Alibaba, Tencent cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng truy

PostThu May 05, 2016 6:14 am

VOA - Economy

Nhân viên ngân hàng ICBC đếm tiền tại chi nhánh ở Bắc Kinh, ngày 13/4/2016.

Các công ty tài chính trực tuyến của Trung Quốc, trong đó có Alibaba và Tencent, đang cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng truyền thống đang tìm cách thích nghi với thị trường mới.


Các công ty trực tuyến đã cho vay những khoản tiền đáng kể mà họ kiếm được từ các thị trường chứng khoán Hồng Kông và New York. Nhưng các ngân hàng truyền thống đang tranh giành khách hàng bằng cách chuyển 80% thương vụ bán lẻ của họ qua các sàn giao dịch trực tuyến của họ.


Năm 2015, các công ty trực tuyến đã cho khách hàng vay hơn 150 tỷ đôla, khoản tiền cực nhỏ so với các khoản vay lớn hơn nhiều của các ngân hàng thương mại hồi năm ngoái.


Ông Oliver Rui, giáo sư tài chánh và kế toán tại Trường Kinh doanh Quốc tế Trung Quốc – Châu Âu nói: “Các ngân hàng truyền thống không phải là những con khủng long đang chờ chết. Chỉ có chưa tới 1% dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Trung Quốc được thực hiện bởi các công ty công nghệ tài chính dựa vào internet trong năm 2015. Các ngân hàng thương mại đã thực hiện rất tốt việc thích nghi với các công nghệ mới”.


Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích sự phát triển công nghiệp tài chính trực tuyến bằng nhiều cách khác nhau, khiến các công ty không có nền tảng về kinh doanh tài chính mọc lên như nấm.


Mục tiêu của chính phủ vẫn là thúc đẩy các ngân hàng thương mại đến chỗ phải thực hiện các cải cách theo định hướng thị trường, giảm các chi phí giao dịch cao và đa dạng hóa các loại sản phẩm dành cho khách hàng.


Các chi phí giao dịch ngân hàng trên phương tiện di động chỉ thấp khoảng 8 xu cho mỗi giao dịch, so với 4 đôla cho các hoạt động tại các chi nhánh ngân hàng, theo công ty Guotai Junan Securities. Công ty này nói chỉ mất có 17 xu cho dịch vụ ngân hàng trực tuyến và 85 xu khi sử dụng máy ATM của các ngân hàng.


Ông Rui nói: “Các biện pháp kiểm soát giám sát các ngân hàng rất nghiêm khắc. Chính phủ đã tương đối dễ dãi với các công ty tài chính trên Internet”.


Sự tăng trưởng của các công ty được gọi là công nghệ tài chính đã đẩy các ngân hàng truyền thống đến chỗ phải giũ bỏ bề ngoài tự mãn của mình và bắt đầu đưa công nghệ vào việc kinh doanh tài chính.


Các doanh nghiệp mạng ngang hàng (P2P), là các dịch vụ trực tuyến trực tiếp kết hợp người cho vay với người mượn tiền, đã chứng kiến những khoản gian lận bất ngờ, gây thất thoát nghiêm trọng cho hàng triệu nhà đầu tư Trung Quốc đã bỏ tiền vào các liên doanh. Theo ông Rui, khoảng một phần tư trong số 4.000 công ty P2P ở Trung Quốc đã đóng cửa vì gian lận, và 1.500 công ty khác đã bị đưa vào “danh sách theo dõi” vì các giao dịch khả nghi.


Bất chấp tình trạng gian lận liên tục, doanh nghiệp P2P vẫn tiếp tục phát triển. Mức tăng trưởng đạt 205% từ giữa năm 2014 đến năm 2016, dừng ở mức nửa tỷ đôla, theo số liệu của CEIBS. Gọi vốn cộng đồng, một hình thức khác của việc kinh doanh công nghệ tài chính, có mức tăng trưởng 429% trong vòng một năm, từ năm 2014 đến năm 2015.


Các hình thức khác của các công ty công nghệ tài chính dựa vào Internet, kể cả những công ty cho vay để mua sắm, cũng có mức tăng trưởng cực kỳ lớn, mặc dù chưa sánh kịp với các ngân hàng truyền thống về quy mô doanh nghiệp.


Bà Lưu Vân Anh, một nhà phân tích của công ty tư vấn tài chính Z-Ben Advisors ở Thượng Hải cho biết: “Các công ty bán các sản phẩm tài chính thông qua việc sử dụng các sàn giao dịch trực tuyến và di động đã ghi nhận sự tăng trưởng tột bậc trong những năm gần đây. Việc bán quỹ hỗ tương thông qua các sàn giao dịch này đã tăng gần gấp đôi trong năm 2015”. Bà Lưu nói tiếp:


“Nhưng chúng ta có thể thấy tình huống có thể thay đổi trong tương lai. Việc phân phối trực tuyến và di động sẽ đóng một vai trò lớn hơn nhiều trong thị trường bán lẻ, trong khi các ngân hàng sẽ tập trung hơn vào các nhà đầu tư chính thức và các cá nhân có tài sản lớn.”


Một lý do quan trọng vì sao các sàn giao dịch tài chính trực tuyến phát triển một cách nhanh chóng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp rất nhiều khó khăn trong việc vay tiền của các ngân hàng truyền thống vốn có những tập hợp quy định và điều kiện gay gắt. Một nghiên cứu cho thấy chỉ có 11,9% các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận được các khoản vay từ ngân hàng truyền thống. Các doanh nghiệp này lệ thuộc nặng nề vào các ngân hàng bí mật trước khi có sự ra đời của các công ty tài chính trực tuyến.


NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Kinh Tế

Who is online

Users browsing this forum: No registered users and 832 guests

cron