Xin mở bài :
Sứ là 1 loài cây "Hoàn thiện " về tương lai chắc chắn rằng sẽ phổ biến rộng khắp.
Trước tiên tôi cũng xin nói với các bạn:
- [u]Vấn đề 1 : Tạo 1 cây sứ bonsai thì cực khó.:[/u]
Khó hơn tạo các tác phẩm bonsai khác ( mai chiếu thủy , sanh , lộc vừng, kim quýt , trang... ). Theo kinh nghiệm trồng thực tế tại vườn nhà là vậy.Các bạn biết chăng bây giờ kiếm 1 chậu sứ bonsai như ý là cả 1 vấn đề cho nhà sưu tầm , lẫn nhà mua bán sứ.
Cây sứ có các dạng thế thác đổ, gió lùa, nhất trụ kình thiên, bạt phong, …… đều có hết nhưng vì sao lại khó kiếm ??? khó tạo ra chăng ??
Theo kinh nghiệm thì xin trả lời rằng : Thật sự là khó tạo ra và duy trì dáng thế ban đầu
Minh chứng cho điều này :
Các bạn có biết " Sứ là loài cây sớm rụng lá, vì dòng nhựa lưu thông của nó không quá chặt chẽ liên tục "
Dùng tay bẻ qua bẻ lại : cây sẽ cong ngay và bỏ ra thì chắc chắn không thẳng như ban đầu vì thế minhquang cho rằng dòng nhựa lưu thông của nó không liên tục,
Khó ở đây là các tàng nhánh khi uốn định vị song hay bị tình trạng bật trở về trạng thái ban đầu thậm chí xấu xí hơn trước (thực tế trải nghiệm cây thì cong cong quẹo quẹo ví như dây thun đấy ).
Vậy 1 câu hỏi đặt ra cho các bạn, uốn rồi mà còn bật trở lại ? tại sao : Các loàicây khác uốn cố định song khi tháo dây kẽm ra thí cứ y như là không thay đổi nữa ?? , có chăng thân cây phát triển mập ra.??
Nói thêm nữa : thân sứ thuộc dạng thân cây mọng nước. tỷ trọng nước chiếm trong cây sứ rất cao. Khi cây sứ yếu, hay thiếu nước thì tình trạng nhánh bị phá thế là điều hiển nhiên y như chắc chắn sảy ra, thậm trí bộ củ cũng bị ảnh hưởng. ( nói sâu xa 1 chút : cây sứ phát triển tốt là cây sứ có độ chăm sóc nước tốt và vừa đủ )
Nói đến chế độ chăm sóc tôi xin nói rằng :
Chăm sóc cây sứ : đòi hỏi người nghệ nhân hay người chơi sứ gần như là hằng ngày phải quan sát , xem xét cây sứ thân yêu .. sự trở trời, sự thay đổi thời tiết .. so với các cây bonsai khác thì yêu cầu theo dõi sát sao và cao hơn.
Ví dụ như : bộ lá có sâu rấy, nhện không ?? có bệnh phấn trắng không ? lá có bị nhũn không , gân lá có bị đỏ không??.... hở tay 1 tý y như rằng 5-6 ngày sau bộ lá sứ rụng xoành xoạch. Nhìn thảm thương vô cùng !! cây trơ còn cành không.có câu thơ :
" Em không nghe mùa thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô? " hi hi
Rõ thấy nhất sự chuyển dịch giữa các mùa gây ra tình trạng rụng lá sứ hàng loạt.
-Vấn đề 2 : So với các cây khác sứ có vẻ vượt trội hơn về hoa ,màu sắc và kể cả số lượng giống :
Sứ là 1 loại cây có khả năng ra hoa quanh năm (4 mùa : xuân , hạ , thu, đông ), Khả năng ra hoa của nó có cảm giác dường như liên tục, không giới hạn. Khiến nhiều người ưa thích trầm trồ khen ngợi .
Đồng hành với nó sự đa dạng về giống , sự đa dạng về màu sắc… nói chung là sự đa dạng về hoa. Theo tôi biết thì hiện nay có trên 300 chủng loại sứ du nhập vào việt nam chưa kể các cây sứ được sản sinh từ các nhà vườn trong nước qua cách thức thụ phấn tự nhiên hay con người.
-Vấn đề 3 : Sự đa dạng của bộ rễ sứ
Bộ rễ sứ : so sánh với các bộ rễ của các cây khác thì sự da dạng về hình thức bề ngoài rất phong phú muôn hình vạn trạng ( củ to, rễ ngoằn nghèo, hình dáng con này con kia, con cú , con nai , người phụ nữ , trái tim , con chó con..… ) cùng với đó chính là sự độc nhất về củ. nói rõ hơn là “ Không có củ sứ nào giống củ Sứ nào “ chính điều này làm tăng giá trị của cây.
Những điều trên tôi xin nói với các bạn yêu thích hoa sứ rằng : “ Sứ là 1 loài cây hoàn thiện “
Với những đam mê và lòng yêu hoa cảnh của những người yêu hoa sứ luôn là điều tôi mong mỏi
Minhquang 1979
( bài viết mang tính thiển nghĩ của cá nhân )