Page 1 of 1

Rác bảo hộ y tế đe dọa môi trường

PostPosted: Wed Apr 22, 2020 8:56 am
by NewsReporter
VOA - Health


Khẩu trang và các trang bị bảo hộ cá nhân khác bị vứt bỏ ngày càng làm hại môi trường, theo một số chuyên gia.


Một chuyên gia về vi nhựa Đại học Tiểu bang Louisana nói với đài CNN là ông đang làm một cuộc thăm dò thu thập những câu trả lời từ các đồng nghiệp trên toàn thế giới để ghi nhận về vấn đề rác thải liên hệ đến các trang bị bảo hộ cá nhân tác hại như thế nào giữa dịch bệnh virus corona bùng phát.


“Dữ liệu sơ khởi từ những câu trả lời các cuộc thăm dò này cho thấy găng tay là rác thải thường xuyên nhất trong các trang bị bảo hộ cá nhân,” ông Mark Benfield nói.


“Tại Mỹ, khẩu trang khó kiếm được nên găng tay là rác thải thường xuyên thấy được trên đường phố.


Tại Trung Quốc khẩu trang được phát không nên bạn thấy nhiều khẩu trang bị vứt bỏ.


Một viên chức làm việc cho Chiến dịch Công dân vì Môi trường, một tổ chức bênh vực môi trường đồng ý với nhận định này, trong một tuyên bố với CNN, gọi đây là một mối nguy ngày càng tăng.


“Trang bị bảo hộ cá nhân nhằm giúp chúng ta chống lại một thách thức sức khỏe công cộng, không phải là tạo nên vấn đề rác thải nhựa,” ông Adrienne Esposito nói với CNN.


Một viên chức thuộc công ty quản lý rác thải rắn nói với đài CNN là nhiều người Mỹ vứt khẩu trang và găng tay bừa bãi vào những thùng rác tái chế làm cho các loại rác tái chế không thể sử dụng được vì nguy cơ lây nhiễm.


“Chúng tôi làm việc này thường xuyên hơn là chúng tôi phải làm,” ông Paul Zambrotta thuộc công ty Mr.T Cartin nói về phân loại rác để tái chế. “Chúng tôi phải lựa ra những trang bị bảo hộ có thể bị lây nhiễm mà lẽ ra không có ở đây.”


Ngoài ra, găng tay và những sản phẩm trang bị bảo hộ khác vứt bừa bãi sẽ bị gió cuốn đi hay trôi vào những ống cống dẫn nước thải và cuối cùng ra đến đại dương và các thủy lộ khác.


Theo Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA), nhựa làm hại cho hệ sinh thái biển, hầu hết nhựa vỡ ra thành những mãnh nhỏ gọi là vi nhựa.


Tổ chức Bảo tồn Đại Dương phát hiện nhiều loài cá ăn những mãnh nhỏ nhựa tưởng đó là thực phẩm thật và ước lượng là có ít nhất 600 loài cá đang bị đe dọa vì ô nhiễm.


Cũng có nguy cơ đối với sức khỏe của con người vì nhựa đi vào chuỗi thức ăn của con người và gần một tỉ người trên thế giới tiêu thụ hải sản như là một nguồn chất đạm chính.


(Nguồn The Hill/The Independent/CNN)