Triệu chứng lạnh tay chân
Posted: Tue Nov 15, 2011 11:41 am
VOA - Health
<!--IMAGE-LEFT-->Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Ông Bùi Phú Hải ở Hải Phòng có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:
Ông Hải 26 tuổi tay chân lạnh lúc làm việc nặng và từ bé tay chân vẫn hay lạnh. Thử máu bình thường, tuy chúng ta không biết thử máu gồm những thử nghiệm nào. Bịnh nhân trẻ, không có triệu chứng gì khác, chúng ta sẽ không đi sâu vào những căn bịnh hiếm có.
Chúng ta có thể nêu một số điểm tổng quát sau đây với mục đích thông tin:
1) Một số người cảm thấy tay chân lạnh lúc họ tập thể thao, làm việc nặng nhọc. Có thể nghĩ tới những yếu tố sau đây giải thích hiện tượng này:
Lúc làm việc nặng, máu ưu tiên đến những bộ phận như cơ bắp, tim, óc để cung cấp năng lượng. Mạch máu chạy dưới da bàn tay, bàn chân ít được ưu tiên hơn, và do đó các mạch máu này có thể co thắt lại, nhất là nếu nhiệt độ bên ngoài thấp, làm cảm giác lạnh tay chân càng rõ rệt hơn. Hơn nữa làm việc nặng gia tăng nhiệt độ trung ương (core temperature), sai biệt nhiệt độ giữa ngoại biên và trung ương càng lớn, càng cho giảm giác lạnh nhiều hơn ở chân tay.
Trường hợp người hay lạnh tay chân từ nhỏ, có thể bịnh nhân đã có cơ địa hệ thần kinh tự động (autonomic nervous system) thiên về phía kích thích thần kinh giao cảm (sympathetic nervous system), thường có những triệu chứng như dễ xúc động, hồi hộp, tim đập nhanh, tay chân ướt mồ hôi. Lúc làm việc nặng, ở những người này, mạch máu dưới da có thể co thắt lại nhiều hơn người bình thường. Nếu người đó làm việc quen dần, có thể cơ thể sẽ thích ứng từ từ và không có bị lạnh tay chân nữa.
Một số người, phần lớn là đàn bà trẻ, mắc chứng tên là hiện tượng Raynaud (Raynaud’s phenomenom): Bình thường lúc ở môi trường lạnh, cơ thể chúng ta tự động làm co các mạch máu nhỏ ở ngoại biên (tay chân, đầu ngón tay, ngón chân, mũi, vành tai) để bảo vệ nhiệt lượng cho phần trung tâm cơ thể (óc, phổi, bụng). Hiện tượng này làm tay chân lạnh và tái. Trong trường hợp chứng Raynaud, phản xạ tự nhiên này trở nên quá lố, quá nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài. Ngón tay ngón chân dễ trở nên tái hoặc tím ngắt, lúc bớt lạnh thì trở nên đỏ và sưng. Trường hợp nhẹ, bịnh nhân có thể chỉ thấy lạnh tay chân, khám không thấy gì đặc biệt và bịnh nhân cần mang găng tay, vớ, mặc áo ấm. Hiện tượng Raynaud cũng có thể thứ phát đi kèm theo bịnh phong thấp.
Trong trường hợp một người đàn ông trẻ tuổi tương đối khỏe mạnh, chúng ta có thể thử áp dụng những biện pháp sau đây:
1. "Máu xấu" là một quan niệm bình dân nay không dùng trong y khoa. Nếu thử máu, có thể xem bịnh nhân có thiếu máu hay không (đếm hồng cầu [RBC count], đo hematocrit); người thiếu máu (anemia) có thể dễ bị lạnh hơn. Ngày xưa, từ “máu xấu” để chỉ những người bị giang mai (syphilis), hay những người bị ngứa, bị phong, dị ứng ngoài da, mà người ta nghi là do yếu gan, nên máu không được lọc sạch. Quan niệm "máu xấu" theo lối này, có thể là một cách nói cho bịnh nhân dễ hiểu, không có gì chính xác, không được dùng trong y khoa chính quy hiện nay.
2. Nếu bịnh nhân quá gầy, có thể ăn uống đầy đủ hơn, để tăng lớp mỡ dưới da chống lạnh tốt hơn.
3. Nếu bịnh nhân không quen vận động thể dục, ít làm việc nặng, nếu bs cho phép, có thể tập luyện, làm việc nặng thường xuyên hơn để tăng sức chịu đựng và tính cường cơ (muscular tone).
4. Tránh cà phê, thuốc lá vì những món này làm giảm lưu thông trong các mạch máu
5. Tránh giày quá chật cản trở lưu thông máu dưới chân, nhúc nhích các ngón chân thường xuyên nếu phải ngồi, đứng một chỗ. Nếu cần mang vớ, găng tay loại dày để giữ nhiệt.
6. Có thể uống các viên dầu cá omega 3, ăn các cá có nhiều dầu như cá tuna (cá ngừ), cá mòi (sardine), cá thu (mackerel), ăn đậu nành, tàu hũ có linoleic acid, là những chất giúp máu huyết lưu thông. Nếu bịnh nhân thích, một chút rượu nho (red wine) cũng giúp các mạch máu dãn nở.
7. Các biện pháp thư giản, giảm lo âu cũng có thể có ích cho lưu thông ngoại biên, giảm lạnh tay chân.
Chúc bịnh nhân may mắn.
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.
<!--IMAGE-LEFT-->Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Ông Bùi Phú Hải ở Hải Phòng có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:
Ông Hải 26 tuổi tay chân lạnh lúc làm việc nặng và từ bé tay chân vẫn hay lạnh. Thử máu bình thường, tuy chúng ta không biết thử máu gồm những thử nghiệm nào. Bịnh nhân trẻ, không có triệu chứng gì khác, chúng ta sẽ không đi sâu vào những căn bịnh hiếm có.
Chúng ta có thể nêu một số điểm tổng quát sau đây với mục đích thông tin:
1) Một số người cảm thấy tay chân lạnh lúc họ tập thể thao, làm việc nặng nhọc. Có thể nghĩ tới những yếu tố sau đây giải thích hiện tượng này:
Lúc làm việc nặng, máu ưu tiên đến những bộ phận như cơ bắp, tim, óc để cung cấp năng lượng. Mạch máu chạy dưới da bàn tay, bàn chân ít được ưu tiên hơn, và do đó các mạch máu này có thể co thắt lại, nhất là nếu nhiệt độ bên ngoài thấp, làm cảm giác lạnh tay chân càng rõ rệt hơn. Hơn nữa làm việc nặng gia tăng nhiệt độ trung ương (core temperature), sai biệt nhiệt độ giữa ngoại biên và trung ương càng lớn, càng cho giảm giác lạnh nhiều hơn ở chân tay.
Trường hợp người hay lạnh tay chân từ nhỏ, có thể bịnh nhân đã có cơ địa hệ thần kinh tự động (autonomic nervous system) thiên về phía kích thích thần kinh giao cảm (sympathetic nervous system), thường có những triệu chứng như dễ xúc động, hồi hộp, tim đập nhanh, tay chân ướt mồ hôi. Lúc làm việc nặng, ở những người này, mạch máu dưới da có thể co thắt lại nhiều hơn người bình thường. Nếu người đó làm việc quen dần, có thể cơ thể sẽ thích ứng từ từ và không có bị lạnh tay chân nữa.
Một số người, phần lớn là đàn bà trẻ, mắc chứng tên là hiện tượng Raynaud (Raynaud’s phenomenom): Bình thường lúc ở môi trường lạnh, cơ thể chúng ta tự động làm co các mạch máu nhỏ ở ngoại biên (tay chân, đầu ngón tay, ngón chân, mũi, vành tai) để bảo vệ nhiệt lượng cho phần trung tâm cơ thể (óc, phổi, bụng). Hiện tượng này làm tay chân lạnh và tái. Trong trường hợp chứng Raynaud, phản xạ tự nhiên này trở nên quá lố, quá nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài. Ngón tay ngón chân dễ trở nên tái hoặc tím ngắt, lúc bớt lạnh thì trở nên đỏ và sưng. Trường hợp nhẹ, bịnh nhân có thể chỉ thấy lạnh tay chân, khám không thấy gì đặc biệt và bịnh nhân cần mang găng tay, vớ, mặc áo ấm. Hiện tượng Raynaud cũng có thể thứ phát đi kèm theo bịnh phong thấp.
Trong trường hợp một người đàn ông trẻ tuổi tương đối khỏe mạnh, chúng ta có thể thử áp dụng những biện pháp sau đây:
1. "Máu xấu" là một quan niệm bình dân nay không dùng trong y khoa. Nếu thử máu, có thể xem bịnh nhân có thiếu máu hay không (đếm hồng cầu [RBC count], đo hematocrit); người thiếu máu (anemia) có thể dễ bị lạnh hơn. Ngày xưa, từ “máu xấu” để chỉ những người bị giang mai (syphilis), hay những người bị ngứa, bị phong, dị ứng ngoài da, mà người ta nghi là do yếu gan, nên máu không được lọc sạch. Quan niệm "máu xấu" theo lối này, có thể là một cách nói cho bịnh nhân dễ hiểu, không có gì chính xác, không được dùng trong y khoa chính quy hiện nay.
2. Nếu bịnh nhân quá gầy, có thể ăn uống đầy đủ hơn, để tăng lớp mỡ dưới da chống lạnh tốt hơn.
3. Nếu bịnh nhân không quen vận động thể dục, ít làm việc nặng, nếu bs cho phép, có thể tập luyện, làm việc nặng thường xuyên hơn để tăng sức chịu đựng và tính cường cơ (muscular tone).
4. Tránh cà phê, thuốc lá vì những món này làm giảm lưu thông trong các mạch máu
5. Tránh giày quá chật cản trở lưu thông máu dưới chân, nhúc nhích các ngón chân thường xuyên nếu phải ngồi, đứng một chỗ. Nếu cần mang vớ, găng tay loại dày để giữ nhiệt.
6. Có thể uống các viên dầu cá omega 3, ăn các cá có nhiều dầu như cá tuna (cá ngừ), cá mòi (sardine), cá thu (mackerel), ăn đậu nành, tàu hũ có linoleic acid, là những chất giúp máu huyết lưu thông. Nếu bịnh nhân thích, một chút rượu nho (red wine) cũng giúp các mạch máu dãn nở.
7. Các biện pháp thư giản, giảm lo âu cũng có thể có ích cho lưu thông ngoại biên, giảm lạnh tay chân.
Chúc bịnh nhân may mắn.
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.