Trung Quốc đàm phán với Pfizer để sản xuất thuốc trị COVID

PostFri Jan 06, 2023 4:35 pm

VOA - Health


Trung Quốc đang đàm phán với công ty Mỹ Pfizer để có được giấy phép cho các hãng dược trong nước sản xuất và phân phối bản sao từ biệt dược gốc của thuốc kháng virus COVID-19 Paxlovid tại Trung Quốc, ba nguồn tin nói với Reuters.


Cơ quan quản lý các sản phẩm y tế của Trung Quốc - Cục Quản lý Sản phẩm Y tế Quốc gia (NMPA) - đã dẫn đầu các cuộc đàm phán với Pfizer từ cuối tháng trước, một trong những nguồn tin cho biết.


Bắc Kinh rất muốn hoàn tất các điều khoản của thỏa thuận cấp phép trước Tết Nguyên đán, nguồn tin nói.


Các bệnh viện Trung Quốc đang chịu áp lực nặng nề sau khi chính phủ đột ngột bỏ chính sách “zero-COVID” vào tháng trước, khiến số ca nhiễm tăng vọt. Làn sóng lây nhiễm gia tăng trên khắp đất nước đã khiến các bệnh viện quá tải, các hiệu thuốc cạn sạch và gây ra báo động quốc tế.


Paxlovid, được biết đã giảm khoảng 90% số ca nhập viện ở những bệnh nhân có nguy cơ cao trong một thử nghiệm lâm sàng, đang có nhu cầu cao khi nhiều người Trung Quốc cố gắng mua thuốc này từ bên ngoài và vận chuyển vào Trung Quốc. Bắc Kinh phần lớn chống lại các loại vắc-xin và phương pháp điều trị của phương Tây. Thuốc uống Paxlovid là một trong số ít thuốc nước ngoài được Trung Quốc phê duyệt.


Vào tháng 2 năm ngoái, Trung Quốc đã phê duyệt Paxlovid, phần lớn có tại các bệnh viện, để điều trị cho những bệnh nhân có nguy cơ cao ở một số tỉnh. Pfizer tháng trước đã đạt được thỏa thuận xuất khẩu Paxlovid sang Trung Quốc thông qua một công ty địa phương để loại thuốc này có được rộng rãi hơn.


Phát ngôn viên của Pfizer nói công ty đang tích cực hợp tác với chính quyền Trung Quốc và tất cả các bên liên quan để đảm bảo cung cấp đủ Paxlovid tại Trung Quốc.


Tất cả các nguồn tin không nêu danh vì họ không được phép nói chuyện với giới truyền thông.


NMPA đã tổ chức một cuộc họp với một số nhà sản xuất dược phẩm Trung Quốc vào cuối tháng 12 để thảo luận về các bước chuẩn bị cần thiết hầu sản xuất ra bản sao từ biệt dược gốc Paxlovid với hy vọng có thể đảm bảo giấy phép trong tương lai gần, hai trong số các nguồn tin cho biết.


Công ty dược Zhejiang Huahai Pharmaceutical đã ký thỏa thuận với Pfizer vào tháng 8 năm ngoái để sản xuất Paxlovid chỉ để sử dụng ở đại lục và Tập đoàn CSPC Pharmaceutical, nhà phát triển vắc-xin COVID mRNA tiềm năng, nằm trong số những người tham dự cuộc họp, nguồn đầu tiên nói.


Nguồn tin thứ hai cho biết NMPA cũng đã khuyên các công ty chuẩn bị đăng ký với cơ quan quản lý để sản xuất bản sao của Paxlovid.


Các ứng viên tiềm năng


Các ứng cử viên tiềm năng bao gồm Huahai và CSPC trong những tuần gần đây đã tiến hành “thử nghiệm tương đương sinh học”, theo yêu cầu của cơ quan quản lý Trung Quốc trước khi thuốc có thể được tung ra thị trường, hai nguồn tin và một nguồn khác có kiến thức trực tiếp về vấn đề này cho biết.


Đối với một phiên bản sao của một biệt dược gốc, các thử nghiệm như vậy là bắt buộc để đảm bảo chúng hoạt động theo cùng một cách trong cơ thể.


Cả Huahai và CSPC đều dự kiến sẽ gửi kết quả thử nghiệm cho NMPA vào cuối tháng này, một trong số các nguồn tin cho biết thêm.


Huahai và CSPC đã không trả lời yêu cầu bình luận.


Hồi tháng Ba, 35 nhà sản xuất trên khắp thế giới, trong đó có 5 công ty Trung Quốc, đã đồng ý sản xuất các phiên bản Paxlovid giá rẻ cho 95 quốc gia nghèo thông qua thỏa thuận cấp phép với Nhóm Bằng sáng chế Thuốc (MPP) do Liên hiệp quốc hậu thuẫn. Giấy phép đó không cho phép các công ty bán thuốc bản sao của biệt dược gốc Paxlovid ở Trung Quốc.


Do tình trạng thiếu thuốc kháng virus trầm trọng trong lúc 1,4 tỷ người Trung Quốc chiến đấu với các ca nhiễm, nhiều người đã chuyển sang các kênh chợ đen để mua Paxlovid và các loại thuốc khác, theo truyền thông trong nước. Những kẻ đầu cơ tính tới 50.000 nhân dân tệ (7.260 đô la) cho một hộp Paxlovid, gấp hơn 20 lần giá nguyên thủy là 2.300 nhân dân tệ.


Ba nguồn tin nói Trung Quốc cũng đã ép Pfizer giảm giá Paxlovid khi chính phủ đặt mục tiêu đưa loại thuốc này vào chương trình bảo hiểm y tế quốc gia để có thể chi trả một phần chi phí.

NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Y Tế

Who is online

Users browsing this forum: Google [Bot] and 832 guests

cron