Làm thế nào để cải cách hệ thống ngân hàng?
Posted: Wed Jan 11, 2012 2:40 pm
VOA - Economy
Cải cách ngân hàng gần đây đã trở thành một chủ đề nóng ở Việt Nam. Kể từ sau khi nhà nước đưa chủ trương này vào một trong ba định hướng lớn của cải cách cơ cấu kinh tế, 3 ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa, và Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn đã được sáp nhập. Đây là một bước khởi đầu tốt, nhưng cuộc cải cách còn một quãng đường dài nữa phải đi. Để có một cuộc cải cách toàn diện, ít nhất cần phải có 03 động thái dưới đây:
Sát hạch toàn diện hệ thống
Để chữa cho đúng bệnh thì trước hết phải bắt đúng bệnh. Hiện nay ai cũng nói đến việc các ngân hàng nhỏ đang mất thanh khoản vì thế cần phải được hỗ trợ thanh khoản từ nhà nước. Bộ tài chính và NHNN phải bơm máu vào để cứu.
Thế nhưng tại sao lại mất thanh khoản? bơm bao nhiêu máu vào thì cứu được? Cứu cho không đổ vỡ rồi thì xử lý về trung và dài hạn ra sao? Tất cả những câu hỏi này phải trả lời cho được thì kế hoạch tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mới trọn vẹn.
Vì vậy cần phải có một cuộc sát hạch quyết liệt và triệt để tất cả các ngân hàng thương mại để đo lường sức khỏe của các ngân hàng này. Việc này cũng giống như Mỹ làm đợt sát hạch (stress test) vào đầu năm 2009 khi hệ thống tài chính Mỹ lâm vào khủng hoảng.
Phải định lượng được chính xác sức khỏe của từng ngân hàng một thì khi đó mới đưa ra giải pháp chính xác cho từng trường hợp. Ngân hàng nào đáng phải cứu, ngân hàng nào buộc phải sáp nhập, ngân hàng nào tự bơi được, ngân hàng nào có thể cho phá sản…
Việc sát hạch toàn diện cũng quan trọng ở chỗ nó cho phép nhà nước nắm được tình hình sẽ tiến triển trong tương lai thế nào trong các kịch bản khác nhau. Nếu kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến xấu đi, khủng hoảng nợ Châu Âu tiếp tục không có lối thoát, hệ thống doanh nghiệp trong nước tiếp tục có vấn đề làm cho nợ xấu tăng lên… thì khi đó tình trạng của hệ thống ngân hàng sẽ ra sao, cần phải làm gì trong trường hợp đó… Các kịch bản này cần phải được tính đến và các giải pháp tương ứng phải được chuẩn bị thì Việt Nam mới không tiếp tục rơi vào thế bị động.
Thành lập thị trường mua bán nợ
Cải cách hệ thống ngân hàng thì phải đi song song với câu chuyện có thị trường mua bán nợ. Nếu không mua bán được nợ thì các ngân hàng không có cách tự làm sạch các bản cân đối tài sản (balance sheet) và tăng tính thanh khoản (liquidity).
Hoạt động mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay trên nguyên tắc là được phép, tuy nhiên cơ chế và thủ tục để thực hiện mua bán nợ còn hết sức lằng nhằng phức tạp. Vì vậy thị trường mua bán nợ không khai thông được. Nhà nước cần giảm bớt các thủ tục đi và đưa ra các quy chế mới thích hợp là cơ sở để khơi thông thị trường này.
Thị trường khơi thông rồi thì cần có hàng hóa để giao dịch. Hiện nay nhà nước cũng chưa tạo đủ sức ép đối với các ngân hàng. Chính phủ đang thể hiện ra là sẽ cứu chứ không để bất kỳ ngân hàng nào xụp. Vì vậy các ngân hàng cũng không có động cơ bán nợ. Nếu ngân hàng để yên các khoản nợ xấu thì không bi mang tiếng là mất tài sản và khi sắp chết thì nhà nước cứu. Nếu bán đi thì ngay lập tức ngân hàng phải hạch toán vào thành một khoản lỗ và trở thành một việc tai tiếng. Vì vậy cơ chế này đang khuyến khích các ngân hàng dấu các khoản nợ xấu thay vì tham gia vào thị trường mua bán nợ để cải thiện thanh khoản. Sức ép từ phía nhà nước sẽ là cần thiết để tạo động cơ thích đáng cho các ngân hàng tham gia bán nợ.
Sử dụng nhiều giải pháp đồng loạt đối với các ngân hàng yếu
Hiện nay nhà nước mới làm có một trường hợp là sáp nhập ba ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài gòn. Thị trường nhìn nhận việc sáp nhập này là một tín hiệu tích cực với lý do chủ yếu là vì nó thể hiện sự quyết tâm trong hành động của nhà nước. Nếu tách riêng câu chuyện sáp nhập này không thôi thì nó không có nhiều ý nghĩa lắm bởi vì gộp 3 cơ thể bệnh tật vào một thì không làm nó mạnh khỏe trở lại. Trong giai đoạn tới, Việt Nam nhiều khả năng phải sử dụng đồng loạt cả 3 biện pháp:
Thứ nhất là khuyến khích các ngân hàng lớn và mạnh mua lại hoặc lấy lại các ngân hàng nhỏ và yếu. Trong các trường hợp khẩn cấp đặc biệt, nhà nước cần phải quyết liệt chỉ định để các giao dịch này xảy ra. Ngay cả Mỹ cũng phải làm việc này hồi năm 2008 và 2009. Dưới sự điều khiển và sức ép của chính phủ Mỹ, Wells Fargo phải mua Wacovia, Bank of America phải mua Merrill Lynch.
Nhà nước có thể cam kết một số bảo đảm cho các ngân hàng lớn khi đứng ra mua. Thí dụ nếu vì giao dịch mua lại này mà họ gặp vấn đề thì nhà nước có thể sẽ đứng ra ứng cứu. Điểm lợi của cách làm này là nó làm giảm chi phí của nhà nước phải bỏ ra để ứng cứu (bail-out) các ngân hàng vì khối tư nhân tự cứu giúp lẫn nhau.
Thứ hai là quốc hữu hóa một số ngân hàng có trọn lọc, vực dậy một thời gian sau đó khi thị trường tốt hơn nhà nước sẽ bán lại cho tư nhân. Việc quốc hữu hóa này trong nhiều trường hợp là chuyển nhượng miễn phí. Có nghĩa là chủ ngân hàng phải chịu mất trắng vốn chủ sở hữu. Việc này là cần thiết vì với các nhà băng kinh doanh bậy bạ, mất vốn, tạo gánh nặng cho xã hội, nhưng vẫn bán được vốn chủ sở hữu của họ để lấy tiền về.
Thứ ba là Việt Nam có thể phải cho phá sản một vài ngân hàng nhỏ để vừa giảm gánh nặng chi phí ứng cứu của nhà nước vừa gửi tín hiệu mạnh cho thị trường là nhà nước không cứu bằng mọi giá. Điều này hết sức quan trọng vì hiện nay tâm lý người đi gửi tiền, gồm cả cá nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam, là không bao giờ sợ mất tiền. Vì không bao giờ sợ mất tiền nên cứ ngân hàng nào chào lãi cao là người ta mang tiền đến gửi. Vì thế mới dẫn tới cuộc chạy đua lãi suất quá vô lý và quá nguy hiểm cho nền kinh tế như vừa qua.
Nếu người gửi tiền biết là có thể mất tiền khi gửi vào ngân hàng yếu thì ngay lập tức họ phải cân nhắc xem có nên gửi ở ngân hàng đó hay không. Về dài hạn, nó sẽ hạn chế việc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng. Đương nhiên việc này phải đi cùng với việc thực hiện triệt để cam kết bảo vệ tiền gửi của dân chúng. Hiện nay mức tiền gửi được nhà nước cam kết bảo vệ là 50 triệu đồng/người. Con số này có thể phải được nâng lên mức có ý nghĩa hơn, thí dụ khoảng 200 triệu đồng/người.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Cải cách ngân hàng gần đây đã trở thành một chủ đề nóng ở Việt Nam. Kể từ sau khi nhà nước đưa chủ trương này vào một trong ba định hướng lớn của cải cách cơ cấu kinh tế, 3 ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa, và Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn đã được sáp nhập. Đây là một bước khởi đầu tốt, nhưng cuộc cải cách còn một quãng đường dài nữa phải đi. Để có một cuộc cải cách toàn diện, ít nhất cần phải có 03 động thái dưới đây:
Sát hạch toàn diện hệ thống
Để chữa cho đúng bệnh thì trước hết phải bắt đúng bệnh. Hiện nay ai cũng nói đến việc các ngân hàng nhỏ đang mất thanh khoản vì thế cần phải được hỗ trợ thanh khoản từ nhà nước. Bộ tài chính và NHNN phải bơm máu vào để cứu.
Thế nhưng tại sao lại mất thanh khoản? bơm bao nhiêu máu vào thì cứu được? Cứu cho không đổ vỡ rồi thì xử lý về trung và dài hạn ra sao? Tất cả những câu hỏi này phải trả lời cho được thì kế hoạch tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mới trọn vẹn.
Vì vậy cần phải có một cuộc sát hạch quyết liệt và triệt để tất cả các ngân hàng thương mại để đo lường sức khỏe của các ngân hàng này. Việc này cũng giống như Mỹ làm đợt sát hạch (stress test) vào đầu năm 2009 khi hệ thống tài chính Mỹ lâm vào khủng hoảng.
Phải định lượng được chính xác sức khỏe của từng ngân hàng một thì khi đó mới đưa ra giải pháp chính xác cho từng trường hợp. Ngân hàng nào đáng phải cứu, ngân hàng nào buộc phải sáp nhập, ngân hàng nào tự bơi được, ngân hàng nào có thể cho phá sản…
Việc sát hạch toàn diện cũng quan trọng ở chỗ nó cho phép nhà nước nắm được tình hình sẽ tiến triển trong tương lai thế nào trong các kịch bản khác nhau. Nếu kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến xấu đi, khủng hoảng nợ Châu Âu tiếp tục không có lối thoát, hệ thống doanh nghiệp trong nước tiếp tục có vấn đề làm cho nợ xấu tăng lên… thì khi đó tình trạng của hệ thống ngân hàng sẽ ra sao, cần phải làm gì trong trường hợp đó… Các kịch bản này cần phải được tính đến và các giải pháp tương ứng phải được chuẩn bị thì Việt Nam mới không tiếp tục rơi vào thế bị động.
Thành lập thị trường mua bán nợ
Cải cách hệ thống ngân hàng thì phải đi song song với câu chuyện có thị trường mua bán nợ. Nếu không mua bán được nợ thì các ngân hàng không có cách tự làm sạch các bản cân đối tài sản (balance sheet) và tăng tính thanh khoản (liquidity).
Hoạt động mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay trên nguyên tắc là được phép, tuy nhiên cơ chế và thủ tục để thực hiện mua bán nợ còn hết sức lằng nhằng phức tạp. Vì vậy thị trường mua bán nợ không khai thông được. Nhà nước cần giảm bớt các thủ tục đi và đưa ra các quy chế mới thích hợp là cơ sở để khơi thông thị trường này.
Thị trường khơi thông rồi thì cần có hàng hóa để giao dịch. Hiện nay nhà nước cũng chưa tạo đủ sức ép đối với các ngân hàng. Chính phủ đang thể hiện ra là sẽ cứu chứ không để bất kỳ ngân hàng nào xụp. Vì vậy các ngân hàng cũng không có động cơ bán nợ. Nếu ngân hàng để yên các khoản nợ xấu thì không bi mang tiếng là mất tài sản và khi sắp chết thì nhà nước cứu. Nếu bán đi thì ngay lập tức ngân hàng phải hạch toán vào thành một khoản lỗ và trở thành một việc tai tiếng. Vì vậy cơ chế này đang khuyến khích các ngân hàng dấu các khoản nợ xấu thay vì tham gia vào thị trường mua bán nợ để cải thiện thanh khoản. Sức ép từ phía nhà nước sẽ là cần thiết để tạo động cơ thích đáng cho các ngân hàng tham gia bán nợ.
Sử dụng nhiều giải pháp đồng loạt đối với các ngân hàng yếu
Hiện nay nhà nước mới làm có một trường hợp là sáp nhập ba ngân hàng Đệ Nhất, Tín Nghĩa và Sài gòn. Thị trường nhìn nhận việc sáp nhập này là một tín hiệu tích cực với lý do chủ yếu là vì nó thể hiện sự quyết tâm trong hành động của nhà nước. Nếu tách riêng câu chuyện sáp nhập này không thôi thì nó không có nhiều ý nghĩa lắm bởi vì gộp 3 cơ thể bệnh tật vào một thì không làm nó mạnh khỏe trở lại. Trong giai đoạn tới, Việt Nam nhiều khả năng phải sử dụng đồng loạt cả 3 biện pháp:
Thứ nhất là khuyến khích các ngân hàng lớn và mạnh mua lại hoặc lấy lại các ngân hàng nhỏ và yếu. Trong các trường hợp khẩn cấp đặc biệt, nhà nước cần phải quyết liệt chỉ định để các giao dịch này xảy ra. Ngay cả Mỹ cũng phải làm việc này hồi năm 2008 và 2009. Dưới sự điều khiển và sức ép của chính phủ Mỹ, Wells Fargo phải mua Wacovia, Bank of America phải mua Merrill Lynch.
Nhà nước có thể cam kết một số bảo đảm cho các ngân hàng lớn khi đứng ra mua. Thí dụ nếu vì giao dịch mua lại này mà họ gặp vấn đề thì nhà nước có thể sẽ đứng ra ứng cứu. Điểm lợi của cách làm này là nó làm giảm chi phí của nhà nước phải bỏ ra để ứng cứu (bail-out) các ngân hàng vì khối tư nhân tự cứu giúp lẫn nhau.
Thứ hai là quốc hữu hóa một số ngân hàng có trọn lọc, vực dậy một thời gian sau đó khi thị trường tốt hơn nhà nước sẽ bán lại cho tư nhân. Việc quốc hữu hóa này trong nhiều trường hợp là chuyển nhượng miễn phí. Có nghĩa là chủ ngân hàng phải chịu mất trắng vốn chủ sở hữu. Việc này là cần thiết vì với các nhà băng kinh doanh bậy bạ, mất vốn, tạo gánh nặng cho xã hội, nhưng vẫn bán được vốn chủ sở hữu của họ để lấy tiền về.
Thứ ba là Việt Nam có thể phải cho phá sản một vài ngân hàng nhỏ để vừa giảm gánh nặng chi phí ứng cứu của nhà nước vừa gửi tín hiệu mạnh cho thị trường là nhà nước không cứu bằng mọi giá. Điều này hết sức quan trọng vì hiện nay tâm lý người đi gửi tiền, gồm cả cá nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam, là không bao giờ sợ mất tiền. Vì không bao giờ sợ mất tiền nên cứ ngân hàng nào chào lãi cao là người ta mang tiền đến gửi. Vì thế mới dẫn tới cuộc chạy đua lãi suất quá vô lý và quá nguy hiểm cho nền kinh tế như vừa qua.
Nếu người gửi tiền biết là có thể mất tiền khi gửi vào ngân hàng yếu thì ngay lập tức họ phải cân nhắc xem có nên gửi ở ngân hàng đó hay không. Về dài hạn, nó sẽ hạn chế việc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng. Đương nhiên việc này phải đi cùng với việc thực hiện triệt để cam kết bảo vệ tiền gửi của dân chúng. Hiện nay mức tiền gửi được nhà nước cam kết bảo vệ là 50 triệu đồng/người. Con số này có thể phải được nâng lên mức có ý nghĩa hơn, thí dụ khoảng 200 triệu đồng/người.
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.