Tiểu bang Michigan mở rộng nền tảng kinh tế

PostThu Apr 05, 2012 8:50 pm

VOA - Economy

Công ty TD Industrial Coverings ở Sterling Heights, Michigan, dùng thiết bị may công nghiệp để chế tạo những vỏ bọc bằng nylon cho các robot được sử dụng trong các nhà máy lắp ráp xe hơi.

Nhưng khi ba công ty sản xuất xe hơi lớn của Mỹ gần bị phá sản hồi năm 2008, Chủ tịch Mark D’Andreta phải cho nghỉ việc hơn 75% số công nhân của ông. Ông nói:

“Sau kinh nghiệm ấy, tôi không bao giờ muốn chuyện đó xảy ra một lần nữa cho tôi, nên tôi đã quyết định căn cứ trên việc chúng tôi đang làm thật giỏi để tìm cách đưa nó ra bên ngoài ngành công nghiệp xe hơi, biến nó thành công việc cắt may, và đưa chúng tôi vào ngành may mặc.”

Đúng! Ngành may mặc.

Với sự giúp đỡ của một đối tác doanh nghiệp,  ông D’Andreta sắp đặt, trang bị lại nhà máy và cho ra đời công ty Motor City Denim, sản xuất quần jean và các kiểu quần áo khác được công ty gọi là “lối may mặc công nghiệp“.

Ông là một trong số không nhiều nhưng đang gia tăng gồm các doanh nhân ở Michigan đầu tư vào ngành may mặc để đa dạng hóa hoạt động kinh tế vượt ra ngoài lãnh vực xe hơi.

Hiện nay, ông D’Andreta phân chia rõ rệt diện tích nhà máy cho các dây chuyền sản xuất sản phẩm dùng cho ngành xe hơi và  cho ngành trang phục. Ông nói:

“Chúng tôi thật sự đã di chuyển máy may vào và ra tùy theo số công việc và khối lượng chúng tôi có. Chính sự cân bằng của các nguồn lực này cho phép chúng tôi thật sự có một nỗ lực đa dạng hóa để đi vào ngành may mặc.”

Cô Yelena Gaziyan là một trong số ít người may mắn còn giữ được việc làm tại TD Industrial trong khoảng thời gian công nghiệp xe hơi suy thoái.

Hiện nay cô đang phỏng vấn những người xin việc may mặc nhưng nói công ty đang gặp khó khăn trong việc tìm ra các công nhân lành nghề.

Gaziyan nói cô có được an toàn nghề nghiệp hơn bởi vì công ty đã làm việc trong hơn một lãnh vực. Cô nói:

“Đây là một cơ hội để có thêm khách hàng, có thêm việc làm, có thêm công nhân, như vậy tốt hơn cho chúng tôi.”

Và tốt hơn cho Michigan, theo như lời của bà Eleanor Fuchs, một nhà hoạch định phát triển kinh tế đã giúp thành lập Hội Đồng Công Nghiệp Trang Phục Michigan năm 2011.

Hội đồng này giúp các hoạt động may mặc nhỏ trên khắp tiểu bang nối kết với nhau để phát triển doanh nghiệp của họ.

Bà Fuchs cho biết các công nhân xe hơi bị nghỉ việc vì ngành công nghiệp xe hơi suy thoái ở Michigan giờ đây được huấn luyện lại cho khu vực may mặc đang phát triển ở tiểu bang này.

Nhưng bà nói thêm công nghiệp trang phục cần phải là một trong số nhiều khu vực mà cuối cùng dẫn tới sự đa dạng hóa nền kinh tế của Michigan. Bà nói:

“Những người can dự vào tiến trình này hết sức gắn bó với việc đem lại sức sống mới cho Michigan. Họ muốn thấy việc này thành công. Họ có thể thấy rằng đó chưa phải là giải pháp hoàn hảo nhưng đó là một phần của giải pháp cho tiểu bang nói chung.”

Các nhà thiết kết trang phục sinh trưởng tại Michigan đồng ý như vậy.

Bonnie Foley là người sáng lập Christian LaRue, một nhãn hiệu thời trang cao cấp có trụ sở tại thị trấn giầu có Birmingham ở phía bắc Detroit.

Bà thừa nhận công nghiệp sản xuất quần áo của Michigan hiện nay chưa thu dụng được nhiều công nhân nhưng bà tin là ngành may mặc một ngày kia có thể cung cấp nhiều công ăn việc làm trong tiểu bang này hơn là những ngành công nghiệp khác không phải là xe hơi. Bà nói:

“Chúng tôi có công nghiệp âm nhạc Motown. Nhưng ngành đó thật sự không đem lại được công việc nào cho bất cứ ai. Do đó ngành công nghiệp mạnh duy nhất mà tôi thấy đang phát triển quanh đây là công nghiệp sản xuất quần áo.”

Hiện chưa rõ có bao nhiêu việc làm đã được khu vực công nghiệp may mặc phát triển mạnh của Michigan tạo dựng được.

Công nghiệp này bao gồm các trại nuôi cừu và các nhà máy sản xuất vải sợi do các gia đình sở hữu tại miền bắc tiểu bang cũng như là những nhà sản xuất các mẫu quần áo để cho thợ may rập khuôn cắt, những hoạt động may cắt, và những người thiết kế thời trang có trụ sở ở quanh Detroit.

Bà Eleanor Fuchs cho biết ngành sản xuất trang phục chiếm chưa đầy 5 triệu đô la trong nền kinh tế của Michigan.

Nhưng bà nói rồi ra tiểu bang này muốn sẽ tự tạo một danh hiệu khác, như là trung tâm sản xuất y phục của Hoa Kỳ, và dự tính sẽ từ từ, bằng từng đường kim mũi chỉ, tiến tới mục tiêu đó.


NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Kinh Tế

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 826 guests

cron