Page 1 of 1

Ngoại trưởng Mỹ thảo luận về an ninh, chống khủng bố tại Ken

PostPosted: Tue May 05, 2015 8:53 am
by NewsReporter
VOA - Economy

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta tại Nairobi, ngày 4/5/2015.

Các giới chức Mỹ và Kenya đã thảo luận về những cách thức để nới rộng chiến lược chống khủng bố sau những vụ tấn công của quân hiếu chiến Hồi giáo tại Đông Phi. Thông tín viên đài VOA Pam Dockins tường thuật từ Nairobi.


Cách nay một tháng, một vụ tấn công của al-Shabab nhắm vào sinh viên và giáo sư tại Đại học Garissa ở Kenya đã giết chết gần 150 người.


Sau cuộc thảo luận tại Nairobi với Tổng thống Uhuru Kenyatta và các giới chức khác của Kenya, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã ngỏ lời chia buồn và nói rằng những hoạt động bảo vệ an ninh biên giới và chấp hành luật pháp chỉ là một phần của chiến lược chống khủng bố.


"Còn có những việc quan trọng và cấp bách hơn nữa là thuyết phục và ngăn ngừa dân chúng, đặc biệt là những người trẻ tuổi, để họ không gia nhập những nhóm hiếu chiến như al-Shabab, Boko Haram và Nhà nước Hồi giáo."


Ông Kerry nói rằng một chiến lược thành công để đánh bại những nhóm như al-Shabab lệ thuộc vào việc xây dựng sự tin tưởng giữa chính quyền với các cộng đồng địa phương.


"Khối người đó bao gồm những thành viên của cộng đồng Hồi giáo ở Kenya, là những người nằm trong số những người đầu tiên xuống đường biểu tình chống lại các phần tử khủng bố ở Garissa. Khối người đó còn bao gồm những người Somalia tị nạn ở Kenya. Đó là những người đang có mặt ở đây để lánh nạn al-Shabab và căm ghét nhóm khủng bố này."


Ông Johnnie Carson, cựu Đại sứ Mỹ tại Kenya, cho rằng chính phủ Kenya phải áp dụng những phương pháp để đối phó với nhóm al-Shabab nhưng không làm cho các cộng đồng Hồi giáo cảm thấy họ bị ruồng bỏ trên quê hương của mình.


"Phương pháp này phải có tính chất bén nhọn, giống như tia laser, chính xác như một cuộc phẩu thuật. Kenya phải cẩn thận để không gây ra mặc cảm bị ruồng bỏ trong khối người Hồi giáo của nước họ, những người đóng góp rất nhiều cho sự đa dạng, sức sống và sự lành mạnh của Kenya."


Hoa Kỳ đã huấn luyện và cung cấp trang thiết bị cho những sứ mạng chiến đấu chống lại nhóm al-Shabab và cũng thực hiện những vụ không kích bằng máy bay không người lái trong khu vực.


Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Phạm Hoàng An (Peter Pham), Giám đốc Trung tâm Phi châu của Hội đồng Đại tây dương, việc đánh bại al-Shabab về mặt quân sự sẽ không phải là một chiến thắng hoàn toàn.


"Phong trào này đã chuyển mình từ một thực thể có tính chất lãnh thổ, tìm cách kiểm soát những phần đất của Somalia, thành một thực thể khủng bố xuyên quốc gia. Đó là một thực thể mà chúng ta phải chiến đấu chống lại không phải chỉ với những phương tiện thuần tuý quân sự mà còn với những hoạt động cảnh sát, tình báo cộng với những hoạt động phát triển xã hội, kinh tế, và chính trị."


Trong khi đến thăm Kenya, Ngoại trưởng Kerry loan báo Washington sẽ đóng góp thêm 45 triệu đô la để hỗ trợ cho các hoạt động của Liên Hiệp Quốc để giúp đỡ người tị nạn ở Kenya.


Một số giới chức Kenya bày tỏ lo ngại về việc al-Shabab đã dùng trại tị nạn Dadaab ở nước này để phát động những cuộc tấn công ở Kenya.