Y tá Nina Phạm khỏi Ebola, gặp tổng thống Obama trước khi về

PostFri Oct 24, 2014 3:36 pm

VOA - Health

Ông Obama trao cho cô Nina một cái ôm tại Tòa Bạch Ốc không lâu sau khi cô rời khỏi bệnh viện của Viện Y tế Quốc gia (NIH) bên ngoài thủ đô Washington.

Y tá Mỹ gốc Việt Nina Phạm đã xuất viện sau khi được chữa khỏi virus Ebola và đã gặp gỡ Tổng thống Barack Obama.


Ông Obama trao cho cô một cái ôm tại Tòa Bạch Ốc không lâu sau khi cô rời khỏi bệnh viện của Viện Y tế Quốc gia (NIH) bên ngoài thủ đô Washington.


Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest nói rằng Tổng thống không hề lo lắng về bất cứ nguy cơ nào khi ôm nữ y tá.


Nina Phạm là y tá tại một bệnh viện ở thành phố Dallas bang Texas, nơi điều trị bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán nhiễm Ebola ở Mỹ. Cô nói với báo giới và những người ủng hộ trong sáng thứ Sáu rằng cô biết ơn về sự phục hồi của mình.



Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm, ôm cô Nina Pham khi cô chuẩn bị rời khỏi NIH.Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm, ôm cô Nina Pham khi cô chuẩn bị rời khỏi NIH.


x

Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm, ôm cô Nina Pham khi cô chuẩn bị rời khỏi NIH.

Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm, ôm cô Nina Pham khi cô chuẩn bị rời khỏi NIH.


Bác sĩ Anthony Fauci thuộc NIH hôm thứ Sáu khẳng định nữ y tá gốc Việt đã được chữa khỏi Ebola. Ông cho biết cô không được cấp bất kỳ loại thuốc thử nghiệm nào trong khi điều trị tại NIH và nói chưa rõ vì sao một bệnh nhân Ebola lại hồi phục còn bệnh nhân kia thì chưa. Ông cho biết tuổi trẻ và sức khỏe tốt của cô có thể đã giúp cô đánh bại virus.


Giới chức y tế cho biết nữ y tá Amber Vinson, đồng nghiệp của Nina Phạm đang được điều trị Ebola, không còn virus ở mức có thể nhận biết được. Nhưng họ chưa định ngày để Vinson xuất viện ở Đại học Emory thành phố Atlanta.


Cũng trong ngày thứ Sáu, giới chức y tế thành phố New York cho hay nạn nhân Ebola thứ ba, bác sĩ Craig Spencer, đang trong tình trạng ổn định. Bác sĩ Spencer, vừa trở về Mỹ sau khi chữa trị bệnh nhân Ebola ở Guinea, trở thành người đầu tiên được chẩn đoán nhiễm virus ở thành phố New York vào hôm thứ Năm.


Trong một diễn biến khác hôm thứ Sáu, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết ca nhiễm Ebola đầu tiên của Mali, được xác nhận vào ngày thứ Năm, đã tiếp xúc với nhiều người khi du hành khắp đất nước bằng xe buýt.


Trước đó trong ngày thứ Sáu, Tổ chức Y tế Thế giới cho biết họ có kế hoạch bào chế hàng trăm ngàn liều vắc-xin Ebola để có sẵn đến nửa đầu năm 2015.



NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Y Tế

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 798 guests

cron