Page 1 of 1

Chúng ta ăn vào bao nhiêu nhựa?

PostPosted: Tue Dec 08, 2020 6:15 pm
by NewsReporter
VOA - Health


Ăn gì cho bữa tối đây? Sushi bằng nhựa Lego, bánh kẹp thịt bằng thẻ tín dụng, hay một mẫu ống nhựa PVC thật chín?


Những ví dụ này nghe có vẻ cực đoan, nhưng theo thời gian có thể dễ dàng tượng trưng cho việc chúng ta tiêu thụ hàng ngày và tích tụ càng lúc càng nhiều những mẫu nhựa plastic siêu nhỏ.


Dân chúng một tuần có thể ăn vào một số lượng plastic cỡ một thẻ tín dụng, một cuộc nghiên cứu năm 2019 của Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên kết luận, chủ yếu là trong nước uống có plastic nhưng cũng qua thức ăn như các hải sản có vỏ cứng. Các loại hải sản này có khuynh hướng được ăn toàn bộ nên plastic trong hệ thống tiêu hóa của chúng cũng được tiêu thụ.


Reuters dùng những phát hiện của cuộc nghiên cứu để minh họa là số lượng plastic thực sự trông giống như thế nào qua những thời đại khác nhau.


Trong một tháng, chúng ta ăn vào một số lượng plastic nặng bằng một cục gạch lego có kích cỡ 4x2, và trong một năm, số lượng plastic đưa vào cơ thể bằng một mũ bảo hộ của một nhân viên cứu hỏa.


Điều này có vẻ như không nhiều lắm, nhưng cứ cộng dồn qua thời gian. Với tỉ lệ tiêu thụ như thế này, trong một thập niên, chúng ta có thể ăn vào 2,5 kg plastic, tương đương với hai ống nhựa.


Và trong suốt cuộc đời của chúng ta, chúng ta tiêu thụ khoảng 20 kg nhựa plastic siêu nhỏ.


Việc sản xuất plastic đã tăng mạnh trong 50 năm qua với việc sử dụng rộng rãi những sản phẩm rẻ tiền vứt đi được. Plastic không thể phân hủy sinh học, chỉ vỡ thành những mảnh nhỏ và cuối cùng xuất hiện tại mọi nơi, đầy các bãi biển và ảnh hưởng tới các sinh vật biển, cũng như chuỗi lương thực.


Đứng trên bờ một vùng đầm lầy nước mặn có những động thực vật hoang dã được bảo vệ tại miền nam nước Anh, ông Malcolm Hudson, giáo sư khoa học môi trường tại Trường đại học Southampton, cho Reuters thấy những viên plastic nhỏ như chuỗi hạt đầy trong dầm lầy.


Ông Hudson nói hầu hết các cuộc nghiên cứu tập trung về những siêu hạt plastic này, nhưng càng ngày càng có nhiều những hạt li ti nhỏ hơn gọi là nanoplastic trong môi trường rất khó phát hiện, mà chúng ta cũng ăn vào.


“Những hạt li ti này có thể đi vào máu hay hệ thống các hạch và cuối cùng đi vào nội tạng của chúng ta” giáo sư Hudson nói.


Những hạt plastic này là những trái bom nhỏ định giờ, chờ vỡ thành những mãnh nhỏ đủ để động vật hoang dã hay con người tiêu thụ và sau đó có khả năng gây nên những hậu quả tai hại.