Page 1 of 1

Vụ Đồng Tâm lại có nguy biến ‘khủng hoảng máu’?

PostPosted: Tue Apr 30, 2019 12:48 pm
by NewsReporter
VOA - Economy


Ngay sau khi người dân Đồng Tâm kỷ niệm 2 năm ngày ‘giải phóng’ mảnh đất này khỏi tay bè lũ tham quan và nhóm lợi ích, đến cuối tháng Tư năm 2019 nhà cầm quyền cũng kỷ niệm 44 năm ngày ‘giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước’ bằng âm mưu - kế hoạch một lần nữa cướp sạch 59 ha đất đồng Sênh trên danh nghĩa ‘đất quốc phòng’.


Âm mưu ‘cướp sạch’ lần 2!


Âm mưu trên hiện hình trong buổi công bố “kết luận rà soát thanh tra đất đai Đồng Tâm” vào chiều ngày 25/4 ở Hà Nội - việc mà đã lâu không cơ quan ‘có trách nhiệm’ nào nhắc tới, mà chỉ đùn đẩy trách nhiệm ‘phát ngôn’ cho nhau như tiếng tru ri rỉ trong xó bếp.


Nguyễn Mạnh Hà, quan chức Tổ trưởng Tổ rà soát, thuộc Thanh tra Chính phủ đã dọn đường dư luận khi cho rằng Kết luận Thanh tra về đất đai ở Đồng Tâm của Thanh tra Hà Nội công bố hồi tháng 7 năm 2017 là chính xác; đồng thời xác định khiếu nại của ông Lê Đình Kình cùng người dân Đồng Tâm liên quan diện tích đất nông nghiệp 59 héc-ta ở đồng Sênh là không đúng.


Ngay sau đó, quan chức Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - đứng ra cam kết “tăng cường tuyên truyền để cho người dân hiểu rõ hơn về nguồn gốc và quá trình sử dụng, quản lý đất đai tại sân bay Miếu Môn. Huyện Mỹ Đức và xã Đồng Tâm được giao sớm hoàn thiện 14 phương án bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân đang ở khu vực này”.


Đã rất rõ là những động tác móc ngoéo trước sau của ‘liên minh ma quỷ’ (cụm từ mà bà con Đồng Tâm trực chỉ giới quan tham và nhóm lợi ích) đã âm thầm chuẩn bị phương án ‘cướp sạch’ trong những tháng qua, để nay chính thức đưa lên truyền thông công bố và dọn đường dư luận. Một chiến dịch càn quét lớn sắp bắt đầu.


‘Có đảng là có tất cả’???


Cũng đã rất rõ là trên gương mặt viên cựu công an Nguyễn Đức Chung không còn sót lại chút nào tì vết liêm sỉ cuối cùng mà những người dân còn mơ màng về bản chất chính thể, bản chất quan chức, và cả những người dân có quá ít thông tin thực chất về vụ khủng hoảng Đồng Tâm có thể vin vào đó để ‘thắp sáng hy vọng có đảng là có tất cả’.


‘Có đảng là có tất cả’ đã khiến cho thủ lĩnh phong trào phản kháng Đồng Tâm là ông Lê Đình Kình bị những tên côn đồ mặc sắp phục và quân phục, mang hàm sỹ quan công an và quân đội đạp gãy xương chân, nhưng cho tới nay đã hơn hai năm mà chính quyền vẫn không truy cứu bất kỳ trách nhiệm, càng không phải là trách nhiệm hình sự nào của những kẻ gây tội ác.


Cho tới nay, những người mơ màng chính trị và theo thuyết cải lương nước đôi vụ Đồng Tâm chắc chắn đã phải nhận ra là trong bản cam kết viết tay mà Ủy viên trung ương đảng Nguyễn Đức Chung cắm mặt ký sống và lăn tay trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân Đồng Tâm vào tháng 4 năm 2017, có cam kết về ‘chỉ đạo điều tra xác minh kẻ bắt và gây thương tích cho cụ Lê Đình Kình’. Nhưng cũng như bao lần bọt liếm quanh môi, thói tráo trở đầu môi chót lưỡi luôn là một đặc thù riêng có của chế độ lấy bóc lột và đàn áp dân làm… gốc.


Vì sao Đồng Tâm phải ‘người đổi người’?


Vào năm 2017, bất chấp nhiều phản ứng và bằng chứng được cung cấp bởi người dân Đồng Tâm, cơ quan thanh tra Hà Nội vẫn tung ra bản kết luận thanh tra về “toàn bộ là đất quốc phòng, không có đất nông nghiệp”. Chính bản kết luận thanh tra này đã trở thành cái cớ chủ yếu để một cơ quan “anh em” khác – Cơ quan điều tra của Công an Hà Nội – cấp tập và hung hãn tổ chức một chiến dịch triệu tập, răn đe và cả “khủng bố” đe dọa bắt bớ đối với ít nhất 70 người dân Đồng Tâm, với mục tiêu cuối cùng là người dân nơi đây phải “buông” mục đích đòi lại phần đất chính đáng của họ.


Ở vào thế cùng kiệt về kế sinh nhai lẫn sinh mạng, nông dân chỉ còn biết hành động “người đổi người”: bắt giữ cả một trung đội cảnh sát cơ động cùng một số quan chức vừa công an vừa chính quyền.


Nhưng đừng bao giờ cho rằng những nông dân hiền hòa ở xã Đồng Tâm ấy chỉ chực chờ nổi loạn chống chính quyền, theo cách mà bộ máy tuyên truyền của công an, tuyên giáo và giới dư luận viên mất sạch liêm sỉ luôn chực chờ tung ra.


Thử hỏi khi vùng đất Đồng Tâm đang yên lành, nếu không có chuyện Đỗ Mười - Phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng - ký một quyết định thu hồi hơn 47 ha đất nông nghiệp của nông dân Đồng Tâm từ năm 1980 để “phục vụ dự án an ninh quốc phòng và sân bay Miếu Môn”, làm sao có thể phát sinh hậu quả ghê gớm như ngày hôm nay?


Thử hỏi, nếu không có chuyện chính quyền huyện Mỹ Đức, sau khi nhận lại số đất nông nghiệp trên từ Lữ đoàn 28 của Quân chủng Phòng không - không quân do sân bay Miếu Môn không làm được, nhưng lại nhập nhèm suốt 10 năm từ 2007 đến nay mà không làm quyết định giao đất cho bà con nông dân, trong khi lại xảy ra hàng loạt vụ việc một số quan chức địa phương bảo kê cho người thân chiếm dụng đất và giờ đây còn định để cho Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) “cướp” đất của dân, làm sao bà con nông dân lại phải rồng rắn kéo đoàn khiếu kiện đông người trong ròng rã nhiều năm trời?


Và thử hỏi, nếu không có chuyện giới công an trị sử dụng “biện pháp nghiệp vụ”, mà thực chất là thủ đoạn “điệu hổ ly sơn”, để bắt giữ trái phép một số đại diện của dân xã Đồng Tâm, làm sao người dân xã này lại phải nghĩ đến việc bắt giữ lại các cảnh sát cơ động và quan chức công an để “trao đổi tù binh”?


Bản chất tráo trở, thù vặt và lưu manh


Tháng Tư năm 2017 và như một cách xét lại tháng Tư ‘thống nhất đất nước’ năm 1975, người dân Đồng Tâm đã giành thắng lợi đầu tiên và được xem là chưa từng có trên bình diện chống nạn cướp đất ở Việt Nam.


Sau vụ giáo dân Hà Tĩnh chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Lộc Hà vào tháng 3/2017, vụ nông dân Đồng Tâm đặt dấu ấn trong lịch sử phản kháng chế độ bằng hành động bắt giữ cả một trung đội cảnh sát cơ động cùng một số quan chức vừa công an vừa chính quyền đã chính thức chấm dứt thời hoàng kim công an trị. Khác hẳn với cảnh trước đây công an gần như muốn bắt ai thì bắt và không hề nương tay với dân oan đất đai, bây giờ hầu như toàn miền Bắc, một phần miền Trung và có thể cả một số địa phương ở miền Nam, đều tràn ngập “điểm nóng đất đai” mà có thể phát sinh việc bắt giữ cá nhân công an hay đơn vị công an vào bất kỳ lúc nào nếu bị đàn áp.


Vào ngày thứ 8 của cuộc khủng hoảng mang tên Đồng Tâm – 22 tháng Tư năm 2017, 6 ngàn người dân thượng tôn tinh thần đồng tâm cùng kỷ luật tổ chức cao đến mức kinh ngạc trong đấu tranh phản kháng đã giành được thắng lợi lớn chưa từng có trong lịch sử tranh đấu của dân oan Việt Nam: chính quyền phải cam kết sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm vì tội “bắt giữ người trái pháp luật”.


Nhưng một chính quyền bị xem tráo trở và lưu manh có hệ thống vẫn luôn sở hữu lòng tham vô đáy và nạn thù vặt ti tiện.


Tháng Tư năm 2019, nhà cầm quyền một lần nữa âm mưu cướp sạch 59 ha đất đồng Sênh trên danh nghĩa ‘đất quốc phòng’. Cuộc chiến đấu với cái ác lại bắt đầu sôi sục. Một lần nữa, Đồng Tâm lại tràn ngập mối nguy biến vỗ mặt Bộ Chính trị đảng cho một cơn khủng hoảng, nhưng còn có thể biến thành ‘khủng hoảng máu’ giữa những người dân quyết tử giữ đất trước một chính quyền tham tàn.