Kỹ thuật mới giúp tìm hiểu bệnh ngủ châu Phi
Posted: Fri Jan 27, 2012 2:23 pm
VOA - Health
Bệnh ngủ châu Phi do ký sinh trùng Trypanosoma brucei gây ra khi người bệnh bị con ruồi tse tse đốt. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tấn công vào hệ trung khu thần kinh và thường làm chết người.
Bệnh này xuất hiện suốt vùng châu Phi dưới sa mạc Sahara. Vào năm 2008, ước tính có 48.000 người bị thiệt mạng vì bệnh này. Các chuyên gia cho biết các ca bệnh ngủ phần nhiều không được báo cáo, cho nên số tử vong còn có thể cao hơn.
Có 5 loại dược phẩm được dùng để trị bệnh ngủ châu Phi, nhưng những thứ thuốc này hiệu quả ra sao, hoặc ký sinh trùng đã triển khai khả năng kháng thuốc thế nào, là điều người ta không hiểu được bao nhiêu.
Một loại thuốc cũ-melarsoprol, có chứa chất độc arsenic và có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc do arsenic, như co giật, sốt, bất tỉnh, ói mửa-vẫn tiếp tục được sử dụng để trị bệnh ngủ, vì đây là một căn bệnh độc địa và vì các loại thuốc khác rất mắc tiền và khó dùng.
Chuyên viên David Horn tại Trường Y London chuyên về Vệ sinh Nhiệt đới, và là người hướng dẫn các nỗ lực nghiên cứu nguồn gốc sự kháng thuốc của ký sinh trùng đối với các loại điều trị hiện có. Ông nói:
“Nếu hiểu được sự kháng thuốc, thì thật sự chúng ta có thể triển khai các xét nghiệm đối với các ký sinh trùng kháng thuốc và nhờ đó hướng dẫn những kỹ thuật can thiệp để sử dụng cho mỗi bệnh nhân.”
Ký sinh trùng trypanosome chỉ có một tế bào duy nhất, và tế bào đó chứa khoảng 7.000 gien. Các khoa học gia dùng một kỹ thuật đặc biệt tách riêng mỗi gien để có thể tìm ra 50 gien sản sinh ra những protein liên quan đến sự kháng thuốc.
Ông Horn nói mục tiêu tức thời của các khoa học gia là hiểu được ký sinh trùng đã hình thành sức kháng thuốc ra sao. Ông nói thêm, tới một lúc nào đó, cuộc nghiên cứu có thể đưa tới triển khai những thuốc khác:
“Nếu chúng ta hiểu được các loại thuốc hiện tại hiệu quả thế nào, chúng ta có thể chuyển những thông tin đó để làm các loại thuốc hiệu quả khác.”
Bài viết về sự kháng thuốc trong điều trị bệnh ngủ được đăng trong tạp chí Nature.
Bệnh ngủ châu Phi do ký sinh trùng Trypanosoma brucei gây ra khi người bệnh bị con ruồi tse tse đốt. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ tấn công vào hệ trung khu thần kinh và thường làm chết người.
Bệnh này xuất hiện suốt vùng châu Phi dưới sa mạc Sahara. Vào năm 2008, ước tính có 48.000 người bị thiệt mạng vì bệnh này. Các chuyên gia cho biết các ca bệnh ngủ phần nhiều không được báo cáo, cho nên số tử vong còn có thể cao hơn.
Có 5 loại dược phẩm được dùng để trị bệnh ngủ châu Phi, nhưng những thứ thuốc này hiệu quả ra sao, hoặc ký sinh trùng đã triển khai khả năng kháng thuốc thế nào, là điều người ta không hiểu được bao nhiêu.
Một loại thuốc cũ-melarsoprol, có chứa chất độc arsenic và có thể gây ra những triệu chứng ngộ độc do arsenic, như co giật, sốt, bất tỉnh, ói mửa-vẫn tiếp tục được sử dụng để trị bệnh ngủ, vì đây là một căn bệnh độc địa và vì các loại thuốc khác rất mắc tiền và khó dùng.
Chuyên viên David Horn tại Trường Y London chuyên về Vệ sinh Nhiệt đới, và là người hướng dẫn các nỗ lực nghiên cứu nguồn gốc sự kháng thuốc của ký sinh trùng đối với các loại điều trị hiện có. Ông nói:
“Nếu hiểu được sự kháng thuốc, thì thật sự chúng ta có thể triển khai các xét nghiệm đối với các ký sinh trùng kháng thuốc và nhờ đó hướng dẫn những kỹ thuật can thiệp để sử dụng cho mỗi bệnh nhân.”
Ký sinh trùng trypanosome chỉ có một tế bào duy nhất, và tế bào đó chứa khoảng 7.000 gien. Các khoa học gia dùng một kỹ thuật đặc biệt tách riêng mỗi gien để có thể tìm ra 50 gien sản sinh ra những protein liên quan đến sự kháng thuốc.
Ông Horn nói mục tiêu tức thời của các khoa học gia là hiểu được ký sinh trùng đã hình thành sức kháng thuốc ra sao. Ông nói thêm, tới một lúc nào đó, cuộc nghiên cứu có thể đưa tới triển khai những thuốc khác:
“Nếu chúng ta hiểu được các loại thuốc hiện tại hiệu quả thế nào, chúng ta có thể chuyển những thông tin đó để làm các loại thuốc hiệu quả khác.”
Bài viết về sự kháng thuốc trong điều trị bệnh ngủ được đăng trong tạp chí Nature.