Trung Quốc và WTO sau 10 năm
Posted: Fri Dec 09, 2011 8:32 pm
VOA - Economy
Theo cái nhìn của Trung Quốc, thập niên qua là một giai đoạn thay đổi lịch sử.
Một bài bình luận mới đây trên tờ China Daily cho biết là vào lúc đó, Trung Quốc trở thành một nơi đầu tư số một trên thế giới và đầu tư ra nước ngoài gần như tăng gấp đôi mỗi hai năm kể từ năm 2002.
Những công ty Trung Quốc, tờ báo cho biết thêm, ngày càng nổi bật, với 54 công ty được liệt kê trong danh sách 500 công ty lớn nhất trên thế giới của tạp chí Fortune, so với 12 công ty khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001.
Sự thay đổi như vậy có ảnh hưởng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, thậm chí cũng làm ngạc nhiên các giới chức Trung Quốc.
Tuy nhiên sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc gây thiệt hại cho Hoa Kỳ và các quốc gia sản xuất truyền thống khác. Việc sản xuất ồ ạt những hàng hóa xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc có nghĩa là hàng hoá của các nước khác bị giảm sút và các công nghiệp của các nước này bị tổn hại.
Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc gia tăng, nhưng thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc cũng lớn thêm.
Có những lo ngại là trong khi những công ty Trung Quốc được tiếp cận nhiều hơn vào nền kinh tế toàn cầu, những công ty nước ngoài tại Trung Quốc lại không được như vậy.
Đại sứ Hoa Kỳ tại WTO Michael Punke nói trong vòng 5 năm qua, những thành viên khác của WTO có khuynh hướng gặp nhiều khó khăn vì sự tăng cường can thiệp của nhà nước vào kinh tế Trung Quốc.
Ông nói nhiều tranh chấp mậu dịch với Trung Quốc phát sinh từ chính sách của Trung Quốc phát triển hay bảo hộ những công ty quốc doanh và nội điạ.
Một lãnh vực khác là vấn đề bắt buộc chuyển giao công nghệ.
Những công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc thường xuyên nêu lên những quan tâm về vô số các giấy phép những doanh nghiệp phải xin và những vấn đề những công ty này gặp phải trong việc nhận được những giấy phép này công bình và đúng lúc.
Việc hạ giá đồng bạc Trung Quốc từ lâu được xem như là một trở ngại cho tự do mậu dịch và các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang muốn thông qua luật trừng phạt Trung Quốc vì đã giữ cho đồng bạc có giá thấp, làm cho giá những hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn.
Trợ cấp cũng là một vấn đề. Trung Quốc hiện vẫn trợ cấp mạnh mẽ công nghiệp của nước này mà các nhà cạnh tranh nói làm cho sản phẩm của Trung Quốc rẻ hơn và thu hút người mua nhiều hơn.
Và những công ty thẻ tín dụng nước ngoài vẫn chưa xâm nhập được thị trường Trung Quốc dù Bắc Kinh hứa để cho những công ty này vào trong năm 2006.
Trong lúc tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ cao và nền kinh tế chao đảo, mậu dịch với Trung Quốc trở thành một đề tài tranh luận đang thịnh hành trong chính trị. Và với cuộc bầu cử tổng thống ở trước mắt, vấn đề mậu dịch với Trung Quốc sẽ khó tan biến.
Theo cái nhìn của Trung Quốc, thập niên qua là một giai đoạn thay đổi lịch sử.
Một bài bình luận mới đây trên tờ China Daily cho biết là vào lúc đó, Trung Quốc trở thành một nơi đầu tư số một trên thế giới và đầu tư ra nước ngoài gần như tăng gấp đôi mỗi hai năm kể từ năm 2002.
Những công ty Trung Quốc, tờ báo cho biết thêm, ngày càng nổi bật, với 54 công ty được liệt kê trong danh sách 500 công ty lớn nhất trên thế giới của tạp chí Fortune, so với 12 công ty khi Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2001.
Sự thay đổi như vậy có ảnh hưởng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, thậm chí cũng làm ngạc nhiên các giới chức Trung Quốc.
Tuy nhiên sự lớn mạnh của kinh tế Trung Quốc gây thiệt hại cho Hoa Kỳ và các quốc gia sản xuất truyền thống khác. Việc sản xuất ồ ạt những hàng hóa xuất khẩu giá rẻ của Trung Quốc có nghĩa là hàng hoá của các nước khác bị giảm sút và các công nghiệp của các nước này bị tổn hại.
Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Trung Quốc gia tăng, nhưng thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc cũng lớn thêm.
Có những lo ngại là trong khi những công ty Trung Quốc được tiếp cận nhiều hơn vào nền kinh tế toàn cầu, những công ty nước ngoài tại Trung Quốc lại không được như vậy.
Đại sứ Hoa Kỳ tại WTO Michael Punke nói trong vòng 5 năm qua, những thành viên khác của WTO có khuynh hướng gặp nhiều khó khăn vì sự tăng cường can thiệp của nhà nước vào kinh tế Trung Quốc.
Ông nói nhiều tranh chấp mậu dịch với Trung Quốc phát sinh từ chính sách của Trung Quốc phát triển hay bảo hộ những công ty quốc doanh và nội điạ.
Một lãnh vực khác là vấn đề bắt buộc chuyển giao công nghệ.
Những công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc thường xuyên nêu lên những quan tâm về vô số các giấy phép những doanh nghiệp phải xin và những vấn đề những công ty này gặp phải trong việc nhận được những giấy phép này công bình và đúng lúc.
Việc hạ giá đồng bạc Trung Quốc từ lâu được xem như là một trở ngại cho tự do mậu dịch và các nhà lập pháp Hoa Kỳ đang muốn thông qua luật trừng phạt Trung Quốc vì đã giữ cho đồng bạc có giá thấp, làm cho giá những hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn.
Trợ cấp cũng là một vấn đề. Trung Quốc hiện vẫn trợ cấp mạnh mẽ công nghiệp của nước này mà các nhà cạnh tranh nói làm cho sản phẩm của Trung Quốc rẻ hơn và thu hút người mua nhiều hơn.
Và những công ty thẻ tín dụng nước ngoài vẫn chưa xâm nhập được thị trường Trung Quốc dù Bắc Kinh hứa để cho những công ty này vào trong năm 2006.
Trong lúc tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ cao và nền kinh tế chao đảo, mậu dịch với Trung Quốc trở thành một đề tài tranh luận đang thịnh hành trong chính trị. Và với cuộc bầu cử tổng thống ở trước mắt, vấn đề mậu dịch với Trung Quốc sẽ khó tan biến.