Page 1 of 1

Người Việt ở Guam trước mối đe dọa từ Kim Jong Un

PostPosted: Thu Aug 31, 2017 9:40 am
by NewsReporter
VOA - Economy


Người Việt tại đảo Guam không lo lắng lắm trước lời đe dọa tấn công của Bắc Triều Tiên và an tâm rằng chính phủ Mỹ có đủ khả năng bảo vệ cư dân trên đảo.


Dù Bắc Hàn liên tục đe dọa tấn công, các cư dân gốc Việt trên hòn đảo được mệnh danh là thiên đường du lịch vẫn bình thản và họ vẫn duy trì cuộc sống thường nhật.


Bà Jennifer Ada Mai Anh, một doanh nhân trong lĩnh vực địa ốc và bất động sản du lịch tại Guam và cũng là Đại sứ Lưu động của Guam tại Việt Nam cho VOA biết phản ứng của cộng đồng gốc Việt trước các lời đe dọa của Bắc Triều Tiên:


“Tôi có đi thăm hỏi một vài người Việt trong cộng đồng trên đảo Guam phần đông rất an tâm, không sợ hãi. Nhường như người Việt từng trải qua thời gian chiến tranh họ cũng hiểu biết và không lo lắng nhiều. Họ vẫn sống bình thường. Cộng đồng Việt Nam và các cộng đồng khác trên đảo Guam vẫn làm việc, đi học như thường lệ. Không có gì quá sợ hãi.”



Truyền thông Bắc Triều Tiên hôm 30/8 dẫn lời lãnh tụ Kim Jong Un rằng cuộc phóng thử tên lửa Hwasong-12 ngày 29/8 bay qua Nhật Bản nhằm trả đũa các cuộc tập trận quân sự Mỹ - Hàn Quốc, đồng thời nói rằng đây được xem là bước đi đầu tiên trong hành động quân sự để "kiềm tỏa" đảo Guam, một lãnh thổ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.


Nằm cách thủ đô Washington 19 giờ bay nhưng chỉ cách thủ đô Bình Nhưỡng của Bắc Triều Tiên chỉ khoảng 4 giờ bay, đảo Guam là lãnh thổ thuộc Mỹ gần Bắc Triều Tiên nhất. Trong thời gian vừa qua, điểm đến du lịch tại Tây Thái Bình Dương bỗng trở thành tâm điểm của những trận đấu khẩu giữa Tổng thống Donald Trump và lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un.





Trước đây Bắc Hàn cũng đe dọa rồi, nhưng lần này thì hơn sợ vì họ đưa ra chi tiết rõ ràng hơn. Và ông Trump cũng hăm dọa lại nữa. Hai bên cùng nóng tính lên mà thọt nhau thì hơi mệt à – Guam thì lại ở chính giữa.






Bà Trang Nguyễn, một cư dân sống lâu năm trên đảo, nói rằng lời đe đọa gần nhất của Bắc Hàn làm bản thân bà thấy lo sợ, nhất là khi ông Donald Trump và ông Kim Jong Un cùng đấu khẩu:


“Trước đây Bắc Hàn cũng đe dọa rồi, nhưng lần này thì hơn sợ vì họ đưa ra chi tiết rõ ràng hơn. Và ông Trump cũng hăm dọa lại nữa. Hai bên cùng nóng tính lên mà thọt nhau thì hơi mệt à – Guam thì lại ở chính giữa.”


Đây không phải lần đầu tiên Guam bị đe dọa tấn công. Trước đó vào năm 2013, khi Hàn Quốc đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai Hệ thống Phòng thủ Tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (còn gọi là THAAD), thì Bắc Triều Tiên đã dọa tấn công lên hòn đảo xinh đẹp này.


Cũng trong tháng này, Bắc Triều Tiên tuyên bố, theo kế hoạch, bốn tên lửa Hwasong-12 sẽ bay qua các tỉnh Shimane, Hiroshima và Koichi của Nhật, bắn trúng vào vùng biển cách đảo Guam khoảng 30 - 40km. Theo phát ngôn viên cơ quan an ninh nội địa Guam Jenna Gaminde, nếu Bắc Triều Tiên phóng tên lửa tới Guam, thì nó chỉ mất 14 phút là chạm tới hòn đảo này.


Mặc dù bị Bắc Triều Tiên liên tục đe doa, nhưng hòn đảo du lịch này vẫn thu hút du khách. Mỗi ngày, sân bay quốc tế Guam vẫn nhộn nhịp đón khoảng 10.000 - 15.000 khách, theo Reuters.



Là chủ một nhà hàng Việt Nam trên đảo hơn 15 năm qua, bà Trang Trương chia sẻ rằng lượng khách vào quán của bà cũng không có dấu hiệu giảm sút, và du khách quốc tế vẫn kéo đến hòn đảo nơi có nhiều có bãi cát tuyệt đẹp:


“Sức mua của khách vẫn không thấy xuống. Khách cũng đi ăn, đi tắm biển bình thường, đa số là người địa phương, người Mỹ, người Phi, Đại Hàn, Nhật…”


Bà Trang Nguyễn cũng an tâm phần nào vì có chính phủ Mỹ bảo vệ cư dân trên đảo:


“Tôi cũng tiếp xúc với một số người Việt trong cộng đồng ở đây, họ cũng lo sợ một phần nhưng người ta cũng tin tưởng về sự bảo vệ của chính phủ Mỹ. Người dân cũng yên tâm vì có Mỹ bảo vệ Guam.”


Tuy nhiên, một vài người cũng sợ, lo lắng cho tương lai của con cái hay công ăn việc làm sau này.


Các cư dân luôn cầu nguyện để hòn đảo được an lành. Bà Jennifer chia sẻ: “Người đải Guam rất sung đạo, phần đông là theo đạo Công giáo. Họ thường cầu nguyện và đọc kinh, cầu mong sự an bình cho đảo Guam.”





An cư lạc nghiệp hết ở đây nên họ không muốn đi đâu cả. Ở đây có căn cứ quân sự Mỹ rất lớn, có trang bị hệ thống lá chắn THAAD nên họ cũng an tâm. Hằng ngày thống đốc Guam thông báo cho người dân rằng nếu có trường hợp tấn công xảy ra thì nên làm những việc gì. Chẳng hạn như phải ở trong nhà hay khi có điều lệnh thì các trại lính sẽ báo động để người dân di chuyển đến những căn cứ chắc chắn hơn.






Bà Jennifer nói vì gần 200 cư dân gốc Việt đã bám trụ tại đảo Guam nhiều năm qua nên họ không có ý định dời cư. Hơn nữa, đảo Guam là nơi đặt trụ sở hai căn cứ quân sự chiến lược của Hoa Kỳ nên người dân rất an tâm.


Bà nói thêm: “An cư lạc nghiệp hết ở đây nên họ không muốn đi đâu cả. Ở đây có căn cứ quân sự Mỹ rất lớn, có trang bị hệ thống lá chắn THAAD nên họ cũng an tâm. Hằng ngày thống đốc Guam thông báo cho người dân rằng nếu có trường hợp tấn công xảy ra thì nên làm những việc gì. Chẳng hạn như phải ở trong nhà hay khi có điều lệnh thì các trại lính sẽ báo động để người dân di chuyển đến những căn cứ chắc chắn hơn.”


Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters, Thống đốc Guam Eddie Calvo nói: "Chúng tôi lo ngại về những lời đe dọa nhưng chúng tôi cũng muốn đảm bảo rằng mọi người không hoảng loạn và tiếp tục cuộc sống của họ."


Trong một cuộc điện đàm với ông Eddie Calvo vào giữa tháng này, Tổng thống Trump nói rằng những lời đe dọa của Bắc Hàn chỉ làm cho ngành du dịch của đảo Guam tăng doanh thu lên gấp 10 mà không tốn tiền quảng bá.


Theo AP, các quan chức đảo Guam hôm 30/8 tuyên bố mức độ đe dọa đối với hòn đảo không thay đổi và người dân trên lãnh thổ thuộc Mỹ này vẫn an toàn sau khi Bắc Triều Tiên phóng thử một tên lửa đạn đạo bay qua Nhật Bản và rơi xuống khu vực phía bắc Thái Bình Dương.