Tranh cãi ở Úc về khả năng đưa tàu chiến tới Biển Đông
Cựu ngoại trưởng Australia Bob Carr cho rằng việc triển khai tàu chiến tới biển Đông là "chiến lược mạo hiểm".
Phát ngôn viên về quốc phòng của đảng Lao động Úc Stephen Conroy đã kêu gọi Chính phủ liên bang tiến hành chiến dịch tự do hoạt động hàng hải xung quanh vùng lãnh thổ tranh chấp trong khu vực.
Căng thẳng đang gia tăng tại khu vực giàu tài nguyên đang trong vòng tranh chấp giữa các quốc gia Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei.
Hoa Kỳ đã tiến hành hoạt động thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông, làm Bắc Kinh nổi giận, và Mỹ cũng kêu gọi Úc làm điều tương tự. Tuy nhiên, cựu chính trị gia Australia Bob Carr nói trong chương trình Lateline của đài ABC rằng đó là một chiến lược mạo hiểm.
Ông Carr đặt câu hỏi: “Chúng ta có muốn là bạn bè, đối tác hoặc đồng minh duy nhất của Mỹ để được đeo huy hiệu phó cảnh sát trưởng lấp lánh trong ánh mặt trời và tham gia các hoạt động tuần tra này?"
Ông Carr hỏi tiếp: “Giả sử rằng chúng ta tự tuần tra riêng hoặc theo tàu chiến Hoa Kỳ trong phạm vi 12 hải lý xung quanh một trong những công trình hoặc đảo nhân tạo mà Trung Quốc có thể đã kiểm soát trong 40 năm qua, thì tiếp theo là gì? Chúng ta sẽ làm gì tiếp theo và nếu Trung Quốc xem đó như là một cơ hội quân sự hóa xa hơn, và đó là điều đáng tiếc, thì sau đó chúng ta sẽ làm gì?”
Nhà phân tích quốc phòng Catherine McGregor cũng đồng ý với cựu chính trị gia Bob Carr. Cô nói: “Tôi không nghĩ rằng hành động đơn phương trái với luật lệ không cần Australia phải hành động vì Úc không phải là bên trong việc tranh chấp này”.
Trong lúc đó, thượng nghị sĩ Conroy nói trong chương trình Lateline rằng Úc nên gửi tàu chiến đến phạm vi 12 hải lý của các đảo tranh chấp.
Ông Conroy nói: “Tôi nghĩ rằng mọi người đang nhìn thấy hành vi rất hiếu chiến từ Trung Quốc – triển khai máy bay quân sự, đội tên lửa, không có sự giải thích, không phù hợp với các tuyên bố trước đây nói rằng họ sẽ không chấp thuận hệ thống luật lệ quốc tế".
“Tôi nghĩ rằng tất cả các yêu cầu Úc cứng rắn nhằm hỗ trợ hệ thống luật pháp quốc tế bằng cách thực hiện các hoạt động. Bà Julie Bishop từng phát biểu rằng Trung Quốc không tôn trọng kẻ yếu và tôi nghĩ chính phủ này đã không lắng nghe ý kiến của bà".
Tuần trước, cựu Thủ tướng Tony Abbott cũng kêu gọi Úc “chuẩn bị thực thi quyền tự do hàng hải” ở Biển Đông, trong khi chỉ trích Bắc Kinh đã không chia sẻ các “giá trị” giống như Úc.
Trung Quốc sẽ tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc thường niên vào cuối tuần này, với các quan chức dự kiến sẽ phê chuẩn một số quyết định của chính phủ bao gồm cả việc gia tăng ngân sách quân sự lớn nhất trong vòng gần một thập kỷ.
Đơn vị hưởng lợi dự kiến sẽ là lực lượng hải quân Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng và năng lực quân sự của Úc cũng đang được xem xét kỹ lưỡng sau khi bị rò rỉ tài liệu mật đề nghị Chính phủ của ông Turnbull trì hoãn triển khai các đội tàu ngầm tiếp theo.
Theo báo Úc, các tài liệu rò rỉ bị cáo buộc tiết lộ thủ tướng Malcolm Turnbull có kế hoạch cung cấp các hạm đội tàu ngầm kế tiếp vào những năm 2030, gần một thập kỷ sau khi ông Abbott đã lên kế hoạch.
Bài báo trích lời ông Abbott nói rằng, ông đã “sửng sốt” bởi quyết định này. Ông Abbott đã đưa ra một tuyên bố phủ nhận bất kỳ sự can dự nào trong việc tiết lộ các tài liệu.
Trước đó, một giới chức quân sự cao cấp nhất của Mỹ kêu gọi Úc hãy tiếp bước với Hoa Kỳ để tiến hành những hoạt động hải quân nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của các đảo đang tranh chấp trong Biển Đông.
Phát biểu với các nhà báo ở thành phố Sydney, Tư lệnh Hạm đội 7 của hải quân Hoa Kỳ Phó Đô Đốc Joseph Aucoin nói, việc Úc và các nước khác điều tàu chiến tuần tra các vùng biển nằm trong phạm vi 12 hải lý cách các đảo đang tranh chấp ‘sẽ phục vụ các lợi ích tốt nhất của khu vực’.
Theo ABC, VOA