Chứng cườm mắt và teo thần kinh thị giác

PostWed Mar 28, 2012 12:11 am

VOA - Health

<!--IMAGE-LEFT-->Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Ông Phạm văn Khanh ở Đồng Tháp có nêu thắc mắc và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:
Cataract, optic nerve atrophy and headache.
Cườm mắt, teo thần kinh thị giác và chứng nhức đầu.
Bịnh nhân Phạm Văn Khanh 60t, Đồng Tháp, từng được bác sĩ chuyên khoa mắt cho biết mình bị chứng teo thần kinh thị giác và bị đục thủy tinh thể một bên. Nay bịnh nhân nhức đầu và hỏi xem có liên hệ đến hai bịnh kia không. Bịnh nhức đầu, nhức răng có hành trăm nguyên nhân khác nhau, bn cần đến bs y khoa tổng quát để khám và định bịnh. Về liên hệ có thể có giữa chứng nhức đầu và bịnh mắt, điều chúng ta nghĩ đến trước tiên là nhức đầu do áp xuất nhãn cầu tăng (glaucoma), mắt thấy không rõ nên phải đeo kính (cận thị, viễn thị), hoặc u bướu. Trong trường hợp thính giả đương nhiên cần theo dõi khám lại với bs mắt. Thường thì teo thần kinh thị giác không chữa được, nhưng cần hơn là săn sóc và bảo vệ mắt còn lại. Để bịnh nhân có thể hiểu về các chứng bịnh này và giúp cho thính giả khác ý thức hơn về bảo vệ sức khỏe mắt, ngăn ngừa bịnh mất thị giác (mù) do những triệu chứng đến rất âm thầm, tôi sẽ đi vào chi tiết hơn, chỉ với mục đích thông tin.
Căn bản về giải phẩu (cơ thể học).
Mỗi con mắt chúng ta là một cái phòng tối, như cái phòng tối của máy chụp hình. Ánh sáng từ thế giới bên ngoài vào, đi xuyên qua giác mạc (cornea) và thủy tinh thể (lens), rồi chiếu hình đảo ngược lên trên một cái màng hình, gọi là võng mạc (retina), vai trò giống như phim chụp ảnh trong máy chụp hình. Trong võng mạc có những tế bào đặc biệt biến tín hiệu ánh sáng thành những tín hiệu thần kinh, các tín hiệu này được dẫn truyền qua một dây thần kinh gọi là dây thần kinh thị giác (thị thần kinh, optic nerve, gồm chừng 1,2 triệu sợi thần kinh) đi đến phía sau của bộ óc (visual cortex), là nơi tiếp nhận các tín hiệu này và tạo nên cảm giác "thấy" của chúng ta.
BỊNH ĐỤC THỦY TINH THỂ (“CƯỜM KHÔ”) HOẶC CATARACT;
Trong bịnh cataract, hoặc cườm khô, có một vết đục trong thủy tinh thể của mắt (lens of the eye). Trong một cái máy chụp hình, nhìn vào phía trước, chúng ta thấy một lăng kính để cho ánh sáng đi vào phía sau và ánh sáng in hình lên phim. Mắt chúng ta cũng tương tự như một cái máy chụp hình, ánh sáng cũng đi qua một bộ phận như một cái thấu kính, bộ phận đó là thủy tinh thể (lens).
Lúc cườm khô (cataract) mới xuất hiện, người bịnh thường không thấy thay đổi gì trong khả năng mình trông thấy, nhưng từ từ theo thời gian, vết đục càng ngày càng ảnh hưởng tới thủy tinh thể mắt, làm cho người bịnh biết mắt mờ đi (blurred vision), hình thể sự vật bị méo mó, người bịnh xốn mắt, khó chịu lúc nhiều ánh sáng và dễ bị chóa mắt lúc nhìn vào một ngọn đèn (glare).
Cataract không chữa bằng thuốc uống được. Các chữa duy nhất là giải phẫu (mổ), bằng cách lấy cái thuỷ tinh thể đã vẫn đục ra khỏi cái vỏ (capsule) chứa đựng nó và thay thế vào đó bằng một kính nhân tạo bằng plastic. Nếu sau khi giải phẩu, bịnh nhân bị cataract lại, thì có thể dùng phải phẩu bằng tia laser để trị chứng này (dùng laser đốt phần vỏ bị đục).
Các khảo cứu cho thấy những tia cực tím (ultraviolet/UV lights) làm dễ bị mắc chứng cataract hơn. Cho nên mang kính mát (kính râm, gương) có khả năng lọc tia UV (tia cực tím) hoặc đội nón (mũ) rộng vành lúc ra nắng có thể giúp chúng ta phần nào. Những bịnh nhân tiểu đường (diabetes) cũng có nguy cơ dễ bị cataract hơn, và chữa trị bịnh tiểu đường đúng mức có thể giúp tránh cho mắt người bịnh không bị cataract.
CHỨNG CƯỜM NƯỚC (TĂNG NHÃN ÁP) HOẶC GLAUCOMA
Glaucoma là một bịnh của giây thần kinh thị giác (optic nerve), là bộ phận đem thông tin về những hình ảnh mà ta thấy từ mắt đến não bộ. Trường hợp áp suất (sức ép, pressure) trong tròng mắt lên quá cao, các sợi tạo nên giây thần kinh thị giác bị hư hại, thần kinh thị giác teo lại (atrophy), và bác sĩ thấy đầu thần kinh thị giác (optic disk) bị nhạt màu (disc pallor), định bịnh teo thần kinh thị giác ( optic nerve atrophy).
Người bịnh không cảm nhận ánh sáng ở một số điểm gọi là “điểm mù” (blind spots). Lúc đầu thì người bịnh không ý thức được là có những vùng tối mình không nhìn thấy, cho đến lúc giây thần kinh đã bị hư hại đáng kể, thì người bịnh mới biết là mắt mình có trục trặc. Nếu toàn bộ giây thần kinh thị giác bị hư hại, lúc đó người bịnh bị mù hẳn (blindness).
Trong phần trước của mắt, chúng ta có một lượng nước trong gọi là thủy dịch (aqueous humor) và đây không phảI là nước mắt mà chúng ta thấy làm ướt phần ngoài con mắt. Mắt sản xuất một lượng thủy dịch nhỏ một cách liên tục, và cùng một lượng nhỏ tương đương được thảI ra ngoài, qua một hệ thống dẫn lưu (làm nước thoát đi), làm cho áp suất trong mắt ở một mức không thay đổi. Hệ thống dẫn ra ngoài này nằm trong một cái góc, gọi là góc dẫn lưu (drainage angle). Nếu góc dẫn lưu bị tắc nghẽn, áp suất trong mắt sẽ tăng lên cao quá mức, đè lên giây thần kinh thị giác và có thể làm hư hại dây thần kinh này.
Những loại cườm nước (glaucoma) khác nhau:
Glaucoma góc mở (open angle glaucoma) thị giác bị tổn thương, hư hại rất từ từ, không gây đau đớn cho ngườI bịnh, cho nên người bịnh không biết rằng mình đang mắt bịnh để lo đi chữa trị. Lúc người bịnh có triệu chứng và biết là mình có bịnh thì giây thần kinh thị giác đã bị tổn thương (hư hại) đáng kể rồi.
Glaucoma với góc đóng (Angle closure glaucoma);
Lúc chỗ thoát nước hoặc dẫn lưu của mắt bị tắt nghẽn, áp suất trong tròng mắt gia tăng đột ngột, thì có hiện tượng gọi là cơn cườm nước cấp tính do góc đóng (acute angle closure glaucoma attack). Bịnh nhân sẽ có những triệu chứng như sau:
Mắt mờ (blurred vision)
Đau nhức dữ dội ở mắt
Nhức đầu
Vòng hào quang ngũ sắc chung quanh ngọn đèn hoặc nguồn ánh sáng (rainbow colored halos around lights)
Buồn nôn (buồn mửa, mắc ói) (nausea), ói mửa (vomiting)
Đây là một trường hợp cấp cứu thật sự về bịnh mắt. Nếu bạn có những triệu chứng trên, cần gọi bác sĩ y khoa chuyên về mắt ngay. Nếu không được chữa trị gấp rút và kịp thời, có thể gây mù lòa (blindness).
Những ai dễ bị cườm nước:
Bác sĩ chuyên khoa mắt của bạn xem xét nhiều yếu tố khác nhau để xem cái nguy cơ (risk) để bị cườm nước nhiều hay ít:
Tuổi tác
Bịnh sử gia đình: trong gia đình, bà con có ai bị cườm nước (glaucoma) hay không
Trong quá khứ có bị tổn thương mắt hay không (eye injury).
Chữa trị cườm nước như thế nào:
Nói chung, một khi đã xảy ra, những hư hại do cườm nước (glaucoma) không thể đảo ngược lại nữa. Những thuốc nhỏ mắt, giải phẫu bằng tia laser, hoặc giải phẫu trong phòng mổ là những phương thức là ngăn chặn không cho mắt bị hư hại thêm nữa. Trong một số trường hợp, bịnh nhân được cho thuốc để uống.
Với bất cứ loại cườm nước nào, khám bịnh theo định kỳ thường xuyên là biệnpháp rất quan trọng để ngăn ngừa mất khả năng nhìn thấy, nghĩa là mất thị lực (vision loss).Vì chứng cườm nước có thể tiến triển (nghĩa là trở nên nặng hơn) mà chính bịnh nhân cũng không biết, thỉnh thoảng có thể bác sĩ cần phải điều chỉnh trị liệu cho thích hợp (có nghĩa là thay đổi thuốc, liều thuốc, phương pháp trị liệu..).
Chúc bịnh nhân may mắn.
-----
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.
NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Y Tế

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 820 guests

cron