Có thể điều trị COVID-19 bằng máu của người đã lành bệnh?

PostWed Mar 25, 2020 6:31 pm

VOA - Health


Các bệnh viện tăng tốc thử nghiệm xem cách chữa trị có từ một trăm năm nay để chống bệnh cúm và bệnh sởi bùng phát trong thời kỳ trước khi có vaccine, và đã được dùng gần đây đế chống bệnh SARS và Ebola, có thể thành công đối với COVID-19 hay không: Đó là dùng máu hiến tặng của những bệnh nhân đã bình phục.


Bác sĩ tại Trung Quốc nỗ lực chữa trị ca COVID-19 đầu tiên bằng “huyết tương”, theo cách gọi của sử sách mà ngày nay còn gọi là huyết tương hiến tặng, từ những người bị nhiễm virus nhưng đã bình phục.


Hiện nay, một mạng lưới bệnh viện Mỹ đang chờ Cơ quan Quản trị Thực phẩm và Dược phẩm FDA cho phép để bắt đầu nghiên cứu sâu rộng kết hợp cả hai, vừa là cách điều trị khả dĩ đối với những người mắc bệnh, vừa là huyết tươngcách bảo vệ tạm thời như vaccine đối với những người có nguy cơ lây nhiễm cao.


Chưa bảo đảm thành công.


Liệu pháp khả dĩ này thật ra là gì?


Khi một người bị lây nhiễm vì một vi trùng nào đó, cơ thể bắt đầu sản xuất một loại chất đạm được cấu tạo đặc biệt gọi là kháng thể để chống nhiễm trùng. Sau khi người này bình phục, những kháng thể này lơ lửng trong máu những người lành bệnh, đặc biệt trong huyết tương, phần lỏng của máu—trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.


Một trong những cuộc nghiên cứu được dự trù là sẽ truyền huyết tương giàu kháng thể của người lành bệnh vào những bệnh nhân mới bị nhiễm COVID-19 nhằm tăng cường nỗ lực của cơ thể chống lại virus. Để xem có thành công hay không, các nhà nghiên cứu sẽ thẩm định xem việc chữa trị này có giúp bệnh nhân cơ hội sống còn nhiều hơn hay giảm bớt sự cần thiết phải dùng máy thở hay không.


Một lưu ý: Trong khi việc truyền huyết tương bình thường là phương thuốc chữa trị chính, rất hiếm khi việc này gây phản ứng phụ làm tổn thương phổi.


Huyết tương có thể hoạt động như vaccine?


Đại loại như vậy, nhưng không giống vaccine, bất cứ sự bảo vệ nào cũng chỉ tạm thời.


Vaccine huấn luyện hệ thống miễn nhiễm của con người làm ra kháng thể chống lại vi trùng. Cách truyền huyết tương sẽ cho một loại vũ khí tạm thời là kháng thể của người khác nhưng liều thuốc này không tồn tại lâu và đòi hỏi cần có nhiều liều liên tiếp.


Tuy vậy, nếu FDA đồng ý, một cuộc nghiên cứu thứ hai sẽ truyền huyết tương giàu kháng thể cho một vài người có nguy cơ cao vì thường xuyên phơi nhiễm COVID-19 như các nhân viên bệnh viện hay những người đáp ứng đầu tiên, bác sĩ Liise-anne Pirofski thuộc Hệ thống Y tế Montefiore New York và Trường Y Albert Einstein nói.


Lịch sử thế nào?


Việc truyền huyết tương được dùng nổi tiếng nhất trong đại dịch cúm năm 1918, và nhiều vụ lây nhiễm khác, như là bệnh sởi và sưng phổi do vi trùng, trước khi vaccine và các thứ thuốc hiện đại khác xuất hiện.


Những cuộc nghiên cứu trước đây sơ sài. Tuy nhiên trong Tạp chí Điều tra Lâm sàng trước đây trong tháng, hai ông Casadevall và Piroski nêu chứng cớ là những bệnh nhân cúm năm 1918 được truyền huyết tương giảm nguy cơ tử vong. Và một phúc trình y khoa năm 1935 nêu chi tiết về cách thức bác sĩ chặn đứng bệnh sởi bùng phát qua việc một trường nội trú dùng huyết tương của những bệnh nhân trước.


Khuynh hướng cổ điển này vẫn còn được sử dụng thường xuyên để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát như trường hợp bệnh SARS năm 2002, và vào năm 2014 khi huyết tương của những người bình phục bệnh Ebola được dùng để chữa trị những bệnh nhân khác trong thời kỳ dịch bệnh ở Tây Phi. Ngay vào lúc dịch bệnh bùng phát mới đây, các cuộc nghiên cứu nghiêm ngặt về kỹ thuật này chưa được thực hiện, nhưng ông Casadevall nói có những dấu hiệu cho thấy huyết tương giúp được rất nhiều.


Ông Casadevall nghĩ rằng khi phương pháp huyết tương không thành công, có thể là huyết tương được dùng quá trễ. “Người nào đó sắp chết thì huyết tương khó tác dụng” đối vớt bất cứ bệnh nào, ông lưu ý.


Một khuynh hướng hiện đại hơn là chưng cất loại kháng thể này trong phòng thí nghiệm, điều mà Regeneron Pharmaceuticals và một số công ty khác đang làm. Dùng máu của những người bệnh COVID-19 đã bình phục là một phương cách đầy cam go—nhưng các nhà nghiên cứu có thể băt đầu dự trữ huyết tương chờ đến khi được FDA chấp thuận.


Làm thế nào bác sĩ có được huyết tương?


Các ngân hàng máu lấy huyết tương hiến tặng cũng giống như cách lấy máu từ những người cho; huyết tương bình thường được các bệnh viện hay các phòng cấp cứu dùng hàng ngày. Nếu một người chỉ cho huyết tương không thôi thì máu của họ được rút ra một ống thủy tinh, huyết tương được tách ra và số còn lại được trả trở lại vào cơ thể của họ. Sau đó huyết tương được thử nghiệm và khử trùng để đảm bảo là không có virus và an toàn để dùng.


Đối với cuộc nghiên cứu COVID-19, sự khác biệt là ai cho máu—người nhiễm virus corona đã bình phục. Các nhà khoa học sẽ đo bao nhiêu kháng thể có trong huyết tương—thử nghiệm hiện đang được thực hiện và chưa sẵn sàng áp dụng cho công chúng—vì các bác sĩ còn tìm hiểu xem liều lượng như thế nào thì tốt và người bình phục bao lâu thì có thể cho máu được.


Các nhà nghiên cứu không lo lắng về việc tìm người tình nguyện cho máu nhưng lưu ý về việc phải mất một thời gian để xây dựng kho huyết tương.

NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Y Tế

Who is online

Users browsing this forum: Google [Bot] and 849 guests

cron