Elle wrote:Sis ltran, bài này rất hay sis, nếu nghĩ được như vậy thì sẽ tìm được sự bình an trong tâm hồn hay cuộc sống, nhưng có một câu E không hiểu lắm, vì cả một bài ý nói là hãy coi nhẹ mọi chuyện, "được được" là được rồi, nhưng câu E copy ở dưới là không phải ý như vậy
, hay có một ý gì khác mà E không hiểu
.
Nói tóm lại, tri thức là quan trọng nhất.
Chào Elle,
Câu mà Elle quoted lại, đã tóm gọn ý cả toàn bài thơ rất hay này rồi:
Tri thức, hay bị nhầm lẫn với kiến thức và trí thức là hai khái niệm khiến cho Ellen nghĩ rằng câu này được dùng không hợp với toàn bài thơ!
Thông thường, kiến thức và trí thức đòi hỏi khả năng chuyên môn và quá trình luyện tập thường xuyên và phức tạp. Thí dụ như các kiến thức tổng quát thu thập được qua việc tìm hiểu, đọc sách báo thời sự,... ngoài những kiến thức được học trong học đường.
Trí thức thường là khả năng hiểu biết thiên về khoa học, xã hội, văn hóa, nghệ thuật,... vừa mang tính chất sâu, rộng, và cao hơn chữ kiến thức bên trên!
Tri thức là sự "hiểu biết" trong khái niệm đơn giản hơn trí thức và kiến thức. Tuy không mang nhiều tính chất chuyên môn và phức tạp như kiến thức, nhưng nó là chìa khóa của hạnh phúc mà chúng ta thường ít nghĩ đến và chỉ chạy theo trí thức và kiến thức mà thôi!
Tri thức là sự hiểu biết căn bản đủ cho mỗi cá nhân chúng ta phân biệt cái đúng để làm theo và cái sai để mà tránh. Nó bao gồm các "kiến thức" vô cùng căn bản trong phép xã giao hằng ngày. Trong đó bao gồm các đức tính của một con người tự trọng; chẳng hạn như, tính thật thà, ngay thẳng, sự lễ phép, lễ độ, tối thiểu, nhân ái, từ bi,...
Nói chung, tri thức thường nằm trong các môn học của các lớp sơ học, tiểu học... tại miền Nam; trước năm 1975.
Trong thang giá trị về sự phức tạp thì tri thức là cái thấp nhất, rồi mới đến kiến thức, cao nhất là trí thức.
Vì tri thức chỉ là hiểu biết đơn sơ và căn bản nên hay bị xem thường. Nhưng thật ra, trong nghệ thuật sống của chúng ta; tri thức là điều căn bản và quan trọng nhất mà mỗi con người cần phải có để đạt được hạnh phúc như bài thơ đã viết.
CP từng chứng kiến, nhiều gia đình lao động vốn được học hành rất ít, lại phải đầu tắt mặt tối để tìm miếng ăn hằng ngày. Họ vẫn có được hạnh phúc và tâm hồn thanh thản nhờ có căn bản tri thức đó mà đem ra thực hành nó trong vô thức hoặc thói quen hằng ngày.
Ngược lại, nhiều gia đình khác có địa vị, danh vọng, tiền bạc, và ngay cả vốn liếng chữ nghĩa, kiến thức, thậm chí tri thức cao sang thật nhiều... nhưng chưa chắc được hạnh phúc; chỉ vì thiếu đi cái tri thức căn bản để làm người hữu ích cho bản thân, nhân quần.
Vài dòng cạn nghĩ, mong trả lời được phần nào câu hỏi của Elle.
Chân Phương.