1 số vấn đề sức khỏe phổ thông
Posted: Sun Dec 18, 2011 11:31 am
VOA - Health
<!--IMAGE-LEFT-->
Trong mục Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, sẽ giải đáp một số thắc mắc về sức khỏe phổ thông của một thính giả gửi email ký tên là Khôi Thông ở Saigon. Các câu hỏi đều được bác sĩ đề cập đến trong phần trả lời.
Kính gửi Quý Bác Sĩ.
Tôi xin Bác Sĩ và VOA giúp giải đáp 1 số thắc mắc của tôi về Y Học như sau:
1. Tôi 63 tuổi, Nam. Hiện sống tại Sàigòn, Việt Nam. Trọng lượng 64kg5. Cao 1m60.
2. Có bệnh tiểu đường, thông số hiện tạm ổn định (Bác sĩ điều trị nói vậy). Tôi vẫn uống thuốc thường xuyên, không bỏ cữ nào. Khi thèm ngọt vẫn ăn, không quá kiêng khem trong ăn uống.
3. Tôi thường nếm nước tiểu, khi có vị mặn, khi hơi chát. Nếu có uống bia thì lạt. Không còn bị tình trạng ngọt ngọt như cách đây 4 năm (lúc mới phát hiện bị tiểu đường).
4. Hiện "đang bị liệt em bé" dù vẫn còn rất ham muốn.
5. Huyết áp ổn định thường xuyên (12/8 - 13/9). Có uống 1 viên huyết áp mỗi ngày, buổi sáng.
6. Tôi vừa được phát hiện viêm tĩnh mạch chân phải 6 tháng trước. Uống thuốc đều đặn. Bàn chân không bị sưng, không nổi gân. Nếu ngồi làm việc quá lâu thì hơi sưng nhẹ.
7. Đang dạy học tư (tại gia/ gia sư) môn Anh Văn và Tin Học. Mỗi tháng kiếm được 300USD (nếu có học sinh).
Phần trên là lý lịch của tôi. Câu hỏi tôi xin được Bác Sĩ và VOA trả lời giúp, như sau:
A. Gang bàn tay và gang bàn chân thường hay bị tê, khi ít khi nhiều. Do đâu? Trị hết không?
B. Tôi cần kiểm tra sức khoẻ những mục nào thường xuyên? (Nơi tôi đăng ký Bảo Hiểm Y Tế có tương đối đầy đủ máy móc thăm khám và phát hiện bệnh).
C. Vì dạy học nên tôi hay thức khuya để soạn giáo án (đến 2 giờ khuya). Việc này có tạo ra nguy cơ gì cho cơ thể không?
D. Thỉnh thoảng (1 tháng) gặp bạn học chung trước 1975 (trường Võ Trường Toản và Đại Học Văn Khoa, Sàigòn), tôi thường uống chừng 2 lít beer. Việc này có ảnh hưởng gì không?
Các "mục A-B-C-D" là những câu hỏi xin giải đáp. Còn những "mục 2-3-4-6" về bệnh, có gì cần nói thêm, thì xin Bác Sĩ chỉ dạy dùm, nhất là "mục 4".
Thành thật cám ơn Bác Sĩ và VOA.
Trân trọng kính chào.
Khôi Thông.
Trả lời:
1) Gang bàn tay, lòng bàn chân bị tê.
Tê có thể là cảm giác lúc sờ mó, chích đau giảm đi so với lúc bình thường (hypoesthesia), cũng có thể là cảm giác đờ đẩn (numbness), cũng có thể là cảm giác như kiến bò (tingling).
Bác sĩ có thể giúp bịnh nhân phân biệt các điểm này, và xem tê một bên hay hai bên, có đối xứng hay không, xảy ra trong hoàn cảnh nào: như tê chân lúc đứng nhiều, tê tay lúc dùng phím bấm computer, cử động cỗ tay nhiều.
Tê do rất nhiều nguyên nhân; có thể nghĩ đến:
1) a. máu huyết lưu thông không tốt ở tay, chân do đứng lâu, ngồi lâu ở một thế, vị trí nhất định. b. viêm mạch máu (polyarteritis), lupus (LE) (là chứng tự miễn nhiễm gây viêm động mạch nhỏ)
2) dây thần kinh đến tay chân bị kẹt, đè, ép một nơi nào đó trên đường đi của nó (nerve entrapment)
-carpal tunnel syndrome : hội chứng ống cỗ tay, làm chèn ép dây thần kinh giữa (median nerve). Khi nó đi vào lòng bàn tay, làm tê ngón tay giữa và ngón tay trỏ và yế cơ làm gịang ngón tay cái (abductor muscle of the thumb).
-tarsal tunnel syndrome (tibial nerve dysfunction): hiếm hơn, dây thần kinh posterior tibial đi sau mắt cá phía trong, nếu bị chấn thương, bị chèn ép, kẹt do một bộ phận, u đè lên, cũng có thể làm tê long bàn chân, yếu một số bắp cơ bàn chân, ngón chân.
3) do rối loạn dinh dưỡng, nội tiết:
-tiểu đường
-thiếu vitamin B12
-nghiện rượu
-suy tuyến giáp (hypothyroidism)
4) viêm dây thần kinh (polyneuritis or polyneuropathy: viêm nhiều dây thần kinh do nhiều nguyên do khác nhau, triệu chứng đối xứng (hai bên giống nhau).
Trường hợp người bịnh tiểu đường, ưu tiên nghĩ đến tê do tiểu đường (dù được trị liệu kiểm soát đường tốt), dinh dưỡng (vitamin B12 thiếu, hoặc dư B6), và tình trạng các mạch máu ngoại biên.
2) Cần kiểm tra sức khỏe mục nào thường xuyên:
1. Health Maintenance Evaluation: mỗi năm, gặp bác sĩ để bàn về sức khoẻ của mình, khám tổng quát, phát hiện vấn đề dinh dưỡng (mập, quá ốm), bỏ thuốc lá, cai rượu, triệu chứng tâm thần như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ (vd: buồn ngủ ban ngày do ngưng thở lúc ngủ)
2. Khám tuyến tiền liệt
3. Bs bàn với bịnh nhân có nên/ muốn truy tầm ung thư tiền liệt bằng cách thử PSA trong máu hay không (thử PSA có thể làm phải theo dõi, thử thịt nếu PSA không bình thường, mà kết quả thực tế có thể thấp so với công và của đầu tư vào. Chỉ thử đến 75 tuổi.
4. Sau 50 tuổi (cho người low risk): thử máu trong phân mỗi năm (FOBT, Fecal Occult Blood test); hoặc FOBT mỗi 3 năm+soi đại tràng sigma (sigmoidoscopy) 5 năm một lần; hoặc soi ruột già
5. (colonoscopy) 10 năm một lần.
6. Thử miễn nhiễm với viêm gan A, B, C. Nếu chưa miễn nhiễm, chích ngừa viêm gan A và B. Nếu nhiễm siêu vi viêm gan B và C cần được theo dõi theo hướng dẫn bác sĩ.
7. 65 tuổi: chủng ngừa phế cầu trùng Pneumovax(5 năm chích lại)
8. Chích ngừa cúm (flu shot) mỗi năm
9. Chủng ngừa Bạch hầu và uống ván (Diphteria and tetanus) (10 năm chích lại)
10. Có thể chich Zovirax ngừa bịnh zoster cho người trên 60 tuổi.
11. Thử các chất mỡ trong máu 5 năm môt lần cho đàn ông.
12. Ở Mỹ, do thử nghiệm hàng loạt, một số bs có thể cho thử
- CBC (đếm hồng cầu, tiểu cầu, công thức bạch cầu),
- Comprehensive Metabolic Panel,
- cơ năng giáp trạng,
- vitamin D
trên mọi người, tuy nhiên phần lớn các bảo hiểm sức khoẻ không chấp nhận phương pháp truy tầm tốn kém kiểu này.
3) Thức khuya có hại không? Nói chung, dối với tuổi ông thì không hại gì lắm, tuy nhiên nếu ông đi ngủ sớm hơn, đủ giờ hơn và làm việc lúc ban ngày thì tốt hơn.
Đa số bác sĩ cũng giờ giấc như vậy. Tuy nhiên có những khảo cứu cho thấy các người làm việc xuất gác ngoài thời gian từ 7 giờ sang đến 6 giờ chiều ( shift work) cũng có thể hại cho hệ tim mạch của họ (đường máu, cholesterol, mỡ máu cao hơn), cơ nguy bị ung thư tử cung, ung thư ruột già cao hơn (vì chất melatonin, bình thường được sản xuất nhiều trong lúc ngủ (không có ánh sang), nếu ánh sang kéo dài quá khuya, sản xuất melatonin bị giảm sút, mà melatonin thì lại chống nguy cơ ung thư).
4) Uống 2 lít bia có an toàn không?
Người ta khuyên không nên uống quá 4 đơn vị alcool (1 đv=10ml alcool) trong cùng một ngày, hoặc không quá 21 đơn vị trong một tuần.
Bia có chừng 3-4% alcool. 2 lít bia chứa 60-80 ml alcool, là 6-8 đơnvị alcool, quá mức an toàn cho một ngày.Nếu bia mạnh, chứ nhiều alcool hơn, thì còn nguy hiểm hơn.
Chúc bịnh nhân may mắn.
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.
<!--IMAGE-LEFT-->
Trong mục Hỏi Đáp Y Học kỳ này, bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, sẽ giải đáp một số thắc mắc về sức khỏe phổ thông của một thính giả gửi email ký tên là Khôi Thông ở Saigon. Các câu hỏi đều được bác sĩ đề cập đến trong phần trả lời.
Kính gửi Quý Bác Sĩ.
Tôi xin Bác Sĩ và VOA giúp giải đáp 1 số thắc mắc của tôi về Y Học như sau:
1. Tôi 63 tuổi, Nam. Hiện sống tại Sàigòn, Việt Nam. Trọng lượng 64kg5. Cao 1m60.
2. Có bệnh tiểu đường, thông số hiện tạm ổn định (Bác sĩ điều trị nói vậy). Tôi vẫn uống thuốc thường xuyên, không bỏ cữ nào. Khi thèm ngọt vẫn ăn, không quá kiêng khem trong ăn uống.
3. Tôi thường nếm nước tiểu, khi có vị mặn, khi hơi chát. Nếu có uống bia thì lạt. Không còn bị tình trạng ngọt ngọt như cách đây 4 năm (lúc mới phát hiện bị tiểu đường).
4. Hiện "đang bị liệt em bé" dù vẫn còn rất ham muốn.
5. Huyết áp ổn định thường xuyên (12/8 - 13/9). Có uống 1 viên huyết áp mỗi ngày, buổi sáng.
6. Tôi vừa được phát hiện viêm tĩnh mạch chân phải 6 tháng trước. Uống thuốc đều đặn. Bàn chân không bị sưng, không nổi gân. Nếu ngồi làm việc quá lâu thì hơi sưng nhẹ.
7. Đang dạy học tư (tại gia/ gia sư) môn Anh Văn và Tin Học. Mỗi tháng kiếm được 300USD (nếu có học sinh).
Phần trên là lý lịch của tôi. Câu hỏi tôi xin được Bác Sĩ và VOA trả lời giúp, như sau:
A. Gang bàn tay và gang bàn chân thường hay bị tê, khi ít khi nhiều. Do đâu? Trị hết không?
B. Tôi cần kiểm tra sức khoẻ những mục nào thường xuyên? (Nơi tôi đăng ký Bảo Hiểm Y Tế có tương đối đầy đủ máy móc thăm khám và phát hiện bệnh).
C. Vì dạy học nên tôi hay thức khuya để soạn giáo án (đến 2 giờ khuya). Việc này có tạo ra nguy cơ gì cho cơ thể không?
D. Thỉnh thoảng (1 tháng) gặp bạn học chung trước 1975 (trường Võ Trường Toản và Đại Học Văn Khoa, Sàigòn), tôi thường uống chừng 2 lít beer. Việc này có ảnh hưởng gì không?
Các "mục A-B-C-D" là những câu hỏi xin giải đáp. Còn những "mục 2-3-4-6" về bệnh, có gì cần nói thêm, thì xin Bác Sĩ chỉ dạy dùm, nhất là "mục 4".
Thành thật cám ơn Bác Sĩ và VOA.
Trân trọng kính chào.
Khôi Thông.
Trả lời:
1) Gang bàn tay, lòng bàn chân bị tê.
Tê có thể là cảm giác lúc sờ mó, chích đau giảm đi so với lúc bình thường (hypoesthesia), cũng có thể là cảm giác đờ đẩn (numbness), cũng có thể là cảm giác như kiến bò (tingling).
Bác sĩ có thể giúp bịnh nhân phân biệt các điểm này, và xem tê một bên hay hai bên, có đối xứng hay không, xảy ra trong hoàn cảnh nào: như tê chân lúc đứng nhiều, tê tay lúc dùng phím bấm computer, cử động cỗ tay nhiều.
Tê do rất nhiều nguyên nhân; có thể nghĩ đến:
1) a. máu huyết lưu thông không tốt ở tay, chân do đứng lâu, ngồi lâu ở một thế, vị trí nhất định. b. viêm mạch máu (polyarteritis), lupus (LE) (là chứng tự miễn nhiễm gây viêm động mạch nhỏ)
2) dây thần kinh đến tay chân bị kẹt, đè, ép một nơi nào đó trên đường đi của nó (nerve entrapment)
-carpal tunnel syndrome : hội chứng ống cỗ tay, làm chèn ép dây thần kinh giữa (median nerve). Khi nó đi vào lòng bàn tay, làm tê ngón tay giữa và ngón tay trỏ và yế cơ làm gịang ngón tay cái (abductor muscle of the thumb).
-tarsal tunnel syndrome (tibial nerve dysfunction): hiếm hơn, dây thần kinh posterior tibial đi sau mắt cá phía trong, nếu bị chấn thương, bị chèn ép, kẹt do một bộ phận, u đè lên, cũng có thể làm tê long bàn chân, yếu một số bắp cơ bàn chân, ngón chân.
3) do rối loạn dinh dưỡng, nội tiết:
-tiểu đường
-thiếu vitamin B12
-nghiện rượu
-suy tuyến giáp (hypothyroidism)
4) viêm dây thần kinh (polyneuritis or polyneuropathy: viêm nhiều dây thần kinh do nhiều nguyên do khác nhau, triệu chứng đối xứng (hai bên giống nhau).
Trường hợp người bịnh tiểu đường, ưu tiên nghĩ đến tê do tiểu đường (dù được trị liệu kiểm soát đường tốt), dinh dưỡng (vitamin B12 thiếu, hoặc dư B6), và tình trạng các mạch máu ngoại biên.
2) Cần kiểm tra sức khỏe mục nào thường xuyên:
1. Health Maintenance Evaluation: mỗi năm, gặp bác sĩ để bàn về sức khoẻ của mình, khám tổng quát, phát hiện vấn đề dinh dưỡng (mập, quá ốm), bỏ thuốc lá, cai rượu, triệu chứng tâm thần như trầm cảm, rối loạn giấc ngủ (vd: buồn ngủ ban ngày do ngưng thở lúc ngủ)
2. Khám tuyến tiền liệt
3. Bs bàn với bịnh nhân có nên/ muốn truy tầm ung thư tiền liệt bằng cách thử PSA trong máu hay không (thử PSA có thể làm phải theo dõi, thử thịt nếu PSA không bình thường, mà kết quả thực tế có thể thấp so với công và của đầu tư vào. Chỉ thử đến 75 tuổi.
4. Sau 50 tuổi (cho người low risk): thử máu trong phân mỗi năm (FOBT, Fecal Occult Blood test); hoặc FOBT mỗi 3 năm+soi đại tràng sigma (sigmoidoscopy) 5 năm một lần; hoặc soi ruột già
5. (colonoscopy) 10 năm một lần.
6. Thử miễn nhiễm với viêm gan A, B, C. Nếu chưa miễn nhiễm, chích ngừa viêm gan A và B. Nếu nhiễm siêu vi viêm gan B và C cần được theo dõi theo hướng dẫn bác sĩ.
7. 65 tuổi: chủng ngừa phế cầu trùng Pneumovax(5 năm chích lại)
8. Chích ngừa cúm (flu shot) mỗi năm
9. Chủng ngừa Bạch hầu và uống ván (Diphteria and tetanus) (10 năm chích lại)
10. Có thể chich Zovirax ngừa bịnh zoster cho người trên 60 tuổi.
11. Thử các chất mỡ trong máu 5 năm môt lần cho đàn ông.
12. Ở Mỹ, do thử nghiệm hàng loạt, một số bs có thể cho thử
- CBC (đếm hồng cầu, tiểu cầu, công thức bạch cầu),
- Comprehensive Metabolic Panel,
- cơ năng giáp trạng,
- vitamin D
trên mọi người, tuy nhiên phần lớn các bảo hiểm sức khoẻ không chấp nhận phương pháp truy tầm tốn kém kiểu này.
3) Thức khuya có hại không? Nói chung, dối với tuổi ông thì không hại gì lắm, tuy nhiên nếu ông đi ngủ sớm hơn, đủ giờ hơn và làm việc lúc ban ngày thì tốt hơn.
Đa số bác sĩ cũng giờ giấc như vậy. Tuy nhiên có những khảo cứu cho thấy các người làm việc xuất gác ngoài thời gian từ 7 giờ sang đến 6 giờ chiều ( shift work) cũng có thể hại cho hệ tim mạch của họ (đường máu, cholesterol, mỡ máu cao hơn), cơ nguy bị ung thư tử cung, ung thư ruột già cao hơn (vì chất melatonin, bình thường được sản xuất nhiều trong lúc ngủ (không có ánh sang), nếu ánh sang kéo dài quá khuya, sản xuất melatonin bị giảm sút, mà melatonin thì lại chống nguy cơ ung thư).
4) Uống 2 lít bia có an toàn không?
Người ta khuyên không nên uống quá 4 đơn vị alcool (1 đv=10ml alcool) trong cùng một ngày, hoặc không quá 21 đơn vị trong một tuần.
Bia có chừng 3-4% alcool. 2 lít bia chứa 60-80 ml alcool, là 6-8 đơnvị alcool, quá mức an toàn cho một ngày.Nếu bia mạnh, chứ nhiều alcool hơn, thì còn nguy hiểm hơn.
Chúc bịnh nhân may mắn.
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.