Page 1 of 1

Cây Măng Tây

PostPosted: Fri Aug 12, 2011 3:21 pm
by tigonflowers
Bạn nào ở VN cần hạt cây Măng Tây này thì đăng ký tại link sau nhé: http://rausach.com.vn/forum_posts.asp?TID=5302&PID=28749#28749

Tìm hiểu cây măng tây
Người đưa bài: essen
30/05/2007

Phân loại khoa học:
Giới (Kingdom): Plantae
Ngành (Division): Magnoliophyta
Lớp (Class): Liliopsida
Bộ (Ordo): Asparagales

Bộ Măng tây (Asparagales) là một bộ trong lớp thực vật một lá mầm bao gồm một số họ cây không thân gỗ. Trong các hệ thống phân loại cũ, các họ mà hiện nay đưa vào trong bộ Asparagales đã từng được đưa vào trong bộ Loa kèn (Liliales), và một số chi trong đó thậm chí còn được đưa vào trong họ Loa kèn (Liliaceae). Một số hệ thống phân loại còn tách một số họ được liệt kê dưới đây thành các bộ khác, bao gồm cả các bộ Phong lan (Orchidales) và bộ Diên vĩ (Iridales), trong khi các hệ thống khác, đặc biệt là hệ thống phân loại của APG lại đưa hai bộ Orchidales và Iridales vào trong bộ Asparagales. Bộ này được đặt tên theo chi Asparagus (măng tây).



I. Đặc điểm sinh trưởng

Hạt măng tây có thể nảy mầm ở nhiệt độ 20oC, thích hợp nhất để cây phát triển tốt là 24-25oC.
Măng tây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ 20-30oC, tốt nhất là 23-24oC, măng tây chịu được rét, nhưng dưới 10oC măng ngừng sinh trưởng.

Yêu cầu về đất: Măng tây thích hợp với các loại đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa ven sông. Măng tây có khả năng chịu hạn nhưng kém chịu úng. Vì vậy không nên trồng măng tây ở những chân đất thấp, khó thoát nước trong mùa mưa.

Măng tây trồng được cả ở vùng đồng bằng và miền núi. Nhưng ở độ cao 600-900m so vơíi mặt biển, măng cho năng suất cao hơn.

II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

+ Ươm cây con:
Vỏ hạt măng rất cứng, vì vậy trước khi gieo phải ngâm hạt trong nước nóng 35oC trong 1 ngày, sau đó vớt ra ủ ở nhiệt độ 25oC cho nứt nanh rồi mới đem gieo. Chỉ gieo những hạt này mầm. Gieo sâu 1-2,5cm, trên mặt luống phủ một lớp mùn mục rồi tưới ẩm. Bón phân và chăm sóc giống như những cây rau khác trong vườn ươm. Thời gian cây con ở vườn ươm từ 3-6 tháng. Để trồng 1 ha măng, cần lượng hạt từ 1-1,5 kg, trên diện tích 300-400m để có đủ số cây con từ 22.000-25.000 cây.

+ Trồng và chăm sóc:
Đất trồng măng nên chọn đất cát pha, đất thịt nhẹ, có khả năng thoát nước tốt. Trước khi trồng cần cày bừa đất thật kỹ sau đó lên luống với kích thước: rộng 50-70cm, rãnh rộng 30-40cm, lòng rãnh đào thành từng hố vuông rộng 25-30cm, sâu 20-30cm, hố cách hố 40-50cm. Cho đất mặt vào trong hố trộn đều với phân bón.

Lượng phân bón cho 1 ha là: 30-40 tấn phân chuồng hoai mục + 200kg đạm urê + 150kg kali sulfat. Sau khi chuẩn bị xong bứng cây con trồng vào hố và tưới nước ngay.

Sang tháng thứ 2 sau khi trồng, cây măng đã cứng cáp, lúc này tiến hành vun dần đất vào gốc cây và sau đó khoảng 1 tháng vun nốt số đất còn lại làm thành luống cố định cho măng.

Bón thúc phân với lần vun cuối cùng này. Lượng phân thúc cho 1 ha là: 60kg đạm urê + 60kg kali sulfat + 90kg supe lân.

Hàng năm vào tháng 3 lại bón cho măng với lượng phân như trên.

Cần chú ý cân bằng giữa phần thu hoạch (chồi măng) và bộ phận quang hợp gồm các thân cây măng mọc trên đất. Mỗi gốc măng nên để lại 3 chồi mọc thành 3 cây trên mặt đất (xem như là cây mẹ) có chức năng quang hợp, tích lũy để nuôi chồi và các bộ phận khác.

Các chồi măng nhú lên gần mặt đất (thấy đất nứt nẻ) là có thể thu hoạch làm thực phẩm và tiếp tục thu hoạch cho đến khi cây mẹ già, lá vàng thì thay cây mẹ khác. Bằng cách chặt bỏ cây mẹ vì cây mẹ chỉ tồn tại trong 3 tháng sau đó kém phát triển. Chặt bỏ cây mẹ để các chồi mọc thành cây mẹ mới. Trong quá trình chăm sóc và thu hoạch, người trồng măng cần theo dõi quá trình sinh trưởng và phát triển của cây măng, để từ đó có những biện pháp thích hợp khi xử lý cây mẹ và có vụ thu hoạch tốt.

+ Phòng trừ sâu bệnh:
Sâu bệnh hại cây măng là các loại sâu: sâu xanh, sâu róm, bọ trĩ, dế trũi... Khi phát hiện thấy sâu xanh, bọ trĩ phun BI 58, Triscophos. Đối với sâu róm dùng Wofatox, Dipterex nồng độ 0,1% phun lên thân lá. Ngoài ra còn xuất hiện bệnh Cercospora asparagi phá hoại cành và lá măng. ở phần rễ măng thường bị nấm Fusarim phá hoại. Do vậy trong quá trình trồng và chăm sóc cần xử lý tốt đất trồng, thường xuyên theo dõi cây phát triển, khi xuất hiện sâu bệnh phải diệt trừ ngay.

+ Thu hoạch và bảo quản:
Khi thấy mặt luống rạn nứt hoặc vồng lên thì thu hoạch ngay. Dừng giầm đào đất xung quanh chỗ măng mọc, bới đất lên, dùng tay tách măng ra khỏi rễ trụ. Nên thu hoạch măng vào sáng sớm trước khi mặt trời mọc để măng được trắng, không biến màu xanh.

Thu hoạch xong che kín không cho ánh sáng chiếu lọt vào măng, nếu chưa sử dụng thì bảo quản trong điều kiện nhiệt độ 1-2oC, độ ẩm không khí 95%. Đối với măng xanh khi chồi măng vượt khỏi mặt luống 5-6cm là có thể thu hoạch được.

Sau khi thu hoạch, cần lấp đất thật chặt và san bằng mặt luống, rồi lấy nước phân chuồng pha loãng tưới vào gốc. Chăm sóc tốt, năm đầu tiên mỗi gốc măng thu được 2-3 chồi, năm thứ hai thu được 8-10 chồi, mỗi chồi nặng trung bình khoảng 50g.

Đường kính gốc măng là tiêu chuẩn để phân loại măng. Đường kính gốc > 2cm là măng tốt nhất, có thể xuất khẩu tươi, từ 1,5-1, 9cm là loại trung bình dùng làm măng hộp, dưới 1, 4cm để tiêu dùng tươi tại chỗ.

+ Để giống:

Khi quả măng già, hái về, bóp lấy hạt đem phơi kỹ 3-5 nắng, sau đó bảo quản cho tốt, cất giữ cẩn thận để gieo vào mùa Thu. Hạt thu được từ cây F1 không dùng để làm giống.

Hồng Hạnh (Theo Xuân Hoà-KN)
(Theo muivi)
~~~~~~~~~~~~~~~
Một số hình ảnh trên mạng của cây Măng Tây
Image
Image
Image
~~~~~~~~~~~~~~~~~~
HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG & DƯỢC TÍNH ĐẶC BIỆT CỦA MĂNG TÂY XANH:

Măng tây xanh là một loại rau cao cấp có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, gồm 83% nước 17% chất khô; trong đó có 2,2% đạm protein, 1,2% đường glucid, 2,3% chất xơ celluloze, 0,6% tro, 21% các chất khoáng như kali, magnê, canxi, sắt, kẽm, selenium, đồng, phospho,... Ngoài ra, Măng tây xanh còn chứa rất nhiều loại vitamin quan trọng như vitamin K, C, A, Pyridoxine (B6), Riboflavin (B2), Thiamin (B1) và các chất khác như Triptophan, Folate,...

Đặc biệt hơn, Măng tây xanh rất giàu dược tính. Từ những năm 500-200 trước công nguyên, người Hy Lạp và người La Mã cổ đại đã biết sử dụng Măng tây xanh làm thuốc trị bệnh táo bón và suy gan, thận. Từ rễ cây Măng tây, người Pháp đã bào chế ra Sirop Descinq Raciness có tác dụng lợi tiểu, là một loại biệt dược đã được đưa vào dược điển và sử dụng rộng rãi.
Măng tây xanh còn chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và phòng trị rất tốt các chứng táo bón. Măng tây xanh nấu canh ăn hoặc sắc lấy nước uống giúp lợi tiểu, phòng ngừa các bệnh đau bàng quang, suy thận hay suy gan mật, tiểu đường, ung thư kết tràng. Trong cây Măng tây còn có dược chất Asparagin rất cần thiết cho sự xây dựng và phân chia tế bào, được sử dụng trong điều trị bệnh tim mạch và bệnh goutte. Ngoài ra, Măng tây xanh còn có khả năng giúp người lao động trí óc giảm stress, tăng cường sinh lực và sức dẻo dai khi làm việc, chống lão hóa cơ thể, chống béo phì, đặc biệt là giảm cholesteron, giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa xơ vữa động mạch và bệnh đột quỵ tim mạch…

(Trích tại Link này )

Re: Cây Măng Tây

PostPosted: Fri Aug 12, 2011 4:09 pm
by Elle
Ngọn măng tây này xào ngon lắm :)

Thanks Tigon

Re: Cây Măng Tây

PostPosted: Fri Sep 02, 2011 3:31 pm
by mytho2010
Ai cao máu là xuống ào ào luon đó

Re: Cây Măng Tây

PostPosted: Fri Sep 02, 2011 3:43 pm
by saigon81
Thiệt hả sis MyTho?

Re: Cây Măng Tây

PostPosted: Fri Sep 02, 2011 3:57 pm
by Elle
Saigon, cao máu là high blood pressure (Cao huyêt áp) phải không SG? (Nói về bệnh thì hỏi cho rõ ràng, không thôi chỉ sai :) )

SG đọc qua bài Hạt Chia ở đây chưa?

Re: Cây Măng Tây

PostPosted: Wed Sep 07, 2011 1:42 pm
by Modernben
M nghe nói cây măng này lúc đầu trồng thì lâu lắm mới có ăn,nhưng nếu mọc rồi thì sẽ mọc đi mọc lại mỗi năm. M tính mùa sau sẽ trồng thử ở 1 góc nào đó hy vọng lớn tốt. Cái này xào hay hấp sơ với dầu hào thì ngon lắm.

Re: Cây Măng Tây

PostPosted: Wed Sep 07, 2011 7:25 pm
by hanhle555
Mà kng biết măng tây nó có mộc như tre ,trúc kng vậy bro M ? , H cũng muốn trồng mà sợ nó mộc như trúc tre là tiêu luôn :)

Re: Cây Măng Tây

PostPosted: Wed Sep 07, 2011 7:36 pm
by Modernben
Để M hỏi lại người bạn coi sao. M muốn nói măng tây như hình thứ 3 ở trên,còn hình 1 và 2 hình như là hơi lớn,đâu dám trồng. Nhưng M nhớ là tụi này nói chuyện về cây hình thứ 3,lúc mọc thật ra đâu có bao nhiêu,không đủ cho mình sực,đâu còn dư để mà lớn...Hehehe...

Re: Cây Măng Tây

PostPosted: Sat Sep 10, 2011 10:45 am
by tigonflowers
Modernben wrote:Để M hỏi lại người bạn coi sao. M muốn nói măng tây như hình thứ 3 ở trên,còn hình 1 và 2 hình như là hơi lớn,đâu dám trồng.


Hình 1,2,3 đều là 1 loại Măng Tây đó M, hình chụp gần như vậy chứ không lớn lắm đâu. Hình 1 là lá Măng Tây đó, cái lá mà cắm hoa người ta thường dùng đó. Hình 2 là chụp sát gốc Măng Tây có chồi Măng lên đó, hình 3 là hình thu hoạch chồi Măng Tây.