánh của Softbank, nhưng ông nói ông muốn trưởng ban quản trị của Sprint là ông Dan Hesse vẫn giữ nguyên chức vụ.
Ông Hesse đã mua lại Sprint cách đây 5 năm.
Ông Hesse nói mục tiêu của ông vẫn trước sau như một. Ðó là thành lập một công ty điện thoại di động tốt nhất ở nước Mỹ. Ông tin chắc rằng công ty của ông sẽ đi đến mục tiêu đó, và tác nhân kích thích để đi tới đó là hợp tác với Softbank.
Hai công ty sẽ mang một món nợ tổng cộng là 25 tỷ đôla. Công ty đánh giá tín dụng Moody’s lập tức loan báo sẽ hạ thấp mức tín dụng của Softbank.
Mối quan ngại của các cổ đông về thương vụ vừa kể đã khiến cổ phần của Softbank tụt giá hơn 5 phần trăm trong phiên giao dịch ở Tokyo. Sotftbank đã mất 1 phần 5 giá trị, tức gần 9 tỷ đôla kể từ khi tin về thương vụ bị tiết lộ hồi tuần trước. Nhưng giá chứng khoán Sprint lại tăng lên.
Softbank nói rằng sau khi được sự chấp thuận của cổ đông và xét duyệt về các quy định, thương vụ dự kiến sẽ hoàn tất trước giữa năm tới.
Các chuyên gia phân tích cho rằng việc Softbank ra nước ngoài làm ăn là hợp lý vì tình trạng trì trệ trong thị trường ở Nhật Bản, với khối dân lớn tuổi và ngày càng ít đi. Mặt khác, thị trường viễn thông ở Hoa Kỳ lại đang bành trướng.
Sprint đã bị lỗ lã trong nhiều năm, đang cạnh tranh ráo riết để giành thị phần ở Hoa Kỳ sau AT&T và Verizon.
Ông Son, 55 tuổi, nổi tiếng là một người không theo các khuôn thước trong thế giới kinh doanh Nhật Bản, mang gốc Triều Tiên và lớn lên ở vùng tây bộ Nhật Bản nghèop khó trước khi sang định cư ở Hoa Kỳ lúc 16 tuổi để theo nốt bậc trung học. Ông hiện là một trong những người giàu có nhất ở Nhật Bản.
Trong khoảng đôi ba thập niên vừa qua, ông đã đứng đầu một số thương vụ và đầu tư nổi bật, trong đó có các thương vụ với Yahoo Nhật Bản, Vodafone Nhật Bản và công ty thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc.
Nhưng các ý đồ trước đây của các công ty viễn thông Nhật Bản định ra nước ngoài làm ăn đã không được suôn sẻ. Ðại công ty NTT Docomo đã bị lỗ nặng trong công cuộc đầu tư với các công ty Ðiện thoại Di động AT&T và KG Telecom của Ðài Loan.