Page 1 of 1

Nam, Bắc Triều Tiên đạt thỏa thuận cho vụ đối đầu mới nhất

PostPosted: Mon Aug 24, 2015 12:48 pm
by NewsReporter
VOA - Economy

Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Nam Triều Tiên, Kim Kwan-Jin (phải), họp với phụ tá của lãnh tụ Bắc Triều Tiên tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm, 22/8/2015.

Hai miền Triều Tiên sáng sớm thứ ba (giờ địa phương) đạt một thỏa thuận xoa dịu cuộc đối đầu mới nhất trên bán đảo Triều Tiên sau ba ngày đàm phán căng thẳng.


Chưa có báo cáo tức thời về chi tiết thỏa thuận, nhưng hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc cho hay Bình Nhưỡng lên tiếng bày tỏ ‘hối tiếc’ về các hành động khiêu khích gần đây và miền nam đồng ý có điều kiện chấm dứt việc dùng loa phóng thanh phát các chương trình tuyên truyền xuyên biên giới vào lãnh thổ miền Bắc.


Dinh Tổng thống ở Seoul cho biết thương thuyết gia hàng đầu của Hàn Quốc, cố vấn an ninh quốc gia Kim Kwan-Jin sẽ sớm ra thông báo.


Trước đó hôm thứ hai, Tổng thống Park đã yêu cầu một lời xin lỗi từ nước láng giềng cộng sản vì trước đó trong tháng Bình Nhưỡng đã cài mìn bẫy gây thương tật cho 2 lính biên phòng Hàn Quốc.


Seoul khẳng định sẽ không ngưng các chương trình tuyên truyền qua loa phóng thanh tại biên giới hai miền Nam-Bắc nếu Bắc Triều Tiên không chịu xin lỗi. Bình Nhưỡng phủ nhận trách nhiệm về vụ việc.


"Chúng tôi cần một lời xin lỗi rõ ràng và các biện pháp ngăn chặn tái diễn các hành động khiêu khích và tình trạng căng thẳng này,’ Tổng thống Park nhấn mạnh tại cuộc họp với các phụ tá hàng đầu. Bà nói ‘Bằng không, chính phủ Seoul sẽ có các bước tương ứng và sẽ tiếp tục các chương trình phát thanh qua loa phóng thanh."



Binh sĩ Hàn Quốc đứng canh phía sau chướng ngại vật trên chiếc cầu dẫn đến vùng phi quân sự, gần làng biên giới Bản Môn Điếm.Binh sĩ Hàn Quốc đứng canh phía sau chướng ngại vật trên chiếc cầu dẫn đến vùng phi quân sự, gần làng biên giới Bản Môn Điếm.


x

Binh sĩ Hàn Quốc đứng canh phía sau chướng ngại vật trên chiếc cầu dẫn đến vùng phi quân sự, gần làng biên giới Bản Môn Điếm.

Binh sĩ Hàn Quốc đứng canh phía sau chướng ngại vật trên chiếc cầu dẫn đến vùng phi quân sự, gần làng biên giới Bản Môn Điếm.


Các cuộc đàm phán khẩn tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm ở biên giới liên Triều khởi sự hôm thứ bảy ngay sau khi đáo hạn thời hạn chót mà Bình Nhưỡng đề ra yêu cầu Seoul hoặc là ngưng các chương trình phát thanh qua biên giới vào miền Bắc hoặc phải đối mặt với các cuộc tấn công quân sự.


Các cuộc đàm phán tiếp diễn trong ba ngày mà không có bất kỳ dấu hiệu tiến bộ nào. Mỗi bên cử một giới chức quân sự và một nhà ngoại giao cấp cao làm đại diện thương thuyết.

 

Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon, người từng là Ngoại trưởng Hàn Quốc, kêu gọi đôi bên "nhân đôi" các nỗ lực để đạt sự thỏa hiệp.

 

Dù các quan chức không có bình luận nào công khai ngoài lời nhận xét rằng các cuộc thương lượng rất "căng thẳng", dường như không bên nào sẵn sàng thỏa hiệp trong những đòi hỏi công khai của mình hầu kết thúc cuộc khủng hoảng hiện nay.


Sau khi cáo buộc Bình Nhưỡng gài mìn trong khu phi quân sự vùng biên giới bên phần lãnh thổ của Hàn Quốc làm 2 binh sĩ Hàn Quốc bị thương, Seoul gần đây cho tái tục các chương trình phát thanh xuyên biên giới với nội dung tuyên truyền chống Bình Nhưỡng. Đây là lần đầu tiên trong hơn 10 năm việc này được lặp lại.


Tuần trước, tin cho hay hai miền Triều Tiên bắn pháo qua lại trong vùng phi quân sự gần cột tháp loa phóng thanh.


Miền Bắc phủ nhận liên can tới những việc này và yêu cầu chấm dứt các chương trình phát thanh xuyên biên giới, gọi đó là chiến tranh tâm lý.


Sẵn sàng chiến tranh  



Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã tuyên bố “tình trạng tương tự như chiến tranhLãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã tuyên bố “tình trạng tương tự như chiến tranh" hôm 21/8.


x

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã tuyên bố “tình trạng tương tự như chiến tranh

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã tuyên bố “tình trạng tương tự như chiến tranh" hôm 21/8.


Tuần trước, lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố “tình trạng tương tự như chiến tranh.” Sau đó đôi bên đã điều động binh sĩ và khí tài quân sự để tăng cường tình trạng sẵn sàng ứng chiến và chuẩn bị cho một cuộc đối đầu có thể xảy ra.


Hàn Quốc báo cáo lính và tàu ngầm của Bắc Triều Tiên di chuyển bất thường ở miền Bắc. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nói Bình Nhưỡng đã dời 70% tàu ngầm của họ ra khỏi căn cứ và những chiếc tàu đó bây giờ không biết ở đâu. Hôm qua, một người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tuyên bố diễn tiến này ‘trước đây chưa từng có.’


Hàn Quốc cũng cho biết Bắc Triều Tiên đã tăng gấp đôi lực lượng pháo binh tại vùng biên giới giáp với miền Nam.


Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, Kim Min Soek, hôm thứ hai tỏ ý cho thấy Seoul và Hoa Kỳ có thể xét tới chuyện đưa thêm tới Nam Triều Tiên những nguồn lực quân sự của Mỹ đang có sẵn tại những nơi khác trong khu vực.


Ông nói: "Hàn Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục theo dõi tình hình khủng hoảng ở bán đảo Triều Tiên và có thể xem xét tới thời điểm triển khai những nguồn lực quân sự chiến lược của Mỹ."


Hoa Kỳ có hơn 28.000 binh sĩ trú đóng ở Hàn Quốc và đang tiến hành những cuộc tập trận chung hàng năm với quân đội nước này.


Bắc Triều Tiên lên án những cuộc diễn tập đó là những cuộc tập dượt để chuẩn bị xâm lăng miền Bắc.


Thứ bảy vừa qua, 8 chiếc chiến đấu cơ phản lực của Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc không kích mô phỏng trên lãnh thổ của Hàn Quốc như một động thái phô diễn sức mạnh trước những lời đe dọa của Bắc Triều Tiên.


Trò chơi nguy hiểm



Bình Nhưỡng yêu cầu Seoul hoặc là ngưng các chương trình phát thanh qua biên giới vào miền Bắc hoặc phải đối mặt với các cuộc tấn công quân sự.Bình Nhưỡng yêu cầu Seoul hoặc là ngưng các chương trình phát thanh qua biên giới vào miền Bắc hoặc phải đối mặt với các cuộc tấn công quân sự.


x

Bình Nhưỡng yêu cầu Seoul hoặc là ngưng các chương trình phát thanh qua biên giới vào miền Bắc hoặc phải đối mặt với các cuộc tấn công quân sự.

Bình Nhưỡng yêu cầu Seoul hoặc là ngưng các chương trình phát thanh qua biên giới vào miền Bắc hoặc phải đối mặt với các cuộc tấn công quân sự.


Cuộc họp khẩn bắt đầu hôm thứ bảy là cuộc đối thoại liên Triều cấp cao lần đầu tiên kể từ tháng hai năm 2014.


Một cuộc họp khẩn ứng phó trước cuộc khủng hoảng vũ lực nêu bật kiểu hành vi ngoại giao mà hai nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên trước đây là ông Kim Il Sung và con trai là ông Kim Jong Il vẫn thường dùng để tìm kiếm những sự nhượng bộ và viện trợ.


Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, một số người lo ngại là ông Kim Jong Un, một nhân vật trẻ tuổi và thiếu kinh nghiệm, không có đủ những kỹ xảo ngoại giao để tham gia một cuộc chơi “ú tim” như vậy hoặc không nắm giữ quyền lực đủ chắc để có thể thoả hiệp khi cần thiết.


Seoul cũng ít sẵn sàng nhượng bộ hơn dưới thời của Tổng thống Park Guen Hye, và quân đội của họ đã được lệnh đáp trả bằng vũ lực kể từ một vụ pháo kích của Bắc Triều Tiên năm 2010 giết chết 4 người khiến miền Nam bất ngờ.


Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo chính sách của họ là đáp trả tương xứng đối với bất kỳ hành động gây hấn nào của Bắc Triều Tiên để chứng tỏ quyết tâm và để răn đe mà không làm leo thang xung đột.