Nhức đầu, điếc đột ngột, chóng mặt và mất ngủ

PostTue May 15, 2012 11:03 am

VOA - Health













<!--IMAGE-LEFT-->Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Ông Tâm ở Cần Thơ có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:
Headache, vertigo and hearing loss

Bịnh nhân (Can Tho) nữ, 57 tuổi, nhức đầu 7 năm, kèm theo điếc đột ngột, ù tai, chóng mặt, mất ngủ, nhất là lúc suy nghĩ nhiều.

BS Tai mũi họng nói là điếc đột ngột, chữa 10 ngày không hết hẳn.

Theo tôi nghĩ, đây không phải chỉ là một vấn đề về tai mũi họng. Bịnh nhân nên đến một bác sĩ nội thương, hoặc y khoa tổng quát để bác sĩ hỏi lại bịnh sử cặn kẻ, khám toàn bộ, nhất là về tâm lý và thần kinh, thần kinh.

Có thể bs gia đình sẽ thử máu, cho khám chuyên khoa mắt, cho chụp X quang, hoặc các định bịnh hình ảnh khác (như chụp hình MRI đầu nếu cần).

Tôi sẽ bàn thêm về một số chi tiết đáng chú ý sau đây. Tuy nhiên, thân nhân người bịnh không nên mong đợi là đi bs một lần sẽ chữa khỏi hẳn. Bác sĩ có lẽ cần một thời gian theo dõi mới biết nguyên nhân nào gây ra những triệu chứng khá phức tạp này, và dù biết rỏ định bịnh, cần điều chỉnh trị liệu (thuốc men, trị liệu tâm lý, xét nghiệm ) trong môt thời gian khá dài.

Đa số nhức đầu mãn tính là do migraine, do căng thẳng (tension headache) hoặc do trầm cảm (depression). Những nguyên do khác xảy ra ít hơn, nhưng nếu có thì nghiêm trọng hơn như chấn thương đầu, u bướu trong đầu, tổn thương ở xương cổ, hoặc trường hợp bịnh liên hệ như viêm xoang hàm, áp huyết cao.

Nếu uống thuốc mà thấy bớt, và bịnh đã kéo dài nhiều năm, trường hợp này có lẽ ở trong mấy diện thông thường nhất:

1) Migraine:

Thường cơn đau một bên đầu, nhưng có thể cả hai bên, đau bưng bưng (throbbing pain), nhưng có thể âm ỉ, có thể kèm theo buồn nôn, không ăn ngon, mắt mờ, sợ ánh sáng hoặc tiếng động.

Migraine là một chứng đau đầu gặp ở đàn bà nhiều hơn nam giới (x4), với chừng 50% trường hợp có những triệu chứng chóng mặt, giảm thính lực (hearing loss), nghe kêu trong lổ tai (tinnitus). Đấy là những biểu hiệu của bịnh ở phần tai trong (inner ear), gồm những bộ phận phụ trách về thăng bằng và nghe. 10% bịnh nhân migraine có thể mất thính lực vĩnh viễn ("điếc", permanent hearing loss) và mắc chứng ù tai (tinnitus). Một số người bị điếc một cách đột ngột.

Migraine nhẹ chữa bằng những thuốc thông thường như acetaminophen, NSAIDS như Motrin, Aleve. Bn nằm nghỉ ngơi ở trong phòng yên tĩnh, tối.

Nặng hơn, bs có thể dùng những thuốc làm co mạch máu như ergotamine (Cafergot, trong đó có thêm caffeine) hoặc thuốc tryptan (như Sumatriptan, Imitrex) mới hơn, làm giảm viêm và co lại các động mạch dưới sọ (cranial arteries). Nếu bị đau migraine trên 3 lần mỗi tháng, bs có thể cho thuốc uống hàng ngày để chặn các cơn đau đầu (ví dụ aspirine, propanolol (thuốc hạ áp huyết), cyproheptadine – là một thuốc chống dị ứng, thường dùng cho trẻ em ăn ngon miệng hơn).

2) Tension headache thường gặp nhất, đàn bà nhiều 3 lần hơn đàn ông: (“nhức đầu do căng thẳng”, một phần do co thắt các bắp thịt, một phần do cách não bộ đối phó với stress):

Bịnh nhân nhức đầu suốt ngày, như đầu bị bóp lại, kẹp lại (vise-like), bịnh nhân mệt mỏi một cách mơ hồ, khó tập trung (poor concentration), những lúc bị stress, mệt, chói mắt hoặc ồn ào lại càng nhức đầu hơn. Điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen, ibuprofen; áp dụng các biện pháp thư giãn như thể dục, yoga, ngồi thiền, tắm nước nóng, châm cứu. Một số bịnh nhân giảm đau đầu nhờ chích Botox vào các chỗ đau.

3) Nhức đầu do trầm cảm (depression): nhức đầu nhiều nhất lúc sáng mới ngủ dậy, kèm theo những triệu chứng trầm cảm như chán đời, không thích làm việc, thấy mình không làm gì ra trò, không đáng gì. Có thể cần bs tâm lý (psychologist) hoặc thần kinh (psychiatrist) giúp đỡ.
Chúc bịnh nhân may mắn.
-----
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.
NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Y Tế

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 821 guests

cron