Page 1 of 1

Bệnh cao huyết áp - Phòng ngừa

PostPosted: Wed Jul 27, 2011 9:47 pm
by Elle
Bệnh cao huyết áp - Phòng ngừa
Thursday, July 21, 2011 3:53:00 PM


Bác sĩ của bạn

Mục này chỉ nhằm giải đáp các thắc mắc về sức khỏe có tính cách tổng quát. Cho các vấn đề cụ thể, chi tiết của từng bệnh nhân, xin liên lạc với bác sĩ để được thăm khám trực tiếp.


Giết người thầm lặng nhưng nguy hiểm nhất


Hỏi:

-Có cách nào để phòng bệnh cao huyết áp không? Nếu có thì phòng cách nào?

-Tôi nghe nói bệnh cao huyết áp có thể gây ra rất nhiều biến chứng, làm sao để ngừa các biến chứng này?


Ðáp:
Khi nói về phòng ngừa, người ta thường nghĩ đến việc phòng sao cho khỏi bị bệnh. Thật ra, trong chuyên môn, có nhiều mức độ phòng ngừa khác nhau.

Phòng ngừa cấp một (primary prevention) là phòng để khỏi bị bệnh, trong trường hợp này, là để khỏi bị bệnh cao huyết áp.

Phòng ngừa cấp hai (secondary prevention) là rủi đã bị bệnh rồi thì cần phòng sao cho khỏi bị biến chứng.

Phòng ngừa cấp ba (tertiary prevention) khi rủi đã bị biến chứng rồi thì phòng ngừa để biến chứng đừng trở nặng.

Dĩ nhiên, nên phòng ngừa càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, đôi khi dù cố hết sức, mà bệnh cũng xảy ra, thì ta cần “lập phòng tuyến cố thủ” mới.

Nói ngắn gọn, trong các mức độ phòng ngừa kể trên, các phương thức chính cần áp dụng và phối hợp chặt chẽ với nhau, là thay đổi lối sống lành mạnh hơn, phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để dùng thuốc đúng và đều đặn.

Thay đổi lối sống để phòng các biến chứng của cao huyết áp bao gồm các điều chính yếu sau đây: Giữ cân nặng ở mức vừa phải, ăn uống lành mạnh, vận động thể lực đúng mức và đều đặn, không (hay ngưng) hút thuốc lá (lào, xì gà, ống píp...)

-Cân nặng vừa phải thường được tính bằng chỉ số cân nặng. Chỉ số cân nặng (CSCN, tiếng Anh gọi là Body Mass Index - BMI) được tính bằng cách chia cân nặng tính bằng kílô gam cho bình phương của chiều cao tính bằng mét.

Ví dụ nặng 100 kg, cao 2m, CSCN =100/(2x2) = 25 kg/m2

Theo một số nghiên cứu, điều này có thể giúp huyết áp tâm thu giảm khoảng 5-20 mm Hg cho mỗi 10 kg giảm cân.

-Trong việc ăn uống, nói chung, cần chú ý các điểm sau đây:

-Ăn nhiều trái cây, rau, sữa ít béo, ăn ít chất béo và chất béo bão hòa

-Giảm muối, ít hơn 2.4 g sodium or 6 g sodium chloride (khoảng một muỗng cà phê muối mỗi ngày). Theo một số nghiên cứu, điều này có thể giúp huyết áp tâm thu sẽ có thể giảm khoảng 2-8 mmHg.

-Uống rượu vừa phải: dưới 2 drinks (1 oz or 30 mL ethanol; ví dụ 24 oz beer, 10 oz wine, or 3 oz 80-proof whiskey) mỗi ngày ở hầu hết các ông và dưới 1 drink mỗi ngày ở phụ nữ hay người nhẹ cân. Theo một số nghiên cứu, điều này có thể giúp huyết áp tâm thu sẽ có thể giảm khoảng 2-4 mm Hg.

-Vận động thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày. Theo một số nghiên cứu, điều này có thể giúp huyết áp tâm thu giảm khoảng 4-9 mm Hg.

-Bỏ hút thuốc sẽ giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung.

Ảnh hưởng của các thay đổi này phụ thuộc vào liều lượng và thời gian, có thể mạnh hay yếu hơn ở những người khác nhau.

Ðã bị bệnh rồi mà muốn ngừa biến chứng, thì bên cạnh việc áp dụng các phương pháp kể trên, cần phải uống thuốc đều đặn và theo dõi thường xuyên với bác sĩ để giữ huyết áp trong mức tốt nhất.

Cần chú ý điều rất quan trọng là không nên tự ngưng thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Vì nếu đang uống thuốc mà huyết áp trở nên “bình thường,” thì đó là nhờ thuốc, nếu bỏ ngang thuốc, nhất là những người đang uống nhiều thuốc, thì huyết áp có thể tăng vọt lên đột ngột, rất nguy hiểm.

Khi đã bị biến chứng rồi, thì bên cạnh việc dùng thuốc và các phương pháp kể trên, tập vật lý trị liệu đúng lúc và đểu đặn hay áp dụng các phương pháp được bác sĩ và các chuyên viên (tùy theo biến chứng gì), rất quan trọng, để hy vọng có thể giảm nhẹ hoặc tránh biến chứng trở nặng hơn, cũng như phòng các biến chứng khác.

Thân mến,

Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng

nguyentranhoang.com

(còn tiếp)