Ngăn chặn sốt bại liệt lây lan, một công tác khẩn cấp

PostTue May 06, 2014 10:09 pm

VOA - Health

Nhân viên y tế Pakistan cho trẻ em uống vắc xin ngừa sốt bại liệt.
— Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã tuyên bố rằng việc lây lan bệnh bại liệt là một tình trạng khẩn cấp của ngành Y tế Công cộng trên thế giới. Tổ Chức Y Tế Thế Giới sẽ áp đặt những hạn chế du hành lên các quốc gia bị nhiễm bệnh bại liệt để ngăn chặn loại vi-rut này lan truyền khắp thế giới. Thông tín viên Lisa Schlein VOA tường thuật từ trụ sở của WHO ở Geneve.

 

Bệnh bại liệt là chứng bệnh địa phương tại ba quốc gia - Afghanistan, Pakistan và Nigeria. Nhưng chứng bệnh gây khuyết tật này mới đây đã tái xuất hiện tại bảy quốc gia Châu Á, Châu Phi, và Vùng Trung Đông vốn là các nước không bị loại bệnh này. Đó là các quốc gia  Cameroon, Equatorial Guinea, Ethiopia, Iraq, Israel, Somalia và Syria.

 

Ủy ban Khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới coi việc lây lan bệnh bại liệt trên thế giới là một sự kiện lạ thường. Tổ chức này cảnh báo việc lan truyền loại vi-rut lạ này là một nguy cơ trong lãnh vực y tế công cộng và cần phải chặn đứng khẩn cấp.

 

Trợ lý Tổng giám đốc của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, ông Bruce Aylward, nói rằng tình hình này là đặc biệt nghiêm trọng bởi vì các trường hợp nhiễm bệnh bại liệt mới đã xảy ra giữa tháng Giêng và tháng Tư, vốn là mùa lây truyền thấp của chứng bệnh này.

 

“Ủy ban này đã nhấn mạnh với Tổng giám đốc rằng nếu tình hình như hôm nay và tháng Tư năm 2014 diễn ra mà không được ngăn chận thì có thể đưa tới kết quả là không thể diệt trừ được trường hợp lây nhiễm toàn cầu của một chứng bệnh nguy hiểm nhất thế giới mà vắc-xin có thể ngăn ngừa được.”

 

Khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới bắt đầu chiến dịch diệt trừ bệnh bại liệt toàn cầu năm 1988, có 350 000 ca bệnh bại liệt. Năm ngoái, có 417 ca bệnh này. Cho tới nay, Tổ Chức Y Tế Thế Giới phúc trình 74 ca bệnh mới, trong đó chỉ riêng Pakistan đã có 59 ca bệnh này.

 

Bác sĩ Aylward nêu lên Pakistan, Cameroon và Syria là có nguy cơ lớn nhất về loại vi-rut bệnh bại liệt lạ lây lan năm 2014. Để ngăn ngừa tình trạng này khỏi xảy ra, ủy ban vừa kể đã đưa ra một loạt các khuyến cáo.

 

Những khuyến cáo này bao gồm đòi hỏi rằng tất cả các cư dân và các khách viếng thăm dài hạn tại những quốc gia đang có các trường hợp lây nhiễm bệnh phải chủng ngừa bệnh bại liệt hoặc bằng cách uống hoặc bằng cách chích vắc xin chống vi-rut bệnh bại liệt. Việc này phải thực hiện trong khoảng thời gian giữa bốn tuần lễ và 12 tháng trước khi du hành sang nước khác.

 

Người Dân  từ các quốc gia này ra nước ngoài cũng được khuyên phải mang theo chứng chỉ chứng minh họ đã chủng ngừa bệnh bại liệt.

 

Bác sĩ Aylward nói rằng một đáp ứng quốc tế được phối hợp là thiết yếu để ngăn chặn đà lây lan của chứng bệnh này sang các nước khác và để ngăn chặn các ca bệnh khỏi xuất hiện trong mùa lây lan cao vào tháng Năm và tháng Sáu. Ông nói:

 

“Ủy ban này cũng nhấn mạnh rằng hậu quả của việc lây lan thêm qua các nước khác là đặc biệt nghiêm trọng giờ đây với một số lớn các nước không còn bệnh bại liệt ngoại trừ các quốc gia bị chiến tranh tàn phá và yếu kém vốn không chủng ngừa đều đặn có nguy cơ lây nhiễm đăc biệt cao. Tổ chức vừa kể cũng khẳng định rằng các quốc gia này sẽ cực kỳ khó khăn trong việc ứng phó hữu hiệu nếu virut lây lan trở lại.”

 

Một trường hợp được nêu lên ở đây là Syria, vốn đã diệt trừ được bệnh bại liệt từ 14 năm nay và virut đã bị lây lan lại từ Pakistan. Các cơ quan cứu trợ đã thúc đẩy chiến dịch chủng ngừa bên trong quốc gia bị chiến tranh tàn phá này một cách khó khăn.

 

Tuy nhiên, họ đã chủng ngừa đều đặn cho các trẻ em tị nạn chống lại chứng bệnh này khi chúng băng qua biên giới sang các nước láng giềng.

 

Ủy ban của Tổ Chức Y Tế Thế Giới sẽ tái triệu tập trong vòng ba tháng để thẩm định lại tình hình. Nếu những khuyến cáo của ủy ban này không có được hiệu quả mong muốn thì các giới chức y tế nói rằng sẽ có các biện pháp khác nghiêm ngặt hơn được áp dụng để tìm cách chặn đứng đà lây lan của vi-rut bệnh bại liệt.
NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Y Tế

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 783 guests

cron