Ấn Độ vẫn bế tắc trong việc cải cách khu vực bán lẻ
Posted: Tue Nov 29, 2011 8:44 pm
VOA - Economy
Hôm thứ Ba, chính phủ Ấn Độ thất bại trong việc giành sự ủng hộ đối với một biện pháp cải cách cho phép những công ty bán lẻ ngoại quốc được vào nước này.
Một cuộc họp các nhà lập pháp qui tụ tất cả các đảng đã tan vỡ không đạt được thỏa thuận nào, khiến cho Quốc hội Ấn Độ hoãn họp giữa lúc có những cuộc biểu tình chống cải cách.
Tuần qua, nội các Ấn Độ chấp thuận biện pháp cho phép những công ty toàn cầu sở hữu đến 51% những công ty bán lẻ đa thương hiệu tại Ấn Độ như là các siêu thị. Các công ty nước ngoài cũng có thể sở hữu 100% những công ty bán lẻ một thương hiệu.
Đảng đối lập chính tại Ấn Độ Bharatiya Janata nói cải cách sẽ xóa sạch những người sở hữu các cửa hàng lẻ nhỏ, dẫn đến thất nghiệp cao. Đảng Bharatiya Janata đã cùng với những thành viên của Đảng Quốc Đại cầm đầu liên minh và những thủ hiến của một số bang đông dân tại Ấn Độ chống lại chính sách này.
Lãnh tụ đảng Bharatiya Janata ông Raj Purohi nói những công ty nước ngoài rất mạnh, những nhà buôn nhỏ trong nước, công nhân và ngay cả nông dân sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Ông nói thêm là tại nhiều nước khác trên thế giới, việc xâm nhập của những công ty đa quốc lớn và mở những thương xá lớn không phải luôn luôn có lợi cho xã hội.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hôm thứ Ba nói cải cách sẽ tăng tiến hạ tầng cơ sở thôn quê và việc phân phối thực phẩm, giúp hạ giá lương thực và tạo công ăn việc làm.
Thủ tướng Singh nói ông tin tăng gia đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong lãnh vực bán lẻ sẽ dẫn đến những công nghệ cao vào Ấn Độ. Việc phí phạm những sản phẩm nông nghiệp do hư hao sẽ giảm sút và nông dân sẽ được giá cao về mùa vụ.
Thủ tướng Singh nói với một đám đông tụ tập tại New Delhi là quyết định này được đưa ra sau khi đã xem xét cẩn thận.
Ông nói chính phủ Ấn Độ luôn luôn tin là những đảng đối lập cần phải thảo luận về những bất đồng với chính phủ tại Quốc hội. Nếu không làm như thế mà cản trở công việc của Quốc hội thì đó là điều không chính đáng đối với những cử tri đã bầu họ vào Quốc hội.
Những cửa hàng mới do người nước ngoài làm chủ chỉ được phép mở tại những thành phố có số dân ít nhất là một triệu người. Công ty bán lẻ phải đầu tư ít nhất 100 triệu đô la và một nửa số tiền này phải đầu tư vào hạ tầng cơ sở vùng quê, vào chuyên chở cũng như nhà kho có máy lạnh. Ba mươi phần trăm sản phẩm do những cửa hàng của các công ty này bán ra phải do các doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp.
Những công ty bán lẻ toàn cầu khổng lồ, gồm có Wal-Mart của Hoa Kỳ và Carrefour của Pháp đã chờ đợi nhiều năm để Ấn Độ mở cửa thị trường bán lẻ nội địa trị giá 450 tỉ đô la. Hiện nay các cửa hàng do gia đình làm chủ tại Ấn Độ thống lĩnh phần lớn thị trường này.
Lãnh vực bán lẻ của Ấn Độ thu hút nhiều nhân công lớn thứ hai sau nông nghiệp của nước này.
Hôm thứ Ba, chính phủ Ấn Độ thất bại trong việc giành sự ủng hộ đối với một biện pháp cải cách cho phép những công ty bán lẻ ngoại quốc được vào nước này.
Một cuộc họp các nhà lập pháp qui tụ tất cả các đảng đã tan vỡ không đạt được thỏa thuận nào, khiến cho Quốc hội Ấn Độ hoãn họp giữa lúc có những cuộc biểu tình chống cải cách.
Tuần qua, nội các Ấn Độ chấp thuận biện pháp cho phép những công ty toàn cầu sở hữu đến 51% những công ty bán lẻ đa thương hiệu tại Ấn Độ như là các siêu thị. Các công ty nước ngoài cũng có thể sở hữu 100% những công ty bán lẻ một thương hiệu.
Đảng đối lập chính tại Ấn Độ Bharatiya Janata nói cải cách sẽ xóa sạch những người sở hữu các cửa hàng lẻ nhỏ, dẫn đến thất nghiệp cao. Đảng Bharatiya Janata đã cùng với những thành viên của Đảng Quốc Đại cầm đầu liên minh và những thủ hiến của một số bang đông dân tại Ấn Độ chống lại chính sách này.
Lãnh tụ đảng Bharatiya Janata ông Raj Purohi nói những công ty nước ngoài rất mạnh, những nhà buôn nhỏ trong nước, công nhân và ngay cả nông dân sẽ chịu nhiều thiệt thòi. Ông nói thêm là tại nhiều nước khác trên thế giới, việc xâm nhập của những công ty đa quốc lớn và mở những thương xá lớn không phải luôn luôn có lợi cho xã hội.
Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh hôm thứ Ba nói cải cách sẽ tăng tiến hạ tầng cơ sở thôn quê và việc phân phối thực phẩm, giúp hạ giá lương thực và tạo công ăn việc làm.
Thủ tướng Singh nói ông tin tăng gia đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong lãnh vực bán lẻ sẽ dẫn đến những công nghệ cao vào Ấn Độ. Việc phí phạm những sản phẩm nông nghiệp do hư hao sẽ giảm sút và nông dân sẽ được giá cao về mùa vụ.
Thủ tướng Singh nói với một đám đông tụ tập tại New Delhi là quyết định này được đưa ra sau khi đã xem xét cẩn thận.
Ông nói chính phủ Ấn Độ luôn luôn tin là những đảng đối lập cần phải thảo luận về những bất đồng với chính phủ tại Quốc hội. Nếu không làm như thế mà cản trở công việc của Quốc hội thì đó là điều không chính đáng đối với những cử tri đã bầu họ vào Quốc hội.
Những cửa hàng mới do người nước ngoài làm chủ chỉ được phép mở tại những thành phố có số dân ít nhất là một triệu người. Công ty bán lẻ phải đầu tư ít nhất 100 triệu đô la và một nửa số tiền này phải đầu tư vào hạ tầng cơ sở vùng quê, vào chuyên chở cũng như nhà kho có máy lạnh. Ba mươi phần trăm sản phẩm do những cửa hàng của các công ty này bán ra phải do các doanh nghiệp nhỏ và vừa cung cấp.
Những công ty bán lẻ toàn cầu khổng lồ, gồm có Wal-Mart của Hoa Kỳ và Carrefour của Pháp đã chờ đợi nhiều năm để Ấn Độ mở cửa thị trường bán lẻ nội địa trị giá 450 tỉ đô la. Hiện nay các cửa hàng do gia đình làm chủ tại Ấn Độ thống lĩnh phần lớn thị trường này.
Lãnh vực bán lẻ của Ấn Độ thu hút nhiều nhân công lớn thứ hai sau nông nghiệp của nước này.