Page 1 of 1

Tại sao COVID-19 tác hại nặng nề lên các nước giàu?

PostPosted: Fri Apr 17, 2020 7:23 pm
by NewsReporter
VOA - Health


Sau khi virus corona bùng phát tại Trung Quốc vào tháng 1 năm nay, các chuyên gia lo ngại về ảnh hưởng tai họa đối với các nước đang phát triển với hệ thống y tế yếu kém.


Tuy nhiên cho tới nay, tỉ lệ tử vong cao nhất được ghi nhận tại các nước giàu ở Châu Âu và Mỹ.


Trên một bản đồ của Đại học Johns Hopkins thường được dùng rộng rãi, những chấm đỏ tượng trưng cho con số những ca được xác nhận cho thấy có sự phân cách bắc-nam rõ ràng. Đặc biệt, vùng Châu Phi hạ Sahara dường như tương đối ít ca lây nhiễm


Các chuyên gia đưa ra một số lý do:


Khoảng cách xét nghiệm-Có một câu ngạn ngữ giữa các nhà khoa học là thiếu chứng cứ không phải là bằng chứng của sự không có. Nhiều nước lợi tức thấp-và trung bình- thiếu khả năng xét nghiệm và nhận ra những người bị lây nhiễm. Bệnh này có thể lây lan nhưng chưa phát hiện.


Kết nối thấp-Những nơi virus vươn đến đầu tiên là những nơi nối liền chặt chẽ nhất với quốc gia nguyên thủy là Trung Quốc


Đi đến Châu Phi hạ Sahara, “trong khi vùng này khá sống động, nhưng ít người đi đến hơn là giữa Châu Âu, Mỹ và Trung Quốc,” nhà dịch tễ học Megan Murray đại học Harvard nói.


Đại dịch sẽ xuất hiện trễ hơn vài tuần so với những khu vực có kết nối nhiều hơn, nhưng nó sẽ xuất hiện, các chuyên gia nói.


Ít người gặp nguy cơ. Khi đại dịch đến, các nước đang phát triển có thể có lợi thế một ít vì dữ liệu thống kê dân số. Những người lớn tuổi bị COVID-19 tác hại nặng nề hơn, và dữ liệu thống kê dân số cho thấy có nhiều người trẻ hơn tại các nước đang phát triển. Hơn 60% dân số Châu Phi dưới 25 tuổi, theo Ngân hàng Thế giới. Chỉ có 5% là trên 60 tuổi. Tại Châu Á, con số này khoảng 12%, Châu Âu trái lại khoảng 24% trên 60 tuổi, và Bắc Mỹ là 21%.


Mật độ dân số-Thế giới các nước đang phát triển là nơi cư ngụ của những thành phố siêu lớn với dân cư đông đúc và có thể là mồi lửa cho virus lây lan. Tuy nhiên những nước này cũng có vùng quê rộng lớn nơi cách ly xã hội không thành vấn đề. Điều này có thể làm chậm sự lây lan tại các nước đang phát triển.


Mặt khác, các hộ gia đình có đông người cư ngụ và với nhiều độ tuổi khác nhau hơn là tại nước công nghiệp. Việc này có thể là một tình trạng tệ hại khi dịch bệnh đến.


Khí hậu? Có lẽ không- Dù virus có thể lây lan dễ dàng hơn khi lạnh, không khí khô trong vùng nhiệt độ mùa đông, các chuyên gia nói nóng và ẩm ướt không ngăn virus lây lan tại những nơi như Singapore và Hong Kong.


Trong khi thế giới đang phát triển chưa gánh chịu tác hại nặng nề của COVID-19, các chuyên gia nói hậu quả có thể mạnh mẽ hơn nếu virus đến, khi hệ thống y tế sẽ nhanh chóng căng thẳng vượt giới hạn.


Rửa tay và cách ly xã hội, chiến lược mà các nước công nghiệp đang dựa vào để ngăn chặn bùng phát, “thực sự không áp dụng cho hầu hết các nước Châu Phi hạ Sahara,” chuyên gia y tế toàn cầu Đại học Washington, Kingsley Ndoh, viết trên tờ Seattle Times.


Nước dùng rửa tay ít có tại vùng nông thôn và những khu ổ chuột trong thành phố.


Và trong khi lệnh ở nhà làm kinh tế phương Tây chậm lại một cách thảm hại, việc này cũng gây nên nạn đói tại các nước đang phát triển nơi nghèo đói tập trung.


“Làm thế nào bạn sống còn trong lúc đóng cửa khi bạn dựa vào lao động hàng ngày để ăn uống?” Tổng giám đốc WHO nói.


Ông Ndoh nói khuyến khích mọi người mang khẩu trang có thể giúp virus chậm lây lan nơi không có những biện pháp khác. Các nhà lãnh đạo tôn giáo có thể là những sứ giả đáng tin hơn các giới chức chính phủ tại nhiều nơi, ông nói.


Ông chỉ ra các xét nghiệm chi phí thấp được phát triển tại Senegal và một nhà máy sản xuất ethanol ở Nigeria sản xuất đại trà nước rửa tay là những điểm sáng.


Với nhiều ca lây nhiễm tương đối thấp, ông Ndoh nói thêm, “sẽ còn có cơ hôi cho các chính phủ Châu Phi thực hiện những giải pháp của Châu Phi trong cuộc chiến chống đại dịch này.”