Elle wrote:Bro CP,
Hình ảnh nào đối E là đẹp? Không biết E diễn tả đúng không, nhưng E lấy ra ví dụ là tấm hình bro CP chụp trái ổ qua là quá đẹp
, điểm focus sắc sảo, rõ nét, ánh sáng perfect
.
E muốn chụp hình cảnh, (nếu đẹp
) sẽ làm lớn ra treo tường
. E không có định đem đi thi hay triễn lãm gì hết
.
Vậy bro CP có thể cho E biết vài loại máy nên mua được không? Và lense loại gì nữa? Hiện tại E chụp hình bằng Iphone hoặc máy Canon Powershot SD 870 IS.
Chào Elle,
Hy vọng rằng trả lời cho các câu hỏi này của Elle cũng giúp ích được cho các ACE có cùng một thắc mắc:
Đầu tiên, CP xin phải "bật mí" một sự thật mà ít nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào dám nói ra vì sợ ảnh hưởng đến uy tín của chính mình. Sự thật đó là, nhiếp ảnh gia tay nghề càng cao lại chính là những người chụp được nhiều hình bị loại vì hư hỏng nhiều nhất. Số ảnh bị hư vì chụp xong mà không đạt chất lượng ở một điểm nào đó rồi phải deleted đó, nhiều hơn hàng trăm lần những ảnh mà họ đem ra trình bày trước công chúng thưởng lãm.
Nói lên điều này, không phải để phủ nhận tài năng của các NAG chuyên nghiệp và xem đó chỉ là sự may rủi. Nhưng ngược lại, sự thật đó cho chúng ta thấy rằng công sức và thời gian mà các NAG đã bỏ ra để tự học hỏi, thực hành, cho đến khi có được những tác phẩm thành công của họ là vô cùng to lớn!
Đây cũng là điều mà CP vô cùng bất mãn khi có những người làm thơ rồi dùng ảnh của người khác mà không thèm đếm xỉa chi đến tên tuổi của tác giả của những tấm ảnh họ mượn đem về... Chắc chắn, khi post thơ của mình trong hình ảnh người khác, họ không hề quên ghi tên mình như là "thi sĩ" tác giả của bài thơ. Nhưng hoàn toàn không care gì đến công sức của người chụp hình đẹp và post lên để họ mượn đem về minh họa cho thơ... Cho đến bao giờ, các ca sĩ, thi sĩ của những diễn đàn Việt ngữ mới hiểu rõ đó là thái độ vô ơn và bạc beõ của mình (?)
Trở lại với nhu cầu chụp hình tuy không để dự thi nhưng có thể tự hào phóng lớn lên treo tường (và khoe với bạn bè, như CP đang làm
) của Elle, nó đòi hỏi thời gian và công sức nhiều hơn là máy móc và ống kính. Tuy nhiên, trong điều kiện tối thiểu thì một camera DSLR và một hoặc hai ống kính thay đổi cộng với nhiều công sức và thời gian bỏ ra của chính Elle, thì mới thực hiện được mong ước của mình.
Với máy ảnh, đầu tiên chúng ta nên biết là máy ảnh cần phù hợp với hiệu của các ống kính và đèn flash cũng như các dụng cụ khác khi mua thêm sau này. Có nghĩa là, máy ảnh Canon thì không dùng được với ống kính Nikon hoặc ngược lại...
Vì thế, việc đầu tiên là chọn lựa giữa hai loại máy ảnh tên tuổi là Canon và Nikon. Nếu so sánh giữa solution của ảnh và giá cả, thì Canon rẻ và được nhiều Mega Pixels hơn so với Nikon mắc hơn cỡ 15%. Ống kính của Nikon cũng mắc hơn khoảng 10% so với ống kính Nikon. Điều này cũng gây tranh cãi không ngừng giữa hai bên ủng hộ viên của hai hãng máy ảnh lớn. CP không bị lôi cuốn vào những tranh cãi này. Vì điều đầu tiên để có được ảnh đẹp, phải là tay nghề của mình, chứ không phụ thuộc vào máy ảnh của hãng nào.
Sở dĩ CP đã chọn Nikon tuy mắc hơn, vì nó hợp với nhu cầu cá nhân về chụp ảnh của mình là dễ dùng giúp cho việc thao tác thật lẹ khi cần thiết, và chụp được ở những nơi ánh sáng kém mà ít bị nổi hạt (noisy or grainy)... Điều này hoàn toàn không có nghĩa là Canon không có những điểm xuất sắc riêng của nó theo cái nhìn khách quan từ bên ngoài!
Khi được người khác hỏi về cách sử dụng máy ảnh hoặc ống kính của họ, CP thường thoải mái vì sự quen thuộc vốn có hơn là phải lục lọi tìm đọc trong sách vở của Canon. Vì thế, tuy có mention với Elle và các ACE khác về Nikon, CP cũng sẽ không tham dự vào tranh cãi cũng như quyết định mua máy của các vị.
Các loại máy ảnh đang được bán chạy trên thị trường hiện nay, Nikon có D3200, D5100 là loại entry level giá khoảng 450-550; khá hơn nữa là D7000 đã và đang được nhiều người ưa chuộng trên/dưới 1100. Hoặc có thể dùng D90 cũ hơn D7000, nhưng giá cả chưa tới 2/3 (650) mà vẫn mang được khoảng 80% những tính năng của của D7000.
Tất nhiên, Canon cũng có những camera bodies tương đương là T3, T3i, 60D, hoặc 7D,... với các tính chất và range giá cả tương tự như Nikon.
Về ống kính, CP nghĩ là chúng ta nên dùng một ống kính zoom 18-200mm sẽ tiện lợi hơn khi chọn hai ống kính zooms rời ra như 18-55 và 55-200 hoặc 55-300mm. Chọn một ống kính zoom 18-200mm sẽ tránh được việc phải tháo gỡ và thay ống kính vừa mất thời gian vừa tránh được nguy cơ có bụi lọt vào image sensors, là điều đại kỵ!
Giá cả thị trường hiện nay, zoom 18-200m khoảng $850 trong khi hai zoom 18-55mm và 55-200mm chỉ khoảng 350-400 cho cả hai. Tuy nhiên, mounting ring của 18-200mm được làm bằng kim loại trong khi hai zoom kia hoàn toàn làm bang(` nhựa.
Nếu vì budget, thì thay vì mua D7000 + hai zooms 18-55 và 55-200mm; CP sẽ chọn D90 + zoom 18-200mm...
Điều này tương tự khi phải phân vân giữa D5100 và D3100 hoặc D3200 để có ống kính zoom tốt hơn!
Hy vọng, CP đã trả lời được phần nào thắc mắc của Elle hiện nay. Nếu có gì cần biết thêm nữa, Elle và các ACE khác cứ việc gõ ra. CP sẽ cố gắng trả lời trong những khi thời gian cho phép.
Chân Phương.