Dưa Hấu

Cây Nhà Lá Vườn - Home and Garden

PostTue Oct 18, 2011 9:27 am

:VJ!49 :VJ!49 :VJ!49 đẹp wa' đẹp wa' ..cái cuống sắp khô rùi đó E
User avatar
tuicali
 
Posts: 1197
Joined: 06/30/2011

PostWed Oct 19, 2011 7:58 am

Chị Elle trồng hay nha, trái tròn đều ghê. Tigon thấy bài này chỉ cách nhận biết dưa chín nè chị E, chị xem coi sao nhé.

"Chăm sóc và thu hoạch dưa hấu
Nguồn: Pts. Phạm hồng Cúc-2003

Bón phân

1. Lượng phân bón: Lượng phân bón nhiều hay ít tùy độ màu mỡ của đất. Đất bạc màu, đất cát cần bón nhiều phân hơn đất thịt hay sét. Phân chuồng sử dụng cho bón lót và ương cây con từ 10 - 20 m3/ha và vôi 500 - 1.000 kg/ha. Công thức phân hóa học thường áp dụng bón cho các vùng trồng dưa là:

N: 100 - 200 kg/ha
P: 130 - 180 kg/ha
K: 080 - 100 kg/ha

Nhiều vùng có tập quán sử dụng phân tôm cá hay bánh dầu, lượng phân hóa học bón cho dưa sẽ ít hơn. Công thức phân trung bình được khuyến cáo nhiều nơi là 160 - 160 - 100 kg NPK/ha, tương đương với 1.000 kg phân hỗn hợp 16-16-8 + 35 kg phân Clorua kali hoặc 230 kg Urea + 350 kg DAP + 170 kg KCl.

2. Cách bón và thời kỳ bón:

a. Trồng dưa trên đất ruộng, đất líp:

Bón lót: Bón đều trên luống hoặc bón theo hàng trồng khi làm luống. Một số nơi có tập quán bón theo hốc trồng. Lượng phân bón lót thay đổi tùy theo loại phân sử dụng và kỹ thuật bón nhưng không quá 1/5 lượng phân cả vụ. Bón theo hốc chỉ nên bón 30 - 40 kg/ha phân DAP hay NPK để cây con không bị tổn hại

Tưới dậm: Tưới dậm 5 - 7 ngày sau khi trồng với phân Urea hay DAP pha loãng 0,2 - 0,3% xung quanh gốc dưa để thúc đẩy rễ cây con phát triển sâu rộng. Nếu cây trong ruộng phát triển không đều, tưới dậm thêm các cây tăng truởng kém 5 ngày sau đó.
Bón thúc lần 1: Khi dưa bắt đầu bò (12 - 15 ngày sau khi trồng). Đánh rãnh cách gốc 25 - 30 cm phía dưa bò sau này và rải 1/5 lượng phân vào rãnh rồi lấp đất lại. Trên đất ruộng, rải phân thúc trên mặt líp rồi bồi bùn lấp phân (Hình 8b).

Bón thúc lần 2: Khi dưa bắt đầu ra hoa (20 - 22 ngày sau khi trồng). Đánh rãnh cách gốc 35 - 40 cm phía còn lại và bón 1/5 lượng phân (như bón thúc lần 1) vào rãnh rồi lấp đất lại (Hình 8c).

Bón thúc nuôi trái: Để trái xong (40 ngày sau khi trồng) chia 2/5 lượng phân còn lại làm nhiều lần tưới, cách 2 - 3 ngày/lần, hoặc bón vào giữa 2 gốc dưa hay rải vào nước mương để thúc trái lớn nhanh.

Kết hợp việc bón thúc phân với bồi sửa luống, rải rơm rạ, tạo điều kiện giữ ẩm cho rễ mọc tốt và dưa có nơi bám khi bò.

b. Trồng dưa trải bạt plastic:

Bón lót: Phân lót ít bị trôi rửa nên bón khoảng 1/3 lượng phân cả vụ khi làm luống, rải đều hay rải theo hàng.

Tưới dậm: Tưới phân pha loãng như trên.

Thúc lần 1: 20 ngày sau khi trồng, trước khi ngọn dưa bò ra khỏi mép bạt. Đánh rãnh sát mép bạt phía dưa bò, rải đều 1/3 lượng phân bón vào rãnh rồi cày hay cuốc lấp đất lại.

Thúc nuôi trái: Để trái xong bón 1-2 đợt cho hết lượng phân còn lại. Làm thủng bạt khoảng giữa 2 gốc dưa rồi bỏ phân hay đổ dung dịch phân ngâm nước qua lỗ thủng, hoặc dẫn nước vào mương rồi tưới đều dung dịch phân ngâm vào nước mương để phân ngấm vào luống.

c. Trồng dưa tháp bầu:

Dưa tháp bầu đòi hỏi cách bón phân khác hơn dưa thường khi trồng ra đồng. Hạn chế lượng phân bón lót và tưới thúc trong giai đoạn đầu cho dưa tháp vì gốc bầu hút phân và nước mạnh nên lớn nhanh hơn thân dưa, làm vết tháp mở rộng, thân dưa rớt khỏi gốc bầu. Khi dưa bắt đầu bò, thân dưa đã thật sự gắn chặt vào gốc bầu mới thúc phân từ từ và gia tăng dần lượng phân sau mỗi lần bón.

Gốc bầu có khả năng thu hút mạnh phân đạm; tuy nhiên nếu bón nhiều phân đạm, dưa cho trái lớn, tích nhiều nước và mau úng sau khi thu hoạch. Đây là nguyên nhân chính làm dưa tháp bầu có phẩm chất kém và không được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Nếu áp dụng lượng phân cân đối, dưa tháp bầu vừa cho năng suất cao vừa có phẩm chất tốt không thua kém dưa trồng hạt.

Khi bón hay tưới phân cho dưa, chú ý không để phân dính lá có thể gây cháy lá. Rễ dưa hấp thụ dung dịch phân nhờ lông hút ở đầu rễ, do đó khi bón phân không nên bón sát gốc làm hư rễ; nên bón cách đầu rễ 5 - 10 cm để kích thích rễ mọc dài.

Làm cỏ

Sau mỗi lần bón thúc hai bên luống dưa, tiến hành làm cỏ quanh gốc và trên luống để cỏ không cạnh tranh dinh dưỡng với cây, sâu bệnh không có chỗ ẩn nấp, dễ thụ phấn, chọn trái và chăm sóc trái sau này. Làm cỏ bằng tay hoặc phun thuốc diệt cỏ như Dual, Onecide giữa luống nơi dây dưa bò. Thuốc cỏ ảnh hưởng rất mạnh, làm cháy lá, chết cây nếu dính thuốc; do đó chỉ xịt lên cỏ, tránh phun trên cây và đầu phun nên gắn thêm mũ chụp để gió không tạt thuốc vào cây.

3. Tưới nước

Trồng thông thường có thể dùng phương pháp tưới phun hay tưới thấm tùy điều kiện tưới tiêu từng vùng. Trồng dưa có trải bạt phải áp dụng phương pháp tưới thấm bằng cách bơm hoặc tháo nước vào mương, sau đó rút cạn nước trong mương trong ngày. Lượng nước tưới và số lần tưới tùy theo điều kiện trồng và giai đoạn tăng trưởng của cây. Khi cây nhỏ, rễ chưa ăn sâu rộng, nên tưới nhiều lần/ngày và tưới gần gốc. Khi cây lớn tưới xa gốc dần để nhử rễ mọc lan rộng và tăng dần lượng nước tưới theo sự phát triển của cây. Tuyệt đối không tưới ngay gốc và trên lá. Trên đất ruộng thường tưới mỗi ngày 1 - 2 lần. Trồng dưa có trải bạt tưới 3 - 5 ngày/lần tùy đất.

Nên tưới vào buổi sáng để sau khi tưới nhiệt độ của đất tăng dần lên do ánh sáng của mặt trời, rễ phát triển nhanh hơn, đồng thời ruộng dưa mau khô, hạn chế bệnh lá.Khi dưa mang trái cần cung cấp nước điều hòa để trái tăng trưởng thuận lợi, không bị nứt. Khi dưa bắt đầu chín, giảm từ từ lượng nước tưới và ngưng hẳn vài ngày trước khi thu hoạch.

4. Tỉa nhánh

Khi dưa bò, phải tỉa bớt nhánh để tránh hao phí chất dinh dưỡng, dây dưa mập mạnh, dễ chăm sóc, lấy trái sau này. Có 2 cách tỉa tùy mật độ trồng:

- Trồng dầy > 10.000 cây/ha: Khi cây có 4 lá thật, bấm ngọn dây chính cho các chồi nhánh phát triển. Chọn và giữ lại 2 dây nhánh mọc mạnh nhất và tỉa bỏ các nhánh khác.

- Trồng thưa < 10.000 cây/ha: không bấm ngọn dây chính, giữ cây có một dây chính và 2 dây nhánh tốt nhất. Tỉa bỏ các dây nhánh khác.

Việc tỉa nhánh phải thực hiện thường xuyên cho đến khi thụ phấn. Tỉa bằng kéo, thỉnh thoảng nhúng kéo vào dung dịch thuốc Benlate hay Copper 1 - 2% để ngừa bệnh lây lan. Nên tỉa dây vào lúc trời nắng ráo để vết cắt mau khô.

Sau khi để trái, nếu lá dưa phủ đều diện tích trồng, không cần tỉa nhánh nữa. Riêng dưa tháp bầu vẫn có khả năng ra nhánh lá mạnh suốt trong thời gian trái phát triển, do đó ruộng dưa rất rậm rạp. Cần tiếp tục tỉa các nhánh nhỏ mới mọc (dây bơi) để tập trung dinh dưỡng nuôi trái và dễ chăm sóc trái.

5. Định hướng dây

Khi dưa bắt đầu bò, tiến hành sửa dây thường xuyên và cố định vị trí bò cho các dây nằm song song nhau trên mặt luống và thẳng góc với hàng trồng. Không để dây bò quấn chồng lên nhau làm giảm khả năng nhận ánh sáng, khó thụ phấn, chọn trái và phòng trị sâu bệnh. Ở vùng có gió mạnh hoặc gió đổi chiều, nên chẻ tre ghim thân, cách ngọn khoảng 10 cm để dây không bị gió thổi lật ngược vào trong.

6. Thụ phấn

Thụ phấn nhân tạo là biện pháp kỹ thuật cần thiết trong sản xuất dưa để dễ chăm sóc, bón thúc nuôi trái, trái lớn đều, chín và thu hoạch cùng lúc. Thụ phấn vào buổi sáng từ 7 - 9 giờ lúc dây dưa bò dài khoảng 1,5m và ra hoa rộ (25 - 30 ngày sau khi trồng). Ngắt hoa đực bất kỳ, hoa vừa nở, to và có nhiều phấn; chấm phấn đều lên nướm hoa cái vừa nở. Thời gian thụ phấn càng ngắn càng tốt, chỉ nên kéo dài 5 - 7 ngày. Khi cây trong ruộng cho trái đều và trái lớn bằng quả chanh là tiến hành chọn trái.

7. Chọn trái

Muốn có trái thương phẩm to, tròn đều nên để mỗi cây một trái. Chọn trái ở vị trí lá 15 - 20 trên dây chính (hoa cái thứ 3, thứ 4) hay 8 - 12 trên dây nhánh (hoa cái thứ 2, 3), trái có cuống to, dài, bầu noãn to, tròn đầy, không sâu bệnh và lớn nhanh sau khi thụ phấn. Nên chọn để trái trên dây mập mạnh nhất, nếu không có mới chọn trái trên dây yếu hơn Chọn xong cắm que làm dấu và tỉa bỏ tất cả các trái khác trên dây. Việc loại bỏ những hoa cái, trái non xấu hoặc ở vị trí không thích hợp giúp cho việc tuyển chọn trái thuận lợi và trái tuyển lớn nhanh, không bị méo.

Để trái phát triển thuận lợi sau khi chọn xong nên sửa trái ngay ngắn, lót kê trái và thỉnh thoảng trở trái để màu vỏ đồng đều, đẹp và trái không bị thối do sâu bệnh hay do nằm lâu trên đất ẩm.

8. Sử dụng phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng

Phân bón lá và chất điều hòa sinh trưởng hiện được sử dụng rất phổ biến trên dưa hấu với mục đích giúp dưa tăng trưởng tốt và trái phát triển to theo mong muốn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng do thiếu hiểu biết hoặc lạm dụng quá nhiều nên đôi khi cho kết quả ngược lại. Hiện có rất nhiều loại phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng được bày bán trên thị trường. Trong khuôn khổ tài liệu này, tác giả chỉ đề cập một số loại thường dùng nhất.
Các loại phân bón lá có thể sử dụng để bổ sung vi lượng và dinh dưỡng cho cây dưa như Supermes, HVP, Bayfolan, Yogen, Komix. Tuy nhiên nên ngưng phun phân lúc cây ra hoa, để trái để dễ lấy trái. Sau khi để trái xong có thể phun lại.

Các chất kích thích ra rễ như Vipac 88, Agrispon, Sincocin có thể pha tưới vào đất quanh gốc để kích thích bộ rễ phát triển nhanh, nhất là khi rễ bị tổn hại cần phục hồi (do ngập nước hay sâu bệnh gây hại rễ). Chú ý không xịt trên lá.Việc sử dụng các chất kích thích sinh trưởng như Dekamon, Atonik, 2-4 D sau khi chọn trái có tác dụng làm tăng khả năng hút nước của cây nên trái tích nhiều nước, mau lớn, tuy nhiên thịt trái thường bị úng nước và thối rữa khi chín, do đó tuyệt đối không sử dụng.

Khi sử dụng các loại phân thuốc khác nhau, chú ý cân đối liều lượng các loại và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng.

THU HOẠCH

Thời gian thu hoạch tùy thuộc vào giống, thời vụ và kỹ thuật canh tác. Dưa thương phẩm được thu hoạch khi có độ chín 70 - 80% (khoảng 25 - 30 ngày sau khi thụ phấn hay 65 - 70 ngày sau khi trồng) để khi dưa đến tay người tiêu thụ chín hoàn toàn, ngon ngọt và không bọng ruột. Cách nhận biết dưa chín như sau:

- Trái lớn đạt kích thước tối đa của giống. Vỏ trái thể hiện rõ màu sắc của giống, mặt vỏ đóng nhiều phấn trắng, gân nổi rõ trên mặt và nơi tiếp xúc với đất trở nên vàng (nếu trở trái thường thì vỏ xanh đều).

- Dây, lá dưa và đầu tua bám ở ngay đốt có trái bắt đầu chuyển vàng.

- Dùng tay gõ nhẹ lên trái có tiếng kêu trầm đục.

Nên cắt dưa chừa cuống dài 8 - 10 cm. Dưa trồng đúng kỹ thuật có thể trữ 15 - 20 ngày sau khi hái.

Năng suất dưa ở các tỉnh phía Nam từ 18 - 45 tấn/ha.
http://longdinh.com "
tigonflowers
 
Posts: 173
Joined: 06/22/2011

PostWed Oct 19, 2011 11:35 am

:VJ!31 Tigon, dưa nhà chị sắp được ăn rồi :VJ!49 :VJ!49 :smile002 .
"Care deeply, Love much, Speak kindly"
Facebook account's email: Elle@vietjoy.com, welcome to add :).
User avatar
Elle
 
Posts: 8234
Joined: 05/13/2011
Location: Houston, TX

Previous

Return to Cây Nhà Lá Vườn - Home and Garden

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 724 guests

cron