Chứng mất ngủ và cơn ngủ kịch phát
Posted: Tue Feb 21, 2012 6:53 pm
VOA - Health
<!--IMAGE-LEFT-->Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Ông Lê Hoài Phương ở Phú Yên có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:
Insomnia and narcolepsy
Mất ngủ và “cơn ngủ kịch phát”
Trả lời ông phương 38 tuổi ở Xuân Lộc.
Bịnh mất ngủ của ông đã có từ 10 năm nay và rất nhiều bs đã chữa cho ông nhưng không có kết quả. Tất nhiên chúng ta không thể đưa ra một phương pháp trị liệu cho ông trong chương trình này. Để trả lời câu hỏi của ông, tôi chỉ xin đưa ra một ít thông tin về một số rối loạn giấc ngủ (dyssomnia, sleep disorder) có thể liên hệ đến trường hợp của thính giả, chuyện định bịnh và chữa trị tất nhiên là của bs điều trị.
Ở đây chúng ta có hai vấn đề:
1) bịnh nhân rất buồn ngủ ban ngày, muốn gục xuống, đến nỗi không ngồi được dù cố gắng
2) bịnh nhân không ngủ ban đêm được
(1) Liên hệ vấn đề thứ nhất, chúng ta sẽ bàn đến một bịnh gọi là narcolepsy ("cơn ngủ kịch phát"). Những triệu chứng chính:
a) Rất buồn ngủ ban ngày,
- thường thời gian ngắn, chừng 15 phút hoặc có khi dài hơn.
- có thể xảy ra lúc sau khi ăn, đang lái xe, đang nói chuyện với người khác
- thường thì thức dậy, bịnh nhân thấy khoẻ ra.
b) Có những ảo giác như trong mơ (dream-like hallucinations) lúc mới vừa bắt đầu ngủ hoặc lúc đang thức giấc, ở giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ.
c) Bại liệt lúc ngủ (sleep paralysis); bịnh nhân thấy mình không nhúc nhích cử động được, có thể kéo dài 15 phút, trong khoảng thời gian chuyển tiếp từ tình trạng thức và tình trạng ngủ.
d) Cataplexy: cơn liệt đột ngột (“chứng mất trương lực”). Bịnh nhân mất trương lực (tính cường cơ, muscular tone) một các đột ngột, nặng hay nhẹ. Những xúc động mạnh như cười, tức giận, có thể "châm ngòi" cho các cơn liệt này.
Cơn liệt kéo dài chừng vài chục giây và có thể người khác không nhận ra. Bịnh nhân có thể chỉ thộn mặt trong chốc lát, há hốc miệng (vì hàm dưới xệ xuống), hoặc đầu gối chùng xuống, muốn té.
Nặng hơn, có thể bị té xuống, và cơn liệt kéo dài nhiều phút. Trong trường hợp đang bàn ở đây, bịnh nhân kể mình buồn ngủ quá không ngồi được, có thể là một hình thức tương tự, cần được bịnh nhân để ý thêm và kiểm chứng với bs của mình.
(2) bịnh nhân mất ngủ ban đêm 'muốn ngủ cũng không được'.
Mất ngủ có thể đi kèm theo narcolepsy, mặc dầu thường người bị narcolepsy không mất ngủ hẳn suốt đêm mà chỉ bị giấc ngủ rối loạn, hay thức giấc (fragmented sleep), nhiều ảo giác trong các giai đoạn chuyển tiếp. Bịnh nhân ngủ ngày nhiều cũng có thể làm khó ngủ ban đêm.
Nguyên nhân:
Narcolepsy có nguyên nhân trong hệ thần kinh trung ương, chứ không phải là một vấn đề tâm lý.
Não bộ chúng ta có một bộ phận tên hypothalamus,. Hypothalamus tiết ra chất hypocretin điều hoà giấc ngủ. Do cơ chế tự miễn nhiễm (autoimmune process), các tế bào bị hư hại và lượng hypocretin bị giảm quá thấp, gây ra narcolepsy. Bịnh này còn do ảnh hưởng các gene và một số gia đình, nhiều người bị narcolepsy hơn trung bình.
Trong giấc ngủ bình thường, trong một hai giờ sau khi thiếp đi, sóng điện của não bộ (EEG waves) chậm lại so với lúc còn thức (N-REM waves). Sau đó sóng đổi khác, nhanh hơn (alpha waves, 8-13/second), đồng thời tròng mắt chúng ta nhúc nhích lẹ lên (Rapid Eye Movements, REM), và lúc đó chúng ta nằm mơ (dream). Mỗi đêm có chừng 4-5 lần “REM sleep” (11/2-2 tiếng, chừng ¼ giờ ngủ). Tim đập nhanh, thở nhanh. Trong mơ chúng ta có thể chạy, đánh nhau, đá banh... nhưng chúng ta vẫn không thực hành những động tác đó, chúng ta vẫn nằm yên trên giường vì một cơ chế tự động ngăn chặn các cơ chúng ta, giữ cơ thể trong trạng thái mất tính trương cơ (loss of tonus, atonia), nghĩa là phần cơ thể còn lại như bị tê liệt.
Ở người bị narcolepsy, giấc ngủ bị rối loạn:
1) thời kỳ REM xảy đến quá sớm, chừng 5 phút sau khi bắt đầu ngủ, các giấc mơ sống động, có khi đáng sợ xảy ra trong lúc đó
2) nếu sự mất trương lực các cơ (muscular atonia) xảy ra quá sớm làm bịnh nhân bị liệt cataplexy; xảy ra lúc chúng ta còn khá tỉnh táo và cho ta cảm tưởng bị tê liệt (sleep paralysis).
Định bịnh:
Bs chuyên về giấc ngủ nghiên cứu về trạng thái bịnh nhân lúc ngủ (polysomnography), hoặc trong những cơn ngủ gật ban ngày của bịnh nhân (multiple sleep latency test). Người bịnh được gắn vào máy đo tim (EKG), đo não điện đồ (EEG), điện các cơ (electromyogram), mắt (electro-oculogram). Giai đoạn ngủ mắt co giật nhanh (REM sleep) đến quá sớm là dấu hiệu giúp chẩn đoán bịnh nhân bị narcolepsy.
Chữa bịnh:
- Những thuốc kích thích thần kinh (stimulant) như dextroamphetamine, modafinil được dùng nhưng có thể không hiệu nghiệm lắm, có khi làm khó ngủ ban đêm.
- Một số thuốc dùng chống trầm cảm (antidepressant) như imipramin, Effexor XR được dùng để trị cataplexy
- Xyrem (sodium oxybate) là một thuốc uống được FDA chấp thuận cho dùng trị narcolepsy. Thuốc được chính phủ liên bang kiểm soát (federally controlled substance) vì được giới ghiền thuốc dùng một cách bất hợp pháp. Có thể làm thở yếu đi (decreased breathing), ngưng thở (apnea) và những vấn đề tâm thần. Thuốc nước, tối uống chia làm hai lần.
- Bịnh nhân có thể thử áp dụng những biện pháp như:
• ngủ những giấc ngắn 15 phút, đều đặn trong ngày cho bớt buồn ngủ
• tập yoga, thiền, tỉnh tâm
• một số người vì đồng hồ cơ thể (“body clock”), nhịp ngày đêm (circadian rhythm) trong người bị đảo ngược, có thể chọn những công việc làm về đêm (làm việc gác ở nhà thương, trả lời điện thoại ban đêm...) và nghỉ ngơi ban ngày lúc mình bị buồn ngủ nhiều hơn.
Chúc bịnh nhân may mắn.
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.
<!--IMAGE-LEFT-->Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Ông Lê Hoài Phương ở Phú Yên có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:
Insomnia and narcolepsy
Mất ngủ và “cơn ngủ kịch phát”
Trả lời ông phương 38 tuổi ở Xuân Lộc.
Bịnh mất ngủ của ông đã có từ 10 năm nay và rất nhiều bs đã chữa cho ông nhưng không có kết quả. Tất nhiên chúng ta không thể đưa ra một phương pháp trị liệu cho ông trong chương trình này. Để trả lời câu hỏi của ông, tôi chỉ xin đưa ra một ít thông tin về một số rối loạn giấc ngủ (dyssomnia, sleep disorder) có thể liên hệ đến trường hợp của thính giả, chuyện định bịnh và chữa trị tất nhiên là của bs điều trị.
Ở đây chúng ta có hai vấn đề:
1) bịnh nhân rất buồn ngủ ban ngày, muốn gục xuống, đến nỗi không ngồi được dù cố gắng
2) bịnh nhân không ngủ ban đêm được
(1) Liên hệ vấn đề thứ nhất, chúng ta sẽ bàn đến một bịnh gọi là narcolepsy ("cơn ngủ kịch phát"). Những triệu chứng chính:
a) Rất buồn ngủ ban ngày,
- thường thời gian ngắn, chừng 15 phút hoặc có khi dài hơn.
- có thể xảy ra lúc sau khi ăn, đang lái xe, đang nói chuyện với người khác
- thường thì thức dậy, bịnh nhân thấy khoẻ ra.
b) Có những ảo giác như trong mơ (dream-like hallucinations) lúc mới vừa bắt đầu ngủ hoặc lúc đang thức giấc, ở giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ.
c) Bại liệt lúc ngủ (sleep paralysis); bịnh nhân thấy mình không nhúc nhích cử động được, có thể kéo dài 15 phút, trong khoảng thời gian chuyển tiếp từ tình trạng thức và tình trạng ngủ.
d) Cataplexy: cơn liệt đột ngột (“chứng mất trương lực”). Bịnh nhân mất trương lực (tính cường cơ, muscular tone) một các đột ngột, nặng hay nhẹ. Những xúc động mạnh như cười, tức giận, có thể "châm ngòi" cho các cơn liệt này.
Cơn liệt kéo dài chừng vài chục giây và có thể người khác không nhận ra. Bịnh nhân có thể chỉ thộn mặt trong chốc lát, há hốc miệng (vì hàm dưới xệ xuống), hoặc đầu gối chùng xuống, muốn té.
Nặng hơn, có thể bị té xuống, và cơn liệt kéo dài nhiều phút. Trong trường hợp đang bàn ở đây, bịnh nhân kể mình buồn ngủ quá không ngồi được, có thể là một hình thức tương tự, cần được bịnh nhân để ý thêm và kiểm chứng với bs của mình.
(2) bịnh nhân mất ngủ ban đêm 'muốn ngủ cũng không được'.
Mất ngủ có thể đi kèm theo narcolepsy, mặc dầu thường người bị narcolepsy không mất ngủ hẳn suốt đêm mà chỉ bị giấc ngủ rối loạn, hay thức giấc (fragmented sleep), nhiều ảo giác trong các giai đoạn chuyển tiếp. Bịnh nhân ngủ ngày nhiều cũng có thể làm khó ngủ ban đêm.
Nguyên nhân:
Narcolepsy có nguyên nhân trong hệ thần kinh trung ương, chứ không phải là một vấn đề tâm lý.
Não bộ chúng ta có một bộ phận tên hypothalamus,. Hypothalamus tiết ra chất hypocretin điều hoà giấc ngủ. Do cơ chế tự miễn nhiễm (autoimmune process), các tế bào bị hư hại và lượng hypocretin bị giảm quá thấp, gây ra narcolepsy. Bịnh này còn do ảnh hưởng các gene và một số gia đình, nhiều người bị narcolepsy hơn trung bình.
Trong giấc ngủ bình thường, trong một hai giờ sau khi thiếp đi, sóng điện của não bộ (EEG waves) chậm lại so với lúc còn thức (N-REM waves). Sau đó sóng đổi khác, nhanh hơn (alpha waves, 8-13/second), đồng thời tròng mắt chúng ta nhúc nhích lẹ lên (Rapid Eye Movements, REM), và lúc đó chúng ta nằm mơ (dream). Mỗi đêm có chừng 4-5 lần “REM sleep” (11/2-2 tiếng, chừng ¼ giờ ngủ). Tim đập nhanh, thở nhanh. Trong mơ chúng ta có thể chạy, đánh nhau, đá banh... nhưng chúng ta vẫn không thực hành những động tác đó, chúng ta vẫn nằm yên trên giường vì một cơ chế tự động ngăn chặn các cơ chúng ta, giữ cơ thể trong trạng thái mất tính trương cơ (loss of tonus, atonia), nghĩa là phần cơ thể còn lại như bị tê liệt.
Ở người bị narcolepsy, giấc ngủ bị rối loạn:
1) thời kỳ REM xảy đến quá sớm, chừng 5 phút sau khi bắt đầu ngủ, các giấc mơ sống động, có khi đáng sợ xảy ra trong lúc đó
2) nếu sự mất trương lực các cơ (muscular atonia) xảy ra quá sớm làm bịnh nhân bị liệt cataplexy; xảy ra lúc chúng ta còn khá tỉnh táo và cho ta cảm tưởng bị tê liệt (sleep paralysis).
Định bịnh:
Bs chuyên về giấc ngủ nghiên cứu về trạng thái bịnh nhân lúc ngủ (polysomnography), hoặc trong những cơn ngủ gật ban ngày của bịnh nhân (multiple sleep latency test). Người bịnh được gắn vào máy đo tim (EKG), đo não điện đồ (EEG), điện các cơ (electromyogram), mắt (electro-oculogram). Giai đoạn ngủ mắt co giật nhanh (REM sleep) đến quá sớm là dấu hiệu giúp chẩn đoán bịnh nhân bị narcolepsy.
Chữa bịnh:
- Những thuốc kích thích thần kinh (stimulant) như dextroamphetamine, modafinil được dùng nhưng có thể không hiệu nghiệm lắm, có khi làm khó ngủ ban đêm.
- Một số thuốc dùng chống trầm cảm (antidepressant) như imipramin, Effexor XR được dùng để trị cataplexy
- Xyrem (sodium oxybate) là một thuốc uống được FDA chấp thuận cho dùng trị narcolepsy. Thuốc được chính phủ liên bang kiểm soát (federally controlled substance) vì được giới ghiền thuốc dùng một cách bất hợp pháp. Có thể làm thở yếu đi (decreased breathing), ngưng thở (apnea) và những vấn đề tâm thần. Thuốc nước, tối uống chia làm hai lần.
- Bịnh nhân có thể thử áp dụng những biện pháp như:
• ngủ những giấc ngắn 15 phút, đều đặn trong ngày cho bớt buồn ngủ
• tập yoga, thiền, tỉnh tâm
• một số người vì đồng hồ cơ thể (“body clock”), nhịp ngày đêm (circadian rhythm) trong người bị đảo ngược, có thể chọn những công việc làm về đêm (làm việc gác ở nhà thương, trả lời điện thoại ban đêm...) và nghỉ ngơi ban ngày lúc mình bị buồn ngủ nhiều hơn.
Chúc bịnh nhân may mắn.
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.