Chứng hoại tử chỏm xương đùi và cường tuyến giáp

PostMon Jun 27, 2011 5:03 pm

VOA - Health













<!--IMAGE-->
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là bác sĩ Hồ văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.

Ông Nguyễn văn Hùng ở Nha Trang kể về trường hợp bệnh của ông và được bác sĩ Hồ văn Hiền giải đáp:

Avascular necrosis (osteonecrosis) of the head of the femur and hyperthyroidism.

Hoại tử đầu (chỏm) xương đùi và cường tuyến giáp ở bịnh nhân 57 tuổi.

Khớp háng gồm một bên là xương đùi; phần trên xương đùi có đầu xương (chỏm) gắn vào cổ xương rồi mới đến thân xương. Đầu xương đùi tròn nằm trong một cái hốc ở hai bên hông, hình giống cái ly gọi là ổ cối (acetabulum=chữ latin có nghĩa “ly đựng dấm”), ăn khớp với nhau. Đầu xương được bao bọc bằng một lớp sụn.

Cũng giống như đa số bộ phận khác, đầu xương đùi cần có máu đem oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi mới tồn tại được. Có những mạch máu nhỏ đâm nhánh từ dưới, mọc ngược lên dọc theo cỗ xương đùi và chui vào đầu xương để nuôi dưỡng đó. Trái lại sụn bọc đầu xương nhờ nước hoạt dịch trực tiếp nuôi dưỡng nên không cần đến các mạch máu này. Nếu mạch máu nghẽn, xương nằm dưới sụn sẽ dần dần chết đi (necrosis, hoại tử). Dần dần, phần xương dưới sụn chết lún xuống, kéo theo lớp sụn bọc ở trên, và kéo theo toàn bộ khớp háng bị hư hại, phải cắt bỏ, thay bằng khớp giả (total hip arthroplasty).

Trong một số trường hợp các mạch máu này dễ bị bị gián đoạn họăc tắc nghẽn:

• Chấn thương vùng háng: trặc khớp, gảy cỗ xương đùi, có thể làm đứt, bẻ ngoặc (kinking), hoặc máu đông nghẽn các động mạch.

• Dùng corticoid (corticosteroid) là những chất tương tự như chất vỏ thượng thận tiết ra, có khả năng làm giảm các hiện tượng viêm (anti-nflammatory), dùng trong các bịnh như suyễn (asthma), viêm khớp mãn tính. Ví dụ, nếu bịnh nhân dùng prednisone 15mg mỗi ngày trong một tháng, nguy cơ hoại tử xương là 15%.Giả thuyết cho rằng dùng corticoid lâu ngày làm các chất triglycerides tăng lên trong máu, tăng các tế bào mỡ trong lòng đầu xương đùi, đè ép lên các mạch máu. Một biện pháp ngăn ngừa khá hữu hiệu trong các trường hợp này là cho bịnh nhân uống kèm các thuốc statin, có tác dụng giảm cholesterol và triglycerides trong máu.
• Các nguyên nhân khác: nghiện rượu, viêm tùy tạng (pancreatitis), bịnh gout (t hống phong) và một số bịnh hiếm hơn.
Những vùng xương khác có thể bị hoại tử là vai, khuỷu tay, cỗ chân.
Triệu chứng đầu tiên là đau. Những tổn thương trong xương lúc đầu có thể cần MRI (chụp hình cọng hưởng từ trường)hoặc scan xương bằng chất phóng xạ (bone scan) mới thấy thay đổi, sau đó là CT scan (cắt lát kỹ thuật số) và cuối cùng chụp hình X quang thường phát hiện được những trường hợp đã rõ ràng hơn. Có nghĩa là lúc mới bịnh, chụp hình XRay thường có thể không phát hiện tổn thương gì trong xương và bịnh nhân nếu tiếp tục đau cần được bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng.

Về biện pháp trị liệu lúc bịnh còn nhẹ, có thể giúp vùng xương hoai tử hồi phục lại bằng cách giảm chịu lực chân đau, tránh đừng cho sức nặng cơ thể đè lên khớp (avoidance of weight bearing) bằng cách giảm bớt hoạt động, đi bằng nạng trong ít lắm là vài tuần lễ. Nếu bịnh chưa nặng lắm, bịnh nhân còn trẻ tuổi,, một số bs phẫu thuật có thể cố gắng ghép xương có kèm theo ghép mạch máu nuôi dưỡng hay không. (vascularized or non vascularized bone grafting).Nếu không ngăn chặn được, biện pháp cuối cùng là thay khớp nhân tạo.

Trong trường hợp bịnh nhân,những thuốc được dùng gốm thuốc giảm viêm và đau (meloxicam), Hasanflon 500 (diosmin và hesperidin, Detralex, chữa tĩnh mạch yếu, dãn, bịnh trỉ)) có tác dụng giúp cơ năng các mạch máu,, Calvit C (calcium và vitamin C).Bịnh nhân không cho biết có tránh chịu lục chân đau chưa. Tôi thiết nghĩ bịnh nhân nên tiếp tục các thuốc này cho đến khi hẹn khám lại với bs. Lúc đó bs có thể sẽ dùng chẩn đoán hình ảnh (imaging) như CT, MRI trước khi quyết định có phải dùng phẫu thuật hay không.

Về bịnh thứ hai là bịnh cường giáp (hyperthyroidism ) của độc giả hỏi, điều trị với Thyrozol (thiamazole). Bịnh cường giáp do tuyến giáp trạng ở phía trước cỗ tiết vào máu quá nhiều thyroxin là kích thích quá độ biến dưỡng cơ thể: tim đập quá nhanh, dễ mệt, tay chân run rẩy, sụt cân, áp huyết lên cao, lo lắng, hồi hộp. Bịnh Graves (Graves disease, Maladie de Basedow) là một bịnh do chứng tự miễn nhiễm (autoimmune disease) gây ra, các kháng thể kích thích và làm tuyến giáp to ra (bướu cỗ, goiter), mắt lồi (exophthalmos), tuyến giáp sản xuất qúa nhiều hormone thyroxin vào máu. Uống chất iod nhiều quá có thể làm bịnh Graves khởi phát, cần hỏi bs có nên tránh uống hoặc ăn quá nhiều iode.

Thuốc thyrozol không có bán trên thị trường Mỹ. Thường dùng từ 6 tháng đến 2 năm, sau một thời gian dùng thuốc có khi phải dùng hormone thyroid kèm theo. Thính giả nên liên lạc ngay với bs của mình, hoặc bs chuyên về nội tiết (endocrinologist) để điều chỉnh liều lượng, theo dõi các phản ứng phụ nếu có (bịnh ngoài da, cơ năng gan, xem cần uống them hormone giáp hay không).

Chúc bịnh nhân may mắn.


Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền.

Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.

Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y Học là 202-205-7890, xin nhắc lại, 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuyển các thắc mắc của quý vị cho các bác sĩ chuyên khoa phân tích và giải thích và sẽ thông báo ngày giờ giải đáp để quý vị tiện theo dõi.

Avascular necrosis (osteonecrosis) of the head of the femur and hyperthyroidism.


Hoại tử đầu (chỏm) xương đùi và cường tuyến giáp ở bịnh nhân 57 tuổi.


Khớp háng gồm một bên là xương đùi ; phần trên xương đùi có đầu xương (chỏm) gắn vào cổ xương rồi mới đến thân xương. Đầu xương đùi tròn nằm trong một cái hốc ở hai bên hông, hình giống cái ly gọi là ổ cối (acetabulum= chữ latin có nghĩa “ly đựng dấm”), ăn khớp với nhau. Đầu xương được bao bọc bằng một lớp sụn.
Cũng giống như đa số bộ phận khác, đầu xương đùi cần có máu đem oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi mới tồn tại được. Có những mạch máu nhỏ đâm nhánh từ dưới, mọc ngược lên dọc theo cỗ xương đùi và chui vào đầu xương để nuôi dưỡng đó. Trái lại sụn bọc đầu xương nhờ nước hoạt dịch trực tiếp nuôi dưỡng nên không cần đến các mạch máu này.Nếu mạch máu nghẽn, xương nằm dưới sụn sẽ dần dần chết đi (necrosis, hoại tử). Dần dần, phần xương dưới sụn chết lún xuống, kéo theo lớp sụn bọc ở trên, và kéo theo toàn bộ khớp háng bị hư hại, phải cắt bỏ, thay bằng khớp giả (total hip arthroplasty).
Trong một số trường hợp các mạch máu này dễ bị bị gián đoạn họăc tắc nghẽn:
· Chấn thương vùng háng: trặc khớp, gảy cỗ xương đùi, có thể làm đứt, bẻ ngoặc (kinking), hoặc máu đông nghẽn các động mạch
· Dùng corticoid (corticosteroid) là những chất tương tự như chất vỏ thượng thận tiết ra, có khả năng làm giảm các hiện tượng viêm (anti-nflammatory), dùng trong các bịnh như suyễn (asthma),viêm khớp mãn tính. Ví dụ, nếu bịnh nhân dùng prednisone 15mg mỗi ngày trong một tháng, nguy cơ hoại tử xương là 15%.Giả thuyết cho rằng dùng corticoid lâu ngày lằm các chất triglycerides tăng lên trong máu, tăng các tế bào mỡ trong lòng đầu xương đùi, đè ép lên các mạch máu. Một biện pháp ngăn ngừa khá hữu hiệu trong các trường hợp này là cho bịnh nhân uống kèm các thuốc statin, có tác dụng giảm cholesterol và triglycerides trong máu.
· Các nguyên nhân khác: nghiện rượu, viêm tùy tạng (pancreatitis), bịnh gout (thống phong) và một số bịnh hiếm hơn.
Những vùng xương khác có thể bị hoại tử là vai, khuỷu tay, cỗ chân.
Triệu chứng đầu tiên là đau. Những tổn thương trong xương lúc đầu có thể cần MRI (chụp hình cọng hưởng từ trường)hoặc scan xương bằng chất phóng xạ (bone scan) mới thấy thay đổi, sau đó là CT scan (cắt lát kỹ thuật số) và cuối cùng chụp hình X quang thường phát hiện được những trường hợp đã rõ ràng hơn. Có nghĩa là lúc mới bịnh, chụp hình XRay thường có thể không phát hiện tổn thương gì trong xương và bịnh nhân nếu tiếp tục đau cần được bác sĩ theo dõi kỹ lưỡng.
Về biện pháp trị liệu lúc bịnh còn nhẹ, có thể giúp vùng xương hoai tử hồi phục lại bằng cách giảm chịu lực chân đau, tránh đừng cho sức nặng cơ thể đè lên khớp (avoidance of weight bearing) bằng cách giảm bớt hoạt động, đi bằng nạng trong ít lắm là vài tuần lễ. Nếu bịnh chưa nặng lắm, bịnh nhân còn trẻ tuổi,, một số bs phẫu thuật có thể cố gắng ghép xương có kèm theo ghép mạch máu nuôi dưỡng hay không. (vascularized or non vascularized bone grafting).Nếu không ngăn chặn được, biện pháp cuối cùng là thay khớp nhân tạo.
Trong trường hợp bịnh nhân,những thuốc được dùng gốm thuốc giảm viêm và đau (meloxicam), Hasanflon 500 (diosmin và hesperidin, Detralex, chữa tĩnh mạch yếu, dãn, bịnh trỉ)) có tác dụng giúp cơ năng các mạch máu,, Calvit C (calcium và vitamin C).Bịnh nhân không cho biết có tránh chịu lục chân đau chưa. Tôi thiết nghĩ bịnh nhân nên tiếp tục các thuốc này cho đến khi hẹn khám lại với bs. Lúc đó bs có thể sẽ dùng chẩn đoán hình ảnh (imaging) như CT, MRI trước khi quyết định có phải dùng phẫu thuật hay không.
Về bịnh thứ hai là bịnh cường giáp (hyperthyroidism ) của độc giả hỏi, điều trị với Thyrozol (thiamazole). Bịnh cường giáp do tuyến giáp trạng ở phía trước cỗ tiết vào máu quá nhiều thyroxin là kích thích quá độ biến dưỡng cơ thể: tim đập quá nhanh, dễ mệt, tay chân run rẩy, sụt cân, áp huyết lên cao, lo lắng, hồi hộp. Bịnh Graves (Graves disease, Maladie de Basedow) là một bịnh do chứng tự miễn nhiễm (autoimmune disease) gây ra, các kháng thể kích thích và làm tuyến giáp to ra (bướu cỗ, goiter), mắt lồi (exophthalmos), tuyến giáp sản xuất qúa nhiều hormone thyroxin vào máu. Uống chất iod nhiều quá có thể làm bịnh Graves khởi phát, cần hỏi bs có nên tránh uống hoặc ăn quá nhiều iode.
Thuốc thyrozol không có bán trên thị trường Mỹ. Thường dùng từ 6 tháng đến 2 năm, sau một thời gian dùng thuốc có khi phải dùng hormone thyroid kèm theo. Thính giả nên liên lạc ngay với bs của mình, hoặc bs chuyên về nội tiết (endocrinologist) để điều chỉnh liều lượng, theo dõi các phản ứng phụ nếu có (bịnh ngoài da, cơ năng gan, xem cần uống them hormone giáp hay không).
Chúc bịnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Ngày 1 tháng 6 năm 2011.
 
NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Y Tế

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 822 guests

cron