Nữ du hành vũ trụ Jemison: 'Khoa học không chỉ cho người có

PostTue Dec 29, 2015 5:35 pm

VOA - Economy

(Ảnh tư liệu) - Bà Mae Jemison (phải), xuất hiện tại một diễn đàn ở Tòa Bạch Ốc vào tháng 6/2012, để cổ xúy cho việc phổ cập khoa học.

Vào tháng 9 năm 1992, trên chiếc tàu Endeavour của Hoa Kỳ, tiến sĩ Mae Jemison trở thành người phụ nữ gốc Phi đầu tiên đặt chân vào vũ trụ. Ngày nay, bà là người dẫn đầu một nỗ lực nhằm phát triển phương tiện cho con người có thể du hành ra cả bên ngoài thái dương hệ và cùng lúc làm việc với các trường học để cải thiện giáo dục các môn khoa học.


Nữ du hành vũ trụ Jemison: 'Khoa học không chỉ cho người có năng khiếu'





Nữ du hành vũ trụ Jemison: 'Khoa học không chỉ cho người có năng khiếu'i








|| 0:00:00

...  
 

 






Kể từ khi rời khỏi doanh nghiệp du hành vũ trụ vào năm 1994, tiến sĩ Mae Jemison đã bắt đầu cổ xúy cho việc phổ cập khoa học, một sự hiểu biết cơ bản về phương pháp khoa học cũng như việc ứng dụng các nguyên tắc khoa học. Bà phản đối quan điểm cho rằng khoa học chỉ dành cho những người có năng khiếu. Quan điểm của bà là thế giới cần phổ cập khoa học rộng rãi để có thể đối mặt với những thách thức phía trước. Bà nói:


“Điều mà chúng ta phải tìm hiểu đó là chúng ta phải đưa thêm nhiều người đến với khoa học như thế nào, làm cách nào có thể hỗ trợ cho họ, chúng ta phải làm sao mới giúp tất cả mọi người có thể phát huy tối đa tài năng, khả năng tuyệt vời nhất của họ?”


Bà Jemison là một người ủng hộ việc phổ cập khoa học toàn quốc cho Tập đoàn Bayer, đơn vị phát triển một chương trình thông qua dự án của họ có tên gọi Making Science Make Sense, tạm hiểu là dự án Làm Khoa học trở nên Hợp lý. Bà Jemison cho biết:


“Phần quan trọng trong việc giáo dục về khoa học đó là kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề, và đó là phần mà chúng tôi tập trung vào. Chúng tôi đã lập ra một chương trình mới lạ sử dụng hệ phương pháp khám phá dạy mọi người cách định nghĩa các vấn đề, cách hiểu được các vấn đề là gì và sau đó sẽ phải làm gì để giải quyết chúng.”


Một phần chủ chốt trong mô hình của chương trình đó là các giáo viên cần học cách trở thành người hướng dẫn thay vì là người giảng giải. Bà Jemison đưa ra một ví dụ, đó là một chương trình khác của tập đoàn Bayer được biết với tên gọi ASSET, trong đó học sinh sẽ tự mình thực hiện những công việc yêu cầu nhiều loại hình thí nghiệm và nhiệm vụ. Bà giải thích:


“Nó dạy lũ trẻ về điện bằng cách tự lắp điện cho một chiếc đèn pin; nó còn dạy chúng về côn trùng và biến hóa bằng việc cho học sinh tự nuôi bướm. Những học sinh tham gia vào chương trình ASSET không chỉ tiến bộ về mặt điểm số trong các môn khoa học mà điểm đọc của chúng cũng cải thiện hơn rất nhiều.”


Bà Jemison là người đứng đầu một sáng kiến phi lợi nhuận có tên 100 Year Starship, tạm dịch: Tàu vũ trụ 100 năm, với mục đích cổ xúy cho mục tiêu của con người là du hành tới một thái dương hệ khác trong vòng 100 năm tới. Bà coi cuộc phiêu lưu đó là một định mệnh:


“Chúng ta có ở nguyên cùng một chỗ mà chúng ta ở bây giờ không? Chúng ta có mặc nhiên cho rằng nhân loại sẽ mãi mãi ở trên hành tinh này không hay là chúng ta còn nghĩ tới việc phải đi xa hơn nữa và phát triển thêm?”


Bà Jemison lưu ý rằng có nhiều công việc quan trọng liên quan tới du hành vũ trụ cần tới những kỹ thuật viên và công nhân có tay nghề mà không cần phải có bằng đại học. Bà nghĩ rằng có nhiều học sinh sẽ được hưởng lợi từ những đợt huấn luyện kỹ thuật ngắn hạn.


Bà nhắc tới thành công của một chương trình ở California đưa những học sinh có nguy cơ bỏ học trung học vào một chương trình đặc biệt bao gồm việc thực tập tại những phòng thí nghiệm và nhà máy:


“Một trong những học sinh đã nói với một điều gì đó đã để lại ấn tượng sâu sắc cho tôi. Cô ấy kể rằng khi cô ấy là một thực tập sinh, một phần công việc của cô ấy là đem một số sản phẩm mà cô ấy đang làm từ nơi này sang nơi khác và chúng buộc phải được giữ lạnh. Lúc đó cô ấy nhận ra rằng dây chuyền làm lạnh là có thật và cô ấy đồng thời cũng nhận ra rằng mọi người thực sự tin tưởng cô ấy và cần cô ấy làm đúng phần việc của mình; và điều đó đã tạo ra một sự khác biệt cho cô ấy.”


Bà Jemison nói rằng bà tin là những người như vậy có thể đóng một vai trò quan trọng trong khi con người phải đối mặt với những vấn đề như biến đổi khí hậu và từ đó tìm kiếm những phương tiện có thể giúp nhân loại tiến xa ra ngoài Trái đất, có thể là, trong một ngày nào đó, tới một hành tinh mới cách xa ngôi nhà chung của chúng ta hiện giờ.




NewsReporter
 
Posts: 88122
Joined: 05/16/2011

Return to Kinh Tế

Who is online

Users browsing this forum: Google [Bot] and 835 guests

cron