Người cùi ở Ấn Ðộ chống lại các định kiến xã hội

PostWed Aug 27, 2014 11:54 am

VOA - Health

Đối với nhiều bệnh nhân, phần tệ hại nhất của bệnh phong là cách đối xử của những người khác đối với họ.

Tiến bộ trong y học về việc chữa trị bệnh cùi đã làm giảm bớt mạnh mẽ ảnh hưởng của bệnh cùi trên toàn thế giới, hầu hết là xoá bỏ bệnh này tại nhiều nước. Ấn Ðộ đã có nhiều cố gắng to lớn trong việc chống bệnh phong cùi, nhưng vẫn còn chiếm đa số những trường hợp mắc bệnh mới trên thế giới mỗi năm, và con số những trường hợp mắc bệnh cùi mới tại Ấn Ðộ gia tăng hơn 130.000 người trong năm ngoái. Các bác sĩ  tại Ấn Ðộ nói vấn đề này có liên hệ nhiều đến xã hội hơn là y khoa.


Một người bệnh trẻ tuổi khác đã đến Phái bộ Cùi, một bệnh viện từ thiện của Cơ Đốc Giáo tại Kolkata. Bệnh viện này nằm trong số những bệnh viện tốt nhất chữa trị cho bệnh nhân bị cùi.


Một nhà sinh lý học kiểm tra cánh tay của người trẻ này dể tìm dấu hiệu dây thần kinh bị hư hại có thể làm yếu và biến dạng cánh tay. Tại một nơi khác bác sĩ nhãn khoa kiểm tra mắt của bệnh nhân.

Đối với nhiều bệnh nhân, việc chứng bệnh này tác động nặng nề lên cơ thể họ không phải là phần tệ hại nhất của bệnh cùi nhưng là cách đối xử của người khác đối với họ.


“Mọi người ghét tôi vì tôi mắc bệnh cùi. Khi họ thấy vết thương lỡ loét của tôi họ sợ tôi có thể lây sang họ, Do đó họ che mặt và tránh đi nơi khác.”


Định kiến xã hội chống lại căn bệnh này tại Ấn Ðộ rất mạnh mẽ.


Không có bệnh nhân nào tại đây muốn được nêu tên trên máy quay phim.


Chữa trị sớm có thể ngăn chặn được sự tàn phá của bệnh cùi, nhưng nhiều người bị lây nhiễm mới lo ngại bị lánh xa nên đã dấu diếm điều kiện của họ trong nhiều năm cho đến khi trở nên tàn phế.


Bệnh nhân 18 tuổi này bị lây nhiễm ngay khi còn bé, nhưng chỉ mới tìm cách chữa trị gần đây khi bệnh bắt đầu ảnh hưởng đến tay chân.



Chữa trị sớm có thể ngăn chặn được sự tàn phá của bệnh cùi, nhưng nhiều người bị lây nhiễm mới lo ngại bị lánh xa nên đã dấu diếm điều kiện của họ trong nhiều năm cho đến khi trở nên tàn phế


x

Chữa trị sớm có thể ngăn chặn được sự tàn phá của bệnh cùi, nhưng nhiều người bị lây nhiễm mới lo ngại bị lánh xa nên đã dấu diếm điều kiện của họ trong nhiều năm cho đến khi trở nên tàn phế

Chữa trị sớm có thể ngăn chặn được sự tàn phá của bệnh cùi, nhưng nhiều người bị lây nhiễm mới lo ngại bị lánh xa nên đã dấu diếm điều kiện của họ trong nhiều năm cho đến khi trở nên tàn phế


Một khi có mặt tại Phái bộ Cùi, các bệnh nhân có thể  nhận được thuốc để giảm bớt ảnh hưởng của bệnh, được cấp giày được chế tạo đặc biệt để vừa chân bị biến dạng của họ hay ngay cả có những chân giả.


Tuy nhiên rồi đến lúc bệnh nhân phải rời bệnh viện, và đây là lúc bệnh nhân gặp nhiều  thách thức to lớn. Bác sĩ Helen Robert giám đốc Phái bộ Cùi nói:


“Khi việc chữa trọ tại đây chấm dứt thì thường thường bệnh nhân không muốn trở về nhà. Đó là lý do tại sao việc chữa trị trở nên khó khăn đối với chúng tôi vì bệnh viện chỉ chăm sóc sức khoẻ, không phải là nhà, chúng tôi không thể giữ họ tại đây mãi mãi.”


Những gia đình bị ảnh hưởng làm tổn thương đến các con trai cũng như gái và các anh chị em. Các cơ sở kinh doanh sa thải những công nhân mắc bệnh. Nhiều bệnh nhân cuối cùng lâm vào cảnh nghèo túng và ẩn náu trong các làng cùi, cách Kolkata 130 kilômét.


Ấn Ðộ đã có những nỗ lực vượt bật trong việc chữa trị bệnh cùi qua những bệnh viện cùi đặc biệt như Phái bộ Cùi . Tuy nhiên bác sĩ Jerry Joshua, một phẩu thuật gia tại Phái bộ Cùi nói sự kiện có bệnh viện đặc biệt cho bệnh cùi là một phần của vấn đề.


“Thực sự không cần có những trung tâm đặc biệt dành cho bệnh cùi. Việc chữa trị tại đây nên được áp dụng cho những nơi họ có thể tiếp cận được như các đơn vị phẩu thuật thẩm mỹ hay giải phẩu chỉnh hình. Tiếc thay đây không phải là trường hợp các bệnh nhân có thể hoà đồng với nhau.”


Bác sĩ Joshua nói trong một tình hình lý tưởng, các bệnh viện như thế này không  nên tồn tại và bệnh cùi nên được chữa trị không khác gì bệnh tim hay bệnh tiểu đường.


NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Y Tế

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 794 guests

cron