Nhân viên y tế Vũ Hán thiếu dụng cụ y khoa

PostTue Jan 28, 2020 7:10 pm

VOA - Health


Các bệnh viện ở trong và xung quanh ổ dịch coronavirus bùng phát tại Vũ Hán nói họ đang cạn kiệt thiết bị y khoa đến nỗi bác sĩ và y tá được yêu cầu mang mặt nạ kém tiêu chuẩn hay tã để họ không phải thay quần áo bảo hộ thường xuyên.


Việc này đã làm cho nhiều nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân gặp nhiều rủi ro.


“Do thiếu quần áo bản hộ, nhiều bác sĩ của chúng tôi phải chia sẻ một bộ quần áo bảo hộ. Một số bác sĩ phải mặc tã để không phải thay quần áo bảo hộ thường xuyên vì sợ không còn nữa,” một nhân viên họ Xiao tại bệnh viện Puren Vũ Hán nói với Đài VOA ngày 27/1.


Bà nói thêm “Chúng tôi thiếu quần áp bảo hộ khủng khiếp.”


Bệnh viện cần khẩn cấp 5.000 kính bảo hộ, 25.000 khẩu trang N95 và nhiều quần áo bảo hộ vì chúng tôi thải 1.000 kính bảo hộ và 3.000 khẩu trang mỗi ngày, theo bà Xiao.


Đây là một trong số 24 bệnh viện thường yêu cầu công chúng hiến tặng trang bị y tế trong đó có khẩu trang N95 và khẩu trang giải phẫu, quần áo bảo hộ và thuốc sát trùng tay.


Tuy nhiên kết quả trong vài ngày qua chưa đủ để thỏa mãn nhu cầu vì hầu hết các hiến tặng của tư nhân ít sử dụng được vì không đủ tiêu chuẩn y tế, nhiều bệnh viện cho biết.


“Chúng tôi thiếu nhiều vật phẩm y tế. Nếu bạn có thể hiến tặng… nhưng vấn đề là hầu hết vật phẩm công chúng hiến tặng không giúp ích gì được cả vì không đáp ứng được tiêu chuẩn y tế cao của chúng tôi,” một nhân viên họ Xiao thuộc Bệnh viện 1 Vũ Hán nói với Đài VOA.


Bà nói tiếp “Chúng tôi cố gắng tìm đủ mọi cách để tiếp tế.”


Trong khi phải giải quyết vấn đề thiếu vật phẩm y tế, nhà cầm quyền Vũ Hán, nơi trung tâm dịch bệnh bùng phát, cũng đang gấp rút xây hai bệnh viện khẩn cấp, một bệnh viện dự trù có 1.000 giường và sẽ hoạt động vào ngày 3/2.


Theo như tin tức của truyền thông nhà nước, bệnh viện thứ hai sẽ có thêm 1.300 giường trong vòng 2 tuần để chữa trị cho các bệnh nhân bị nghi nhiễm virus gây sưng phổi làm nhiều người chết.


Động thái này dường như ra chỉ dấu cho một cuộc chiến leo thang của Trung Quốc để chế ngự virus lây lan đã làm khoảng 24 bệnh viện quá tải tại tỉnh Hồ Bắc.


Một giới chức y tế thành phố hứa có thêm bệnh viện khi con số bệnh nhân ngày càng tăng, truyền thông nhà nước cho biết.


Con số tử vong do cuộc khủng hoảng y tế công trầm trọng nhất tại Trung Quốc kể từ khi có dịch bệnh SARS vào năm 2003 nay đã lên đến 106 người trong đó có một em bé 9 tháng với hơn 4500 ca lây nhiễm được xác định.


Dưới áp lực nặng nề, một số nhà cung cấp dịch vụ y tế làm việc tại tuyến đầu không nén được xúc động.


Một video được lan truyền trên mạng cho thấy một bác sĩ Trung Quốc khóc vì thiếu các phương tiện chữa trị cho bệnh nhân. Trong một video khác, một y tá nói bà không gọi cho người thân trong những ngày Tết vị sợ bật khóc.


Bà nói thêm quan trọng hơn cả là bà không muốn gia đình lo âu về sự an toàn của bà.


Các nhân viên y tế, tiếp xúc với các bệnh nhân nhưng không được bảo vệ đầy đủ, nói họ càng này càng lo sau khi có tin một bác sĩ chết hôm 25/1 vì phơi nhiễm với bệnh nhân.


Một nhân viên tại Bệnh viện Jinyintang ở Vũ Hán nói với Đài VOA ngày 27/1 là bệnh viện không còn khẩu trang giải phẫu nên một số y tá chỉ còn cách mang nhiều lớp khẩu trang phi giải phẫu với hy vọng có thể giúp bảo vệ họ trong khi chăm sóc cho các bệnh nhân có thể lây nhiễm cao độ.


Nhưng may mắn là nhờ những chiến dịch qua GoFundme, Weibo và Wechat, các trang thiết bị y tế đã được gởi đến tỉnh Hồ Bắc dù hầu hết được gởi trực tiếp đến Vũ Hán.


Một bệnh viện tại thành phố Hoàng Cương kế cận nói hy vọng là những áp lực thiếu vật phẩm y tế sẽ được giải tỏa khi các vật phẩm được hiến tặng sẽ đến.


“Vì những khẩu trang này và những quần áo bảo hộ chỉ dùng một lần, chúng tôi vừa mới bắt đầu yêu cầu hiến tặng vật phẩm. Chúng tôi chỉ nhận được một số ít, hầu hết số còn lại có lẽ đang trên đường đến. Chúng tôi không chắc chắn chúng tôi sẽ có bao nhiêu vật phẩm nữa,” một nhân viên y tế họ Yang thuộc Bệnh viện Trung tâm Hoàng Cương cho biết

NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Y Tế

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 847 guests

cron