Bất chấp căng thẳng, Trung Quốc gọi EU là đối tác

PostMon Jun 22, 2020 6:12 pm

VOA - Health


Trung Quốc và Liên hiệp Châu Âu là đối tác hơn là đối thủ cạnh tranh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường ngày 22/6 tuyên bố, vào lúc hai bên thảo luận chính thức lần đầu tiên kể từ khi các mối quan hệ xấu đi vì những cáo buộc là Bắc Kinh đã loan truyền tin tức sai lạc cố ý về virus corona.


Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen và Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel-giám đốc điều hành và chủ tịch EU-tổ chức mội hội nghị video với ông Lý, theo sau là một cuộc họp khác với Chủ tịch Tập Cận Bình.


Ông Lý bày tỏ lạc quan, theo truyền thông nhà nước Trung Quốc.


Liên hiệp Châu Âu, gọi Bắc Kinh là một đối thủ hệ thống, đã thương thuyết về một thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc kể từ năm 2014. Hai bên vào năm ngoái đều bày tỏ mong muốn kết thúc các cuộc đàm phán vào năm 2020.


Các giới chức EU nói họ muốn thấy có biến chuyển trong những lãnh vực như ô-tô, công nghệ sinh học và siêu điện tử và giải quyết những vấn đề của Trung Quốc từ việc trợ cấp của nhà nước đến việc bắt buộc chuyển giao công nghệ. Brussels nói thị trường Châu Âu đang mở rộng, nên Trung Quốc cũng phải mở rộng nhiều hơn nữa.


“Điều cần thiết để phá vỡ các bế tắc là giao dịch ở mức chính trị cấp cao và đó là điều hội nghị thượng đỉnh ngày hôm nay hy vọng đạt được,” một giới chức Ủy ban Châu Âu nói.


Các hội nghị thượng đỉnh thường đưa ra thông cáo chung nhưng cuộc họp ngày 22/6 không hy vọng có thông cáo chung.


Ông Lý nói Trung Quốc muốn hợp tác sâu rộng hơn với EU để chế tạo vaccine ngừa và thuốc chữa trị COVID-19.


Hoãn hội nghị tháng 9


Các giới chức EU tố cáo Trung Quốc tìm cách gây áp lực các nước EU nào chỉ trích cách thức Trung Quốc đối phó với virus corona, dùng truyền thông xã hội loan truyền tin giả về việc EU không ngó ngàng gì đến bệnh nhân COVID-19. Bắc Kinh tuyên bố không làm gì sai.


Trước đại dịch, hai đối tác thương mại Trung Quốc- EU đã có những khác biệt, trong đó có vấn đề Hong Kong và hiệp ước đầu tư.


EU cũng đối mặt với áp lực của Mỹ về việc phải có lập trường mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc. Khối này bị kẹt giữa hai cường quốc-cần cả hai và không muốn thay thế bên nào cả.


Các chính phủ Châu Âu bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về luật an ninh quốc gia Trung Quốc áp dụng cho Hong Kong mà các nhà hoạt động vì dân chủ và một số nhà ngoại giao và các doanh nhân nói sẽ làm hại đến vai trò bán tự trị của trung tâm tài chánh toàn cầu này.


Ngày 20/6, Quốc hội Trung Quốc phản ứng giận dữ đối với một nghị quyết của Quốc hội EU phản đối luật an ninh quốc gia Trung Quốc áp đặt lên Hong Kong.


Đức hoãn một hội nghị thưởng đỉnh các nhà lãnh đạo EU với ông Tập vào tháng 9, nêu lý do trở ngại vì virus corona dù các nhà ngoại giao nói một phần là vì những bế tắc trong những cuộc đàm phán về đầu tư.

NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Y Tế

Who is online

Users browsing this forum: Google [Bot] and 832 guests

cron