Chứng trào ngược thực quản
Posted: Sun Oct 09, 2011 11:48 pm
VOA - Health
Chúng tôi có nhận được email của ông Lê Quang Trường ở Saigon, nội dung như sau:
Thưa BS, em bị trào ngược thực quản, mặc dù em vẫn uống thuốc suốt trong thời gian 9 tháng qua như Pariet, Nexium, Pantoprazole... kèm theo mosad MT-5, motilium-M, Levosupiride. Nhưng tại sao có lúc đang uống thuốc vẫn bị trào ngược xảy ra, có lúc lại có cảm giác hết bệnh? thật kỳ lạ?
Mặc dù em có kiêng cữ beer rượu, ăn uống chia làm nhiều bữa, tránh giảm stress... BS điều trị cho em có nói rằng bệnh lý này không nguy hiểm gì cà, nhưng để chữa hết là 1 điều rất khó khăn, đòi hỏi kiên trì lâu dài, có BS nói rằng bệnh GERD không liên quan đến vi khuẩn HP, còn có vị thì nói là có, diệt HP sẽ giảm hiện tượng trào ngược khiến em hoang mang và lo lắng, phải chăng vi khuẩn HP tồn tại trong niêm mạc dạ dày sinh ra axit nhiều nên dẫn đến hiện tượng trào ngược? Kết quả nội soi vào tháng 11 năm ngoái em âm tính với HP. Mặc dù vậy nhưng toa thuốc đầu tiên em đi khám BS vẫn cho em kháng sinh diệt HP là Clarithromycin, Amox, Pantoprazole, Motilium-m, Newlanta.
Vậy xin quý BS tư vấn cho em nếu như cơ thể chúng ta nhiễm HP thì có gây ra hiện tượng trào ngược hay không? Có phải trong thời gian sử dụng thuốc kháng axit mà nội soi sẽ cho kết quả clotest vi khuẩn âm tính giả. Xin đa tạ.
Chúng tôi đã chuyển thư cho bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Trào ngược thực quả và nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) là hai bịnh khác nhau, mặc dù cùng có thể xảy ra trong bao tử, và tác động qua lại với nhau.
Bịnh trào ngược từ bao tử lên thực quản (gastroesophageal reflux disease, GERD) là do chất dịch tiết trong bao tử, có tánh acid đi ngược lên trên thực quản, gây ra triệu chứng như rát, đau, buốt trong lồng ngực (heartburn), ợ chua do thức ăn chạy ngược đến miệng (regurgitation). Do acid rất mạnh tấn công lên trên niêm mạc lót trong thực quản, thực quản có thể bị viêm mãn tính (reflux esophagitis), làm thẹo, làm thay đổi các tế bào thực quản (dị sản, metaplasia) và có thể về lâu dài gây ra ung thư (esophageal adenocarcinoma).
Acid đi ngược đến thanh quản, khí quản, cuống phổi, cũng có thể gây ra những triệu chứng như ho mãn tính, khan tiếng (viêm thanh quản, đau họng mãn tính( chronic laryngitis), suyễn); những triệu chứng này có thể làm bs định bịnh sai lạc và chữa trị không hiệu quả. Tuy nhiên, bịnh trào dịch không tỷ lệ thuận với triệu chứng, có nghĩa là có thể trào dịch nhẹ mà triêụ chứng nặng, và ngược lại.
Bịnh GERD tùy theo nhiều yếu tố như tình trạng co thắt của cơ tròn giữa thực quản và bao tử, khả năng thực quản dùng nhu động để đẩy dịch bao tử xuống, khả năng tiết nước miếng để trung hoà acid trong thực quản, khả năng bao tử sản xuất ra acid, khả năng đẩy thức ăn qua ruột nhanh hay chậm, cho nên chữa thuốc có thể thành công nhiều hoặc ít, tái lại hay không.
Thường bs khuyên thay đổi nếp sống như:
1. Tránh đồ ăn chua (chanh, thơm/dứa), ăn lượng thức ăn ít hơn (để bao tử đừng quá căng), những thức gây trào dịch: mỡ, chocolat, peppermint, rượu, hút thuốc lá)
2. Không ăn uống 3 giờ trước khi đi ngủ
3. Kê đầu giường lên cao 15 cm để thức ăn trong bao tử khó đi ngược lại
4. Cố gắng sụt cân nếu quá mập
5. Uống thuốc chống axit như Maalox, Calcium (Tums)
Những thuốc mà vị thính giả uống , phần chính là có tác dụng giảm chất axit trong bao tử bằng cách ức chế các tế bào sản xuất axít HCl (proton pump inhibitor), do đó làm giảm các triệu chứng khó chịu do axit gây ra. Với liều thấp trong 2-4 tuần (ví dụ omeprazole [Prilosec] có bán tự do không cần toa, 20mg/ ngày 30 phút trước bửa ăn), chừng 80% bịnh nhân sẽ giảm triệu chứng nhiều hoặc hết hẳn. Tuy nhiên, 20% còn lại cần liều cao hơn (ví dụ omeprazole 20mg x 2 lần/ ngày), một số ít cần uống thuốc giảm axit liên tục hoặc từng đợt 2-4 tuần rồi nghỉ và uống lại khi cần.Một số trường hợp không đáp ứng với thuốc uống cần được bs đường ruột theo dõi, nội soi nếu cần. Triêu chứng có thể do một chứng bịnh khác nhưng không phải do tràn dịch , hoặc do cơn đau trở thành một biểu hiệu của bịnh tâm lý (nội soi không thấy dấu hiệu trào dịch, đo axít liên tục (ambulatory pH monitoring) trong thực quản bình thường).
Tương quan giữa H. pylori và bịnh trào dịch thực quản phức tạp, chưa được hiểu rõ. một mặt , H. pylori gây viêm bao tử ở fundus làm các tế bào sản xuất axít teo lại, làm giảm triệu chứng trào dịch thực quản. Trong một số khảo cứu, người ta thấy sau khi trị dứt H. pylori, triệu chứng trào dịch nặng thêm. Tuy nhiên H. pylori gây ra viêm bao tử (gastritis) và có thể dẫn đến ung thư bao tử. 60-90% ung thư bao tử do H. pylori gây ra. Đa số bs đồng ý là phải chữa diệt trừ H. pylori nếu bịnh nhân phải uống thuốc proton inhibitor lâu dài.
Về kết quả âm tính giả (false negative) đối với H. pylori, có khảo cứu cho thấy các thuốc proton pump inhibitor có tác dụng chống lại H. pylori theo nhiều cơ chế mà chúng ta chưa hiểu rõ. Cho nên có người đề nghị nên đợi 3 ngày (hoặc tốt hơn 15 ngày) ngưng uống proton pump inhibitor (như omeporazole/Prilosec; Nexium; Pantoprazole) rồi mới thử truy tầm H. pylori bằng phương pháp hơi thở (Urea breath test, phát hiện H. pylori bằng cách đo hơi thở của bịnh nhân) (The American Journal of Gastroenterology (2003) 98, 1005–1009; doi:10.1111/j.1572-0241.2003.07426.x Studies regarding the mechanism of false negative urea breath tests with proton pump inhibitors; David Y Graham and al.)
Chúc bịnh nhân may mắn.
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.
Chúng tôi có nhận được email của ông Lê Quang Trường ở Saigon, nội dung như sau:
Thưa BS, em bị trào ngược thực quản, mặc dù em vẫn uống thuốc suốt trong thời gian 9 tháng qua như Pariet, Nexium, Pantoprazole... kèm theo mosad MT-5, motilium-M, Levosupiride. Nhưng tại sao có lúc đang uống thuốc vẫn bị trào ngược xảy ra, có lúc lại có cảm giác hết bệnh? thật kỳ lạ?
Mặc dù em có kiêng cữ beer rượu, ăn uống chia làm nhiều bữa, tránh giảm stress... BS điều trị cho em có nói rằng bệnh lý này không nguy hiểm gì cà, nhưng để chữa hết là 1 điều rất khó khăn, đòi hỏi kiên trì lâu dài, có BS nói rằng bệnh GERD không liên quan đến vi khuẩn HP, còn có vị thì nói là có, diệt HP sẽ giảm hiện tượng trào ngược khiến em hoang mang và lo lắng, phải chăng vi khuẩn HP tồn tại trong niêm mạc dạ dày sinh ra axit nhiều nên dẫn đến hiện tượng trào ngược? Kết quả nội soi vào tháng 11 năm ngoái em âm tính với HP. Mặc dù vậy nhưng toa thuốc đầu tiên em đi khám BS vẫn cho em kháng sinh diệt HP là Clarithromycin, Amox, Pantoprazole, Motilium-m, Newlanta.
Vậy xin quý BS tư vấn cho em nếu như cơ thể chúng ta nhiễm HP thì có gây ra hiện tượng trào ngược hay không? Có phải trong thời gian sử dụng thuốc kháng axit mà nội soi sẽ cho kết quả clotest vi khuẩn âm tính giả. Xin đa tạ.
Chúng tôi đã chuyển thư cho bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Trào ngược thực quả và nhiễm Helicobacter pylori (H. pylori) là hai bịnh khác nhau, mặc dù cùng có thể xảy ra trong bao tử, và tác động qua lại với nhau.
Bịnh trào ngược từ bao tử lên thực quản (gastroesophageal reflux disease, GERD) là do chất dịch tiết trong bao tử, có tánh acid đi ngược lên trên thực quản, gây ra triệu chứng như rát, đau, buốt trong lồng ngực (heartburn), ợ chua do thức ăn chạy ngược đến miệng (regurgitation). Do acid rất mạnh tấn công lên trên niêm mạc lót trong thực quản, thực quản có thể bị viêm mãn tính (reflux esophagitis), làm thẹo, làm thay đổi các tế bào thực quản (dị sản, metaplasia) và có thể về lâu dài gây ra ung thư (esophageal adenocarcinoma).
Acid đi ngược đến thanh quản, khí quản, cuống phổi, cũng có thể gây ra những triệu chứng như ho mãn tính, khan tiếng (viêm thanh quản, đau họng mãn tính( chronic laryngitis), suyễn); những triệu chứng này có thể làm bs định bịnh sai lạc và chữa trị không hiệu quả. Tuy nhiên, bịnh trào dịch không tỷ lệ thuận với triệu chứng, có nghĩa là có thể trào dịch nhẹ mà triêụ chứng nặng, và ngược lại.
Bịnh GERD tùy theo nhiều yếu tố như tình trạng co thắt của cơ tròn giữa thực quản và bao tử, khả năng thực quản dùng nhu động để đẩy dịch bao tử xuống, khả năng tiết nước miếng để trung hoà acid trong thực quản, khả năng bao tử sản xuất ra acid, khả năng đẩy thức ăn qua ruột nhanh hay chậm, cho nên chữa thuốc có thể thành công nhiều hoặc ít, tái lại hay không.
Thường bs khuyên thay đổi nếp sống như:
1. Tránh đồ ăn chua (chanh, thơm/dứa), ăn lượng thức ăn ít hơn (để bao tử đừng quá căng), những thức gây trào dịch: mỡ, chocolat, peppermint, rượu, hút thuốc lá)
2. Không ăn uống 3 giờ trước khi đi ngủ
3. Kê đầu giường lên cao 15 cm để thức ăn trong bao tử khó đi ngược lại
4. Cố gắng sụt cân nếu quá mập
5. Uống thuốc chống axit như Maalox, Calcium (Tums)
Những thuốc mà vị thính giả uống , phần chính là có tác dụng giảm chất axit trong bao tử bằng cách ức chế các tế bào sản xuất axít HCl (proton pump inhibitor), do đó làm giảm các triệu chứng khó chịu do axit gây ra. Với liều thấp trong 2-4 tuần (ví dụ omeprazole [Prilosec] có bán tự do không cần toa, 20mg/ ngày 30 phút trước bửa ăn), chừng 80% bịnh nhân sẽ giảm triệu chứng nhiều hoặc hết hẳn. Tuy nhiên, 20% còn lại cần liều cao hơn (ví dụ omeprazole 20mg x 2 lần/ ngày), một số ít cần uống thuốc giảm axit liên tục hoặc từng đợt 2-4 tuần rồi nghỉ và uống lại khi cần.Một số trường hợp không đáp ứng với thuốc uống cần được bs đường ruột theo dõi, nội soi nếu cần. Triêu chứng có thể do một chứng bịnh khác nhưng không phải do tràn dịch , hoặc do cơn đau trở thành một biểu hiệu của bịnh tâm lý (nội soi không thấy dấu hiệu trào dịch, đo axít liên tục (ambulatory pH monitoring) trong thực quản bình thường).
Tương quan giữa H. pylori và bịnh trào dịch thực quản phức tạp, chưa được hiểu rõ. một mặt , H. pylori gây viêm bao tử ở fundus làm các tế bào sản xuất axít teo lại, làm giảm triệu chứng trào dịch thực quản. Trong một số khảo cứu, người ta thấy sau khi trị dứt H. pylori, triệu chứng trào dịch nặng thêm. Tuy nhiên H. pylori gây ra viêm bao tử (gastritis) và có thể dẫn đến ung thư bao tử. 60-90% ung thư bao tử do H. pylori gây ra. Đa số bs đồng ý là phải chữa diệt trừ H. pylori nếu bịnh nhân phải uống thuốc proton inhibitor lâu dài.
Về kết quả âm tính giả (false negative) đối với H. pylori, có khảo cứu cho thấy các thuốc proton pump inhibitor có tác dụng chống lại H. pylori theo nhiều cơ chế mà chúng ta chưa hiểu rõ. Cho nên có người đề nghị nên đợi 3 ngày (hoặc tốt hơn 15 ngày) ngưng uống proton pump inhibitor (như omeporazole/Prilosec; Nexium; Pantoprazole) rồi mới thử truy tầm H. pylori bằng phương pháp hơi thở (Urea breath test, phát hiện H. pylori bằng cách đo hơi thở của bịnh nhân) (The American Journal of Gastroenterology (2003) 98, 1005–1009; doi:10.1111/j.1572-0241.2003.07426.x Studies regarding the mechanism of false negative urea breath tests with proton pump inhibitors; David Y Graham and al.)
Chúc bịnh nhân may mắn.
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.
Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.