Page 1 of 1

Vụ công an Việt Nam bắt nhóm tái chế bao cao su đang ‘nổi ti

PostPosted: Fri Sep 25, 2020 8:22 am
by NewsReporter
VOA - Health


Có tới ít nhất 60 cơ quan báo chí khác nhau trên toàn cầu đưa tin về vụ công an Việt Nam mới đây bắt giữ một nhóm tái chế hàng trăm nghìn bao cao su đã qua sử dụng, theo quan sát của VOA qua trang Google News, tính đến tối 25/9.


Reuters, hãng thông tấn tầm cỡ thế giới, đặt tựa bài: “Cảnh sát Việt Nam phá đường dây bán ‘bao cao su tái chế’”.


Ở Mỹ, thương hiệu báo chí lừng danh New York Times đặt tên cho bài tường thuật của họ là “Việt Nam tịch thu hơn 300.000 bao cao su được tái chế để bán”. Đài CNN giật tít: “Cảnh sát [VN] thu giữ 345.000 bao cao su đã qua sử dụng được làm sạch và bán như đồ mới”.


Một loạt các đài, báo khác từ bờ Đông đến bờ Tây nước Mỹ như CBS News, FOX, Boston News, Miami Herald, MSN... cũng không bỏ qua tin này.


“Một xưởng [ở VN] bị bắt khi đang rửa, ‘tái chế’ và tái bán hơn 300.000 bao cao su đã qua sử dụng” là tít bài trên báo Anh Miror. Các tên tuổi báo chí quen thuộc khác ở Anh, Úc, Canada gồm Guardian, Independent, Telegraph, Sun, ABC, Toronto Sun đều có bài về vụ việc.


Ở các nước quanh Việt Nam, đưa tin về vụ này gồm có Jakarta Post của Indonesia, The Straits Times của Singapore, Taiwan News của Đài Loan, The Indian Express và 18 News của Ấn Độ, v.v…


Thậm chí các báo vùng Vịnh Péc-xích và châu Phi cũng đưa tin, gồm các báo hay trang tin như CapeTown ETC, The Star Kenya và Gulf News.


Vụ việc được báo chí Việt Nam đăng lên trước tiên hôm 22/9, cho hay rằng nhà chức trách tỉnh Bình Dương “phát hiện, thu giữ hơn 300.000 bao cao su đã sử dụng, tương đương hơn 360 kilogam” tại một xưởng vào ngày 21/9.


Các báo trong nước tường thuật rằng một phụ nữ có tên là Phạm Thị Thanh Ngọc, 33 tuổi, bị bắt quả tang tại hiện trường khi “đang ‘phù phép’" số bao cao su cũ đó “thành hàng mới”.


Bà Ngọc được báo chí dẫn lời nói rằng bà “thất nghiệp, không có tiền tiêu xài nên làm liều”.


"Trung bình 1 tháng 1 lần, tôi nhận bao cao su đã qua sử dụng từ một người để về súc rửa, phơi khô, phân loại và dùng dương vật giả để vuốt lại, tạo hình như mới, sau đó, dùng thêm một số loại dung dịch để làm cho sản phẩm trông như mới và giao hàng", bà Ngọc nói, theo một bản tin của báo Lao Động hôm 23/9.


Vẫn tờ Lao Động cho hay bà Ngọc hưởng 4.000 đồng cho việc ‘tái chế’ mỗi kilogam bao cao su. “Với 360 kilogam này, người phụ nữ gia công được hơn 1,4 triệu đồng”, bài báo viết, đồng thời đưa ra nhận định: “Nếu phù phép bán ra thị trường, người thuê có thể lời gấp 5 đến 6 lần, mặc cho những nguy hiểm bệnh tật như lậu, HIV mà người khác phải đối mặt".


Sự việc cũng được đưa lên nhiều diễn đàn trên mạng xã hội ở Việt Nam và ở nước ngoài. Có vô số lời bình cho rằng đây là việc làm “kinh tởm”. Không ít người nói một cách hài hước rằng mặt tốt của sự việc là bao cao su được tái chế nên không bị thải ra sông, ra biển. Một số người đặt câu hỏi phải chăng giá bao cao su ở Việt Nam quá đắt hay có tình trạng mất cân đối cung cầu mặt hàng này ở trong nước.


Nổi lên là những ý kiến đáng chú ý cho rằng thực chất vụ việc là sản xuất bao cao su giả, nhưng nghi phạm trong vụ này khai là ‘tái chế’ bao cao su cũ nhằm mục đích chỉ bị hình phạt nhẹ hơn.


Luồng ý kiến này đặt câu hỏi ai thu thập các bao cao su đã quả sử dụng, từ những nguồn nào mà được số lượng lớn như vậy, vì sao hàng cũ lại “đều tăm tắp”, đồng thời đưa ra lập luận rằng chi phí trả công cho việc rửa sạch, tạo hình lại, đóng gói bao cao su cũ có thể còn đắt hơn việc sản xuất hàng mới.