Page 1 of 1

Mỹ, Afghanistan vẫn nghi ngờ quyết tâm chống khủng bố của Pa

PostPosted: Tue Sep 01, 2015 6:24 am
by NewsReporter
VOA - Economy

Các phần tử nổi dậy bị nghi ngờ là từ mạng lưới Haqqani bị bắt giữ và đưa ra trước giới truyền thông tại Trụ sở của Tổng cục An ninh Afghanistan (NDS) ở Kabul. Mạng lưới Haqaani là một trong những nhóm hiếu chiến nguy hiểm nhất của phe Taliban ở Afghanistan.

Bộ Ngoại giao Mỹ mới đây đã đưa tên của Abdul Aziz Haqqani vào danh sách đặc biệt của những phần tử khủng bố toàn cầu. Aziz Haqqani là một thành viên cao cấp của mạng lưới Haqqani và là em của Sirajuddin Haqqani, thủ lãnh của mạng lưới khủng bố này. Theo tường thuật của thông tín viên Hasib Danish Alikozai của đài VOA, nhiều giới chức Mỹ và Afghanistan không ngớt chỉ trích Pakistan về việc mà họ cho là không hành động để chống lại mạng lưới này.


Tên của Aziz Haqqani bị đưa vào danh sách khủng bố toàn cầu trong lúc Quốc hội Mỹ đang thảo luận về việc không cung cấp cho Pakistan khoản tiền chót trong chương trình viện trợ hàng năm trị giá 1 tỉ đô la trong khuôn khổ của Ngân quỹ Hỗ trợ Liên minh (CSF). Tuy phần lớn khoản tiền của năm 2015 đã được thanh toán, khoản tiền chót ước chừng 300 triệu đô la có thể bị đình chỉ vì Islamabad không làm đủ để chống lại mạng lưới Haqqani, một tổ chức khủng bố được cho là đang đặt sào huyệt ở Pakistan.


Vấn đề mạng lưới Haqqani đã nằm cao trong chương trình nghị sự của Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice khi bà gặp gỡ giới lãnh đạo quân sự và dân sự của Pakistan tại Islamabad trong chuyến công du hồi đầu tuần này.


Nhiều giới chức Mỹ và Afghanistan đã nhiều lần chỉ trích Pakistan không hành động để chống lại mạng lưới Haqqani. Cựu Chủ tịch Ban tham mưu liên quân Hoa Kỳ, Đô đốc Mike Mullen, còn gọi mạng lưới Haqqani là “một cánh tay có thể chứng thực” của cơ quan tình báo ISI của Pakistan.


Ông Anthony Cordesman, một chuyên gia an ninh của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, cho biết Hoa Kỳ tin rằng Pakistan đã dùng những thành phần phi nhà nước để phục vụ cho mục tiêu của họ là chống lại Ấn Độ và họ đã lợi dụng những phần tử nổi dậy Afghanistan để tìm cách tranh giành ảnh hưởng ở Afghanistan hoặc kiểm soát nước láng giềng này với một mức độ nào đó. Ông nói “Hoa Kỳ không nhận thấy Pakistan có quyết tâm trấn áp những phần tử khủng bố, ngay cả sau khi xảy ra vụ tấn công khủng khiếp nhắm vào một trường học của quân đội.”


Cựu Đại sứ Pakistan tại Mỹ, ông Hussain Haqqani, tán đồng nhận định của ông Cordesman là Pakistan lợi dụng những thành phần phi nhà nước để phục vụ cho quyền lợi của mình trong khu vực. “Pakistan chưa làm đủ để chống khủng bố, nhất là đối với những kẻ tấn công bên trong Afghanistan và những kẻ tấn công bên trong Ấn Độ,” ông nói.



Pakistan nói chiến dịch quân sự ở Bắc Waziristan đã tấn công tất cả các phần tử hiếu chiến, bất kể những kẻ đó thuộc phe nào.Pakistan nói chiến dịch quân sự ở Bắc Waziristan đã tấn công tất cả các phần tử hiếu chiến, bất kể những kẻ đó thuộc phe nào.


x

Pakistan nói chiến dịch quân sự ở Bắc Waziristan đã tấn công tất cả các phần tử hiếu chiến, bất kể những kẻ đó thuộc phe nào.

Pakistan nói chiến dịch quân sự ở Bắc Waziristan đã tấn công tất cả các phần tử hiếu chiến, bất kể những kẻ đó thuộc phe nào.


Tuy nhiên, Pakistan nhất mực cho rằng họ là một đối tác mạnh mẽ trong cuộc chiến chống khủng bố và đã làm tất cả những gì có thể làm để chống lại chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa khủng bố trên lãnh thổ của mình. Pakistan nói rằng chiến dịch quân sự của họ ở Bắc Waziristan đã tấn công tất cả các phần tử hiếu chiến, bất kể những kẻ đó thuộc phe nào.


Mạng lưới Haqaani là một trong những nhóm hiếu chiến nguy hiểm nhất của phe Taliban ở Afghanistan.


Ông Sartaj Aziz, người làm cố vấn cho thủ tướng của Pakistan về các vấn đề ngoại giao, cho biết hầu hết các cơ sở của mạng lưới Haqqani đã bị phá huỷ bởi cuộc hành quân bắt đầu ở Bắc Waziristan hồi năm ngoái.


“Cơ sở hạ tầng của mạng lưới Haqqani ở Bắc Waziristan, bao gồm những xưởng chế bom và một số những năng lực khác như thông tin liên lạc, đã bị phá huỷ. Cho nên những gì còn sót lại ở đây là rất hạn chế đối với năng lực mà họ có ở Afghanistan,” ông Aziz nói.


Ông còn cho biết “Đánh giá của chúng tôi là năng lực của họ ở Afghanistan lớn hơn nhiều, có lẽ vào khoảng 80 tới 90%, so với năng lực của họ ở đây và những gì con sót lại ở đây đang bị tiêu diệt dần bởi các cuộc hành quân của chúng tôi.”


Một cảm giác lạc quan đã được tạo ra ở Kabul trước đây trong năm nay, khi Pakistan đứng ra tổ chức vòng đàm phán chính thức đầu tiên giữa phe Taliban và chính phủ Afghanistan tại một khu du lịch gần thủ đô Islamabad. Nhiều nhà phân tích xem cuộc đàm phán đó là một sự đột phá quan trọng trong một tiến trình đã bị bế tắc từ nhiều năm nay.


Các giới chức Afghanistan từng hy vọng có thể điều đình với phe Taliban về một cuộc ngưng bắn. Tuy nhiên, tất cả những hy vọng đó dường như đã tan vỡ vì một loạt những vụ tấn công gây nhiều chết chóc ở thủ đô Kabul và trên khắp nước trong vài tháng qua.


Tuy Islamabad lên án những vụ tấn công ở Kabul, Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani đã chỉ trích Pakistan và nói rằng “chúng tôi hy vọng có được hoà bình, nhưng chúng tôi lại nhận một thông điệp chiến tranh từ nước láng giềng.” Ông nói thêm rằng “những nhân viên lãnh đạo then chốt và các viên chỉ huy của Talibanvẫn còn sinh sống bên trong Pakistan.”


Hiện chưa rõ vòng hoà đàm thứ nhì sẽ diễn ra ở đâu và vào lúc nào. Nhưng hôm thứ hai (31 tháng 8) phát ngôn viên Javed Faisal của Tổng Quản trị viên Afghanistan Abdullah Abduallah nói với đài VOA rằng Pakistan sẽ không là một phần của tiến trình hoà bình khi tiến trình này khởi động lại. Ông Faisal nói “Chúng tôi không trông mong gì từ Pakistan. Chúng tôi cũng chẳng muốn Pakistan làm trung gian điều giải giữa chính phủ Afghanistan và phe Taliban.”